Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Đắp lá cây chữa phỏng, bị nhiễm trùng


Đắp lá cây chữa phỏng, bị nhiễm trùng

13/12/2015 
 Bệnh viện Chợ Rẫy vừa điều trị cho nạn nhân C.T.N. (37 tuổi, ngụ huyện Định Quán, Đồng Nai) bị phỏng gas tứ chi và vùng mặt. 
Bà C.T.N. bị nhiễm trùng sau khi chữa phỏng bằng cách đắp lá cây - Ảnh: H.Nguyên
Bà C.T.N. bị nhiễm trùng sau khi chữa phỏng bằng cách đắp lá cây - Ảnh: H.Nguyên
Sau khi bị phỏng lửa gas, bà N. đến lang băm đắp lá cây chữa phỏng khiến vết phỏng bị nhiễm trùng cả tay và chân. Khi thấy bà N. đau đớn, rên la và không thể chịu đựng được thì gia đình mới gọi xe cấp cứu đưa bà đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Nằm trên giường bệnh, bà N. thều thào: “Sau 10 ngày được chuyển đến bệnh viện, tôi thấy đỡ đau hơn, bác sĩ điều trị đúng phương pháp và thường xuyên rửa vết thương, thoa thuốc lên vùng da nhiễm trùng. Biết vậy tôi không nghe lời xúi bậy để đến lang 
băm đắp lá cây”.
Một trường hợp khác là ông N.V.H. (45 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) bị phỏng pô xe, sau đó ông tự bôi kem đánh răng vào vết phỏng. Nhiều ngày sau đó vết phỏng có dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng nặng; lúc này ông H. mới đến bệnh viện.
Bệnh viện Chợ Rẫy thỉnh thoảng vẫn tiếp nhận những người dân bị phỏng xăng, phỏng dầu, phỏng nước sôi tự điều trị theo cách “ông bà truyền lại”. Nhiều người đã thoa lòng trắng trứng, kem đánh răng, nước mắm, mỡ trăn, lá cây...
Tuy nhiên BS Trần Đoàn Đạo, trưởng khoa bỏng - tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy, khuyên khi bị phỏng phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng có lửa, không cho nạn nhân chạy vì càng chạy tiến triển phỏng càng nhanh. Dập lửa trên người nạn nhân bằng cách phủ mền, vải, đồng thời cởi bỏ quần áo bị cháy, vật trang sức ra khỏi người họ. Sau đó, cần làm mát cơ thể người bị phỏng bằng nước sạch có nhiệt độ từ 15 -20C hoặc chườm khăn ướt lên vết phỏng và thường xuyên thay khăn.
BS Trần Đoàn Đạo khuyến cáo: chú ý không được làm trợt loét vết phỏng, bóc bỏ vòng nốt phồng. Không nên làm nạn nhân quá lạnh khi ngâm rửa vết thương vào nước sạch, đắp vết phỏng bằng nước đá, đá lạnh; không ngâm rửa vết phỏng bằng nước ấm; không đắp các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm, nước tương, lá cây... hoặc bất kỳ chất gì vào vùng phỏng khi chưa được làm sạch. Bởi vì làm như thế sẽ dễ làm nhiễm trùng vết phỏng và bỏ lỡ thời gian vàng đến bệnh viện để được điều trị sớm, đúng phương pháp.
HẠNH NGUYÊN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét