Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

CÁ LIA THIA _PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

CÁ LIA THIA

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.




V
iệc chuẩn bị cho đại biểu Cá Lia Thia lên thuyết trình rất tốn kém và mất nhiều thì giờ. Đội khuân vác Ngưu tộc phải khiêng lên bục thuyết trình đại diện Cá Lia Thia, một lão Cá Xiêm mặc quần áo xanh đỏ sặc sỡ, nằm trong một bồn nước. Đội âm thanh Hoàng Yến và Bạch Yến làm việc căng thẳng vì lão Cá Xiêm nói từ dưới nước vọng lên rất khó nghe. Chị Vẹt huy động một đoàn nữ thông dịch viên quốc tế thuộc gia đình Két, Nhồng, Cưỡng, Sáo để thông dịch nội dung bài thuyết trình của lão Cá Xiêm ra Thử ngữ, Trư ngữ, Hầu ngữ, Hổ ngữ, Báo ngữ, Sư Tử ngữ, Tê Giác ngữ, Hà Mã ngữ, Tượng ngữ, Mã ngữ, Ngạc ngữ, Xà ngữ v. v.
Dưới hội trường một đại diện Điểu tộc có vẻ bực dọc. Ông ta lầm bầm trong miệng: "Thằng này nhỏ mà lớn lối đáng ghét."
Đại biểu Cá Lia Thia yêu cầu giàn nhạc Ve và Dế tạm ngừng hoạt động để ban nhạc Betta hoà tấu bản Sông Nước Mekong và Dòng Menam Mến Yêu.
Giàn nhạc Betta vừa chấm dứt bản Dòng Menam Mến Yêu thì lão Cá Xiêm từ dưới đáy hồ cất tiếng đọc bài tham luận về tộc Betta của ông ta.
****
Người Việt Nam gọi chúng tôi là Cá Lia Thia. Cũng có người gọi là Cá Thia Thia. Chúng tôi là Ngư Võ Sĩ mặc võ y xanh, đỏ, vàng sặc sỡ. Chúng tôi sống khắp các vùng sông nước có khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới hay khí hậu đại dương. Chúng tôi sống dưới các ruộng lúa, ở những vùng nước chảy chậm hay những ao hồ không thông thương với sông hay suối. Cá Lia Thia được xem là Cá hiếu chiến được nuôi dưỡng để đá độ. Theo cách gọi tên của Việt Nam ta có ba loại Cá mang tên Cá Lia Thia:
1. Cá Lia Thia Ta tức Cá Lia Thia bắt trong nước. " Ta" ở đây là " nước ta" tức nước Việt Nam. Thường thường Cá sống dưới ruộng hay ở những vùng nước phèn. Cá Lia Thia ta nhỏ con; mặc áo quần màu vàng; hai vi màu đỏ thắm; kỳ và đuôi màu xanh và đỏ. Vì Cá màu vàng nên người ta còn gọi là Cá da Bò. Kinh nghiệm của người đá Cá cho thấy Cá da Bò không phải là những Ngư Võ Sĩ danh tiếng. Điều kiện sống của các anh ấy nghèo nàn. Môi trường sống không đòi hỏi sự phấn đấu tích cực.
 
2. Cá Lia Thia Tàu thực tế không đúng nghĩa là Cá Lia Thia. Đó là các anh chị Cá mặt to, bụng bự, đuôi dài và rộng. Các anh chị này chậm chạp và hiền hoà không thích gây sự với ai cả. Các anh chị Lia Thia Tàu này được xem như gốc ở bên Tàu. Anh chị ăn mạnh lắm. Thân hình nặng nề và di chuyển chậm chạp. Quần áo của anh chị mặc rất đẹp. Khi thì quần áo vàng. Khi thi đỏ- trắng. Lúc thì đen- trắng. Quần áo màu nào trông cũng đẹp mắt. Nhiều người không chịu gọi các anh chị ấy là Cá Lia Thia Tàu vì họ không thuộc giai cấp Ngư Võ Sĩ. Có người chỉ gọi các anh chị ấy là Cá Tàu không biết có phải quê quán bên Tàu hay không, chỉ biết rằng các anh chị ấy nằm trong chai lọ trong các tiệm bán hồ cá, rong biển và Cá cảnh của người Tàu. Các anh chị ấy thường sống chung hồ với các anh chị Cá màu khác như thường thấy trong các hồ Cá cảnh ở Hong Kong. Người Anh gọi các anh chị mắt lồi, bụng bự và áo quần luộm thuộm này là Goldfish (Carassius auratus; g. d: Cyprinidae). Người Việt Nam thường chế nhạo những người lười không ra lười, hăng say không ra hăng say; nhút nhát không ra nhút nhát; can đảm không ra can đảm; dấn thân không ra dấn thân mà tháo chạy không ra tháo chạy là những người lơ lửng con Cá vàng.
3. Cá Phượng là Cá Lia Thia ăn mặc rất đẹp. Áo quần sặc sỡ và rộng thùng thình. Kỳ, vi, đuôi dài màu đỏ rực. Cá Phượng thuộc giai cấp Ngư Võ Sĩ nhưng không được loài người dùng trong các cuộc đấu vì cách ăn mặc rườm rà và luộm thuộm của các anh ấy.
 
4. Cá Xiêm là loài Cá đá to lớn gốc ở Xiêm. Người Việt Nam gọi là Cá Xiêm vì nguồn gốc Xiêm La của nó. Người Anh cũng gọi tương tự Siamese fighting fish ( Cá đá Xiêm La hay Cá Lia Thia Xiêm). Cá Xiêm được tìm thấy nhiều từ tỉnh cực bắc Thái Lan như Chiang Rai xuống tỉnh Phang Nga ở phía Tây Nam hướng về Mã Lai. Các nhà động vật học Tây Phương ban cho dòng họ Cá Xiêm tên khoa học Betta splendens (tên cũ Micracanthus marchei) thuộc gia đình Osphronemidae.
Tên gọi thông thường là:
AnhThái LanViệt Nam
Siamese fighting fishIkan betaCá Xiêm
Betta fishPla-kad 

Loài người cho rằng dòng Betta chúng tôi rất hung dữ. Họ liệt chúng tôi vào động vật ăn thịt sống và đẻ trứng. Thức ăn được ưa thích của chúng tôi phải có chất thịt và tròng đỏ hột gà. Chúng tôi ăn trùn huyết, lăn quăn, rong, rễ lục bình, rễ bèo. Loài người chê chúng tôi vì ăn thịt cả con cái mình! Họ cũng chê chúng tôi vì cảnh:
Cá lớn nuốt cá bé.
Trong trạng thái hoang dã chúng tôi bị các Cá lớn khủng bố. Chim muông, Chồn Cáo, Mèo không ngừng đe doạ. Khi bị loài người bắt đem về nhà họ nhốt chúng tôi trong một cái chai cắt ở cổ chai hay trong một cái khạp, cái lu nhỏ đầy thức ăn như rong, bèo và lục bình. Mỗi khi thay nước người ta dùng một cây vợt làm bằng vải hay vải mùng vớt chúng tôi ra một cái chậu đầy nước nơi chúng tôi tạm nghỉ vài tiếng đồng hồ trước khi trở về nơi cư trú cũ.
Tuổi thọ trung bình của Cá Lia Thia chúng tôi xê dịch từ 02 đến 03 tuổi. Tuổi thọ tối đa là 05 tuổi. Trong trường hợp phải ra đấu trường tuổi thọ không thể đoán trước được. Cá Lia Thia chúng tôi là động vật đẻ trứng. Cá được 03, 04 tháng tuổi thì bắt đầu có người yêu. Người ta lựa một Cá Lia Thia nam khoẻ mạnh để giao tình với một Cá Lia Thia nữ cũng được tuyển giống kỹ lưỡng. Cá Lia Thia nam và nữ phân biệt qua:
- chiều dài: nam thường dài từ 05 - 07 cm (tuỳ theo giống Cá) và nữ dài lối 04 - 05 cm
- màu quần áo Cá Lia Thia nam sặc sỡ và đậm hơn quần áo của các chị. Quần áo Cá ta màu vàng da Bò. Quần áo Cá Phượng rộng và dài, màu đỏ- tím. Quần áo Cá Xiêm màu xanh lá cây hay xanh dương sẫm. Vi màu đỏ; kỳ màu xanh- đỏ.
- kỳ, vi và đuôi của Cá Lia Thia nam dài và màu sắc đậm hơn kỳ, vi và đuôi của Cá Lia Thia nữ.
- Cá Lia Thia nữ không đấu đá. Nhận xét này có thể sai đối với Cá Xiêm nữ.
 
 
Cá Xiêm nam vừa hiếu chiến vừa hung bạo trong ngày hợp hôn. Chính các anh phải làm ổ trên mặt nước bằng bọt nước nhỏ trắng tinh (bubble nest). Các chị Cá có vẻ thẹn thùng và lo sợ trong cuộc gặp gỡ với kẻ khác phái xa lạ này. Các chị bỏ chạy quanh ổ. Các anh Cá Xiêm đuổi theo và có khi hành hung các chị đến nỗi sau cuộc ái ân vi, vảy của các chị bị trầy trụa. Khi các chị ngừng chạy và đầu chúc xuống đáy hồ, một dấu hiệu chấp nhận tình yêu, cuộc ái ân bắt đầu. Trong lúc giao tình trứng rụng. Các anh phải dùng miệng đớp trứng không cho trứng chìm xuống đáy lu hay hũ. Xong trứng được lên ổ. Cuộc ái ân có thể kéo dài hàng giờ. Sau đó các anh Cá Lia Thia cha đuổi các Cá mẹ tránh xa ổ. Nếu không Cá mẹ sẽ ăn hết trứng! Tình mẫu tử của Ngư tộc kém lắm thưa quí vị. Từ giờ phút này Cá cha săn sóc trứng trong ổ. Khoảng 36 - 48 tiếng đồng hồ sau trứng nở ra những ấu nhi nhỏ như cọng chân nhang và không có màu sắc rõ rệt. Suốt thời gian chăm sóc trứng, Cá cha nhịn đói. Sau khi trứng nở người ta vớt Cá cha ra. Nếu không lại xảy ra tình trạng Cá cha ăn Cá con. Mỗi chị Cá Lia Thia sinh lối 100 - 150 trứng. Khoảng 100 ngày sau khi nở, Cá con trưởng thành và có hình hài và màu sắc như cha mẹ của họ. Cá Lia Thia nam bắt đầu đấu đá nhau trong lu.
Cá đá được chăm sóc sức khoẻ và được bảo vệ an ninh chặt chẽ vì bọn Bích Hổ hay dùng đuôi để câu Cá để ăn. Cá đá hiếu chiến cắn đuôi và bị giựt lên khỏi mặt nước trong chai để làm mồi cho Bích Hổ tức bọn Thằn Lằn trong nhà của loài người. Loài người nuôi Cá đá trong một cái chai rộng rãi đặt ở nơi không chói ánh sáng mặt trời. Họ dùng một tấm giấy cứng không cho các Cá đá gặp mặt nhau để đá bóng vào chai làm tà mỏ. Họ cho Cá đá ăn thức ăn bổ dưỡng để Cá khoẻ mạnh nhưng không cho béo phì để trở nên chậm chạp khi đấu đá. Thức ăn bổ dưỡng gồm tròng đỏ hột Gà, trùn huyết, lăn quăn, ấu trùng của gia đình nhà Muỗi. Trong nước mưa có trứng Muỗi nở ra lăn quăn làm thức ăn cho Cá Lia Thia. Người ta cũng dùng xác mía cho vào lu nước để Muỗi sinh trứng hầu có lăn quăn. Cá Xiêm là võ sĩ nhà nghề nặng cân. Để bảo tồn sức khoẻ, loài người cô lập các anh Cá Xiêm không cho thấy mặt người đẹp Betta.
Đá cá là một thú giải trí và cờ bạc được tìm thấy ở các quốc gia Á-Phi và Châu Mỹ La Tinh. Nó cũng được tìm thấy ở các thành phố lớn ở Hoa Kỳ như Atlanta, Los Angeles, New York nơi có cộng đồng người Á Châu hay Hispanic. Ở Hoa Kỳ, Chile, đá Cá được xem là bất hợp pháp. Nơi đá Cá rất ồn ào. Đá Cá trở thành môn cờ bạc vì người ta cá độ Cá thắng và Cá bại. Dù luật pháp ngăn cấm, trên thực tế đá Cá vẫn thịnh hành ở vài quốc gia Á Châu và Châu Mỹ La Tình.
Cá Xiêm rất gan dạ. Một trận đá Cá Xiêm có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ. Cá ăn vi, vảy của nhau trong lúc đấu đá. Có khi cả hai đối thủ đều mù loà, tà mỏ nhưng hai đối thủ vẫn đâu mỏ vào nhau cố buộc đối phương phải đầu hàng bằng cách bỏ chạy.
 
Đá Cá Xiêm có vài bất tiện đối với người nuôi và đá cá. Vì:
a. mất nhiều thì giờ
b. sau trận đấu Cá thắng và Cá bại đều tàn tật
Vì những bất tiện này người ta thích đá Cá ta hơn là đá Cá Xiêm. Để có Cá ta mạnh khoẻ và to lớn người ta tìm cách lai giống Cá ta với Cá Xiêm.
Đá Cá, đá Gà, đá Dế là thú vui của các dân tộc Á Châu và Châu Mỹ La Tinh. Cá Xiêm, Gà Nòi, Gà Tre, Gà Cồ, Dế Than, Dế Lửa, Dế Út Tiêu đều là những động vật bé nhỏ nhưng hiếu chiến và hiếu thắng. Cá, Gà, Dế thắng trận nào cũng ăn thịt hay uống máu đồng loại của mình. Đôi khi đồng loại ấy cùng chung huyết thống với họ nghĩa là cùng cha, cùng mẹ và cùng ổ, cùng bầy, cùng đàn.
Thưa quí vị, loài người thâm hiểm lắm. Họ cho Cá Xiêm vài con lăn quăn hay trùn huyết để bắt các anh ấy đấm đá đến trầy vi, tróc vảy, mù mắt, tà mỏ. Kẻ thắng, kẻ thua đều không còn giá trị lợi dụng. Thế là họ liệng dòng họ Betta ra ngoài để nuôi gà. Cho Gà ăn xong họ gây ra cảnh:
Gà nhà bôi mặt đá nhau
trong cộng đồng Kê tộc.
Loài người bắt Điểu tộc nhốt trong lồng, bỏ Ngư tộc trong chậu. Cái lồng là ngục thất của Chim và cái chậu là khám đường của Cá. Họ thừa biết như vậy. Họ vẫn hô hào Tự Do khi nói:
Cá chậu, chim lồng.
Nhưng họ vẫn muốn có nhiều ngục thất để giam cầm muôn loài động vật chúng ta. Đó là sự ích kỷ và mâu thuẫn của loài người. Họ muốn được TỰ DO nhưng họ lại thích giam cầm người khác.
(Dưới hội trường có tiếng vỗ tay vang dội. Sư Tử, Cọp Rằn, Beo, Gấu và Mãng Xà lạnh lùng nhìn lão Cá Xiêm. Lão Cá Xiêm sửa lại cặp cà vạt đỏ và cặp kiếng đặc biệt dành cho Ngư tộc rồi tiếp tục đọc tham luận).
Thưa quí vị, chúng tôi quá nhỏ bé để đại diện cho Ngư tộc trên diễn đàn này. Chúng tôi xin mạn phép nói sơ qua tội ác và sự kiêu ngạo của loài người trong việc tàn sát Ngư tộc. Các anh Cá lớn ngoài biển khơi bị loài người bắn giết máu nhuộm đỏ cả đại dương. Thịt các anh ấy được bán để nhà hàng làm món steak. Các loại Cá nhỏ thì làm mắm nêm, mắm bù- hóc hay làm nước mắm. Họ dãy dụa và chết rã rục dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời miền nhiệt đới và dưới độ mặn kinh hoàng của những lớp muối dày đặc. Ngư tộc nuôi loài người nhưng loài người không ngừng chê bai, khinh miệt đại gia đình Ngư tộc với những câu chua chát như:
Cá lớn nuốt cá bé
Cá không ăn muối cá ươn.
Cá luỵ vì mồi.
Cá mè một lứa
Cá nằm trên thớt
Cả sảy là cá lớn
Cá mè đè cá chép.
Cá đối bằng đầu.
Cá thối rắn xương.
Quí vị đừng vội phản ứng trước những lời lẽ khinh miệt của loài người đối với cộng đồng động vật chúng ta. Thực sự những lời nói ấy phản ánh trọn vẹn những gì mà loài người đã làm trong cộng đồng của họ. Họ há không gọi những người đại tham nhũng của họ là Cá Mập? Xã hội loài người là xã hội có tổ chức nhưng có phải đó là xã hội hoàn bích không? Chuyện ấy họ rõ hơn chúng ta.
Dù sao loài người cũng có trí khôn khi họ dùng hình ảnh của Ngư tộc để tạo sức mạnh, sự khôn ngoan và hạnh phúc cho mình với những câu:
Cá mạnh vì nước.
Cá cả ở vực sâu.
Cá nước sum vầy.
Cá nước duyên ưa.
Riêng về tộc Betta chúng tôi ca dao Việt Nam có câu:
Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
 
 
Tuổi thọ trung bình của Cá Lia Thia chúng tôi xê dịch từ 02 đến 03 tuổi. Ngay khi được 04 tháng tuổi chúng tôi đã được huấn luyện Ngư võ thuật. Không biết tiền căn nghiệp chướng của dòng tộc Betta như thế nào mà phải đấm đá nhau vô tận. Tuổi già không yên thân. Áo quần rách nát, mình đầy vết thẹo, vi vảy trầy trụa, thân hình đầy ghẻ lở. Mỏ bị tà đau nhức đến nỗi gặp lăn quăn cũng không còn muốn ăn. Ở tuổi yêu nữ phái Betta thì bị cô lập để lo luyện tập cách cắn xé độc hiểm. Miệng không phải để ăn mà để cắn xé những võ sĩ dòng Betta. Bây giờ miệng dùng để ăn thì lại ăn không được. Lửa tình nguội lạnh thì bị loài người cưỡng bách chung sống với nhiều goá phụ dòng Betta để truyền tử lưu tôn tông tộc Betta. Đời là thế! thưa quí vị.

Trưởng lão Cá Xiêm Chiang Rai, Tiêm La Hộc.
 
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Bớt Rác tại Little SàiGòn….....và RÁC TẠI VN - VOA

 
Nguyễn Thị Thanh Dương
Posted on March 20, 2016
http://thoibao.com/wp-content/uploads/2016/03/LittleSaigonGate.jpg
 
 
Phòng locker của hãng cũng là phòng break, phòng này rộng, những chiếc ghế dài kê giữa hai dãy locker toàn là người Việt Nam. Chỉ nghỉ có 15 phút mà sôi động đủ thứ chuyện vặt, về chồng con, hàng xóm và nói xấu lẫn nhau.
Tôi đang ngồi say sưa hóng hớt chuyện nói xấu kẻ khác, thỉnh thoảng không quên đóng góp thêm mắm thêm muối vào vài câu cho thêm phần hấp dẫn thì có người khều vai:
– Ê, nhờ chút coi!
Chị Lộc xà đến, mặt nhăn nhó:
– Ðau mình đau mẩy quá, cạo gió giùm tao để còn lấy sức vô làm tiếp.
Dù đang bận tham gia vào câu chuyện đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng, tôi vẫn xăng xái:
– Có ngay, để em lấy đồ nghề.
Locker của tôi ngay cạnh đó, bên trong luôn có sẵn một giỏ đựng đủ thứ đồ nghề cấp cứu: mấy viên thuốc nhức đầu, thuốc giảm đau, và chai dầu gió. Dần dần bà con coi tôi như bác sĩ gia đình hồi nào không hay. Ai có đau nhức gì đều hỏi xin thuốc hay nhờ cạo gió.
Công việc trong hãng khá vất vả nên đau tay, mỏi vai là chuyện mỗi ngày, tụi Mỹ đen, Mỹ trắng vào làm và nghỉ làm thường xuyên như đi chợ, vì chán, không chịu nổi, nhưng hầu như chẳng người Việt Nam nào có ý định bỏ việc cả, mà ngược lại, càng ngày càng đông, họ cần cù, chịu khó, biết người biết ta, để kiếm tiền, để cuộc sống ổn định. Cho nên cứ thấy hãng xưởng nào đông người Việt Nam thì biết ngay công việc nơi đó hoặc vất vả hoặc đồng lương rẻ mạt, họ đỡ phải cạnh tranh với dân bản xứ. Ai chán thì cứ đi, Việt Nam ta vẫn ở lại, với những người tiếng Anh tiếng u nửa vời cỡ như tôi, tài cán gì mà bon chen cho mệt.
 
Chị Lộc đã tốc áo lên, phơi cả tấm lưng ra, sẵn sàng cho tôi cạo gió.
Tôi bôi dầu một cách điệu nghệ và cạo tới đâu “gió” nổi lên tới đó, mấy bà ngồi bên xuýt xoa:
– Bà Lộc trúng gió rồi!
– Ráng chịu đau một chút là khỏe liền.
Tôi đang “hành nghề” thì một cô Mỹ đi tới, nó ngồi tuốt đằng xa, chắc thấy bọn tôi chụm lại ồn ào nên tò mò đến xem và ngạc nhiên hỏi một tràng.Tôi đoán chừng và trả lời ngay bằng tiếng Anh ESL ba chớp ba nháng của mình:
– She is sick, me “cạo gió”, she no more sick.
Và tôi chỉ vào tấm lưng đỏ ửng của Lộc diễn giải thêm:
– This is “cạo gió”.
Thấy vẻ mặt cô Mỹ vẫn còn ngơ ngác, một chị tên Linh nói khá tiếng Anh bèn trình bày là Lộc bị cảm và tôi đang làm công việc gọi là cạo gió, sẽ làm cho Lộc thấy tốt hơn, thì cô Mỹ mới bỏ đi. Thì ra cô Mỹ tưởng tôi đang làm đau Lộc. Chắc cô Mỹ này mới vô làm, chứ những người Mỹ làm ở đây lâu, họ cũng rành chuyện người Việt Nam cạo gió cho nhau rồi.
 
Chị Linh quay ra nói với tôi:
– Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cạo gió trong hãng kín đáo hơn một chút, tuy là thói quen của người Việt Nam, nhưng người Mỹ nhìn vào bằng cách khác, có vẻ như không tốt cho chúng ta, khi mà ở ngay nơi chốn công cộng đông người lại tốc áo hở lưng thế kia.
Tôi lẩm bẩm với vẻ bực mình:
– Quyền tự do dân chủ của mỗi người, tôi chỉ giúp đỡ người khác chứ có hại ai đâu.
Chị Linh bỏ đi, tôi tức điên cả ruột mà không làm gì được. Hôm nay là ngày gì mà xui thế? Lúc nãy ăn lunch xong, tôi đang rửa bát trong bồn rửa tay, đã bị một bà Việt Nam phê bình rồi, bà ta bảo:
– Ðây đâu phải chỗ nhà bếp của chị mà rửa bát với đũa?
Nói xong bà ta ngoe nguẩy bỏ đi, không thèm đứng lại cho tôi cãi cố lấy một câu.
Sao lại có người lắm chuyện đến thế? Tôi rửa bát trong hãng là để tiết kiệm thời gian, lát về nhà khỏi phải rửa, và nhân thể tiết kiệm nước. Thật sung sướng khi nước nóng, nước lạnh mở thoải mái để rửa bát, tráng bát năm lần bảy lượt mà không lo đến cái bill nước như ở nhà mình, nhưng tôi xài nước trong hãng, hao tốn nước trong hãng chứ có hao tốn nước của nhà bà ấy đâu mà bà xót ruột, xía vào? Ai bảo “sĩ diện” không chịu bắt chước bọn tôi, rồi ghen tức lên? Mà nhiều người Việt Nam khác cũng làm thế, chứ có một mình tôi đâu? Các bà rửa bát, đũa, thìa, xong còn lấy một đống giấy napkin của hãng, lau khô từng món một trước khi cất vào giỏ.
Thỉnh thoảng có bà sơ xuất để sót lại vài hột cơm trong sink, là đám rửa bát chúng tôi lại bị những người Việt Nam khác nhìn bằng ánh mắt nửa lên án, nửa trách móc, có người còn nói xa nói gần là làm mất thẩm mỹ nơi công cộng, làm họ xấu hổ lây vì cùng là người Việt Nam. Tôi không thèm chấp với những người nhỏ nhặt, ích kỷ đó, cứ để ý từng cử chỉ, hành động của đồng hương mà phê bình, lên mặt dạy đời.
Sang Mỹ được 3 năm, nơi nào có người Việt Nam đông là nơi ấy tôi thấy thoải mái quá chừng, thí dụ như đi chợ Việt Nam, bãi đậu xe hay trước cửa chợ lúc nào chả có rác và những mảnh báo cũ bay phất phơ trong gió đến là vui mắt, nên tôi cũng cho quyền mình được thoải mái xả rác theo, chứ không như những nơi công cộng của Mỹ, cái miếng giấy nhỏ xíu bọc miếng gum, tôi cũng phải ráng giữ trong tay cho đến khi tìm được thùng rác.
Ði bác sĩ Mỹ cũng vậy, phải đúng hẹn, bác sĩ Việt Nam thì có hẹn cũng như không, ai đến ghi tên trước thì được gọi vào trước, vậy mà cũng bày đặt bắt người ta phải lấy hẹn. Hẹn một đằng làm một nẻo, hình như người Việt Nam mình quen với những chuyện bất bình thường từ đời kiếp nào rồi, nên chẳng ai buồn thắc mắc.
Rút kinh nghiệm, tôi luôn đi sớm hơn giờ đã hẹn và qua mặt luôn mấy ông già bà cả đến đúng hẹn đang lù khù ngồi chờ đợi dài cả cổ. Mấy ông bà gìa đó có thẻ bảo hiểm miễn phí, nên chỉ hơi thấy mình mẩy đau nhức, hay sổ mũi nhức đầu là thoải mái lấy hẹn đi bác sĩ cho khỏi uổng phí cái thẻ mà xã hội ban cho, thuốc uống không hết thì để dành cho con cháu dùng ké hay gom lại gởi về Việt Nam làm quà vô cùng quý hóa. Tuy đợi, nhưng họ không để hoang phí thì giờ, họ bắt chuyện để nói với nhau rổn rảng trong phòng đợi, ông ngồi ở một góc đầu phòng nói vọng tới bà đang ngồi tận cuối phòng, nên cả phòng đợi coi như đang hội họp, đề tài thường là than thở ốm đau, bệnh tật, về con cháu, về những kỷ niệm quê nhà ngày xưa.
Dù bất cứ đề tài nào, bất kể tuổi tác, bất kể trình độ, tôi cũng hăng hái xía vào câu chuyện cho đến khi được gọi vào khám bệnh trước họ.
 
***
 
BauCu-1-622
 
Tôi lấy vacation đi California chơi một tuần theo lời mời của người chị họ. Vừa bước xuống phi trường John Wayne, tôi đã cảm nhận ngay bầu không khí trong lành, mát mẻ, những cây cọ, cây dừa dọc theo đường phố đã tạo nên một vẻ đẹp riêng của thành phố có biển.
 
Cuối tháng Mười, chanh, cam chín đầy cành, lấp ló sau những bức tường thấp hay qua hàng rào thưa làm cho tôi thích thú, và càng thích thú hơn khi được chị tôi dẫn đến khu Little Sài Gòn vào buổi sáng thứ Bảy.
Chúng tôi vào một cửa hàng food to go để mua chè và bánh trái, để tôi biết mùi quà Calif. như những tin đồn. Hàng chè đông nghẹt người, đang bu quanh quầy chè và chỉ trỏ những món cần mua, ai cũng muốn mua trước, ai cũng muốn mua nhanh, chẳng xếp hàng thứ tự gì cả, cứ chen lấn mạnh được yếu thua, kẻ bán, người mua ồn ào như ong vỡ tổ, làm như sau một đêm ngủ dậy điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là ra chợ mua chè, hay như họ phải ăn vì chiều nay tận thế.
Chị tôi ngao ngán lắc đầu định đi ra, nhưng tôi hăng hái giữ chị lại:
– Ðể em. Hồi ở Việt Nam, em từng chen lấn, giành giựt mua vé xe đò, xe lửa nên quen cảnh này rồi.
Nói là làm ngay, tôi xông vào đám đông, cũng xô, cũng đẩy, cũng hò hét và chẳng mấy chốc đã xách ra được một túi những hộp chè và bánh, làm chị tôi, dân Calif. chánh gốc bấy lâu cũng phải ngẩn ngơ:
– Ði ăn mấy nhà hàng nổi tiếng vào ngày cuối tuần cũng đông như thế, nhưng còn xếp hàng thứ tự, còn cửa hàng này họ chen lấn ghê quá, thường thì chị đợi thưa người mới vào mua. Chẳng hiểu sao đi mua chè mua bánh mà họ cũng tranh giành, chẳng biết văn minh, lịch sự là gì cả. Nếu em để ý sẽ thấy mấy nhân viên của tiệm phải đứng cả vòng ngoài để canh chừng kẻ xấu thừa lúc đám đông ra tay ăn cắp vặt những món bánh trái bày la liệt trên quầy đấy. Những người này, có thể họ cũng biết xếp hàng chờ đợi ở chợ Mỹ, lịch sự lắm, nhưng đến chợ Việt Nam, lại hiện nguyên hình người Việt Nam khi xưa còn ở quê nhà.
– Gặp đồng hương với nhau nên tha hồ thoải mái mà chị. Em cũng thế.
Buổi chiều hai chị em vào một chợ Việt Nam to lớn khang trang, mua đầy một xe chợ, nhãn tươi ở đây rẻ quá, chỉ có $1.99 một pound, vừa đẩy xe ra bãi đậu, tôi vừa ăn nhãn và thoải mái vứt vỏ và hột xuống đất, làm chị tôi giẫy nẩy lên:
– Kìa em, sao em lại xả rác ra đường thế?
Tôi ngạc nhiên:
– Chị xem, trước cửa chợ và bãi đậu xe của họ cũng toàn là rác, thì cần gì phải giữ gìn? Ðã thế rác ở đây còn nhiều hơn chợ Việt Nam chỗ em, chắc tại càng đông người thì càng lắm rác, hay Việt Nam mình có truyền thống ở dơ hả chị?
Chị tôi có vẻ không hài lòng:
– Ai bảo em là người Việt Nam mình ở dơ? Vô trách nhiệm thì có. Của mình thì giữ gìn, của công thì mặc xác. Em thử để ý đến những ngôi nhà của người Việt Nam xem, họ chăm sóc sân vườn trước sau, sạch sẽ, đẹp đẽ, lịch sự biết bao, họ khoe đẹp, khoe sang của chính họ, vậy mà đến nơi công cộng thì chẳng thèm ý tứ gì cả.
– Nhưng mà thêm một tí rác của em vừa xả ra cũng chẳng làm trầm trọng thêm, đằng nào cũng dơ sẵn rồi. Tôi cố bào chữa cho mình nhẹ tội.
– Ai cũng nghĩ như em thì đường phố sẽ biến thành núi rác mất.
Chị tôi qua Mỹ đã lâu, chắc sống theo kiểu Mỹ quen rồi. Khi vừa lái xe tới một ngã tư, trong lúc đợi đèn xanh, tôi ngó quanh bốn phía chỉ toàn thấy “đầu đen” Việt Nam ta, hiếm khi thấy người Mỹ trắng .Quả đúng như lời đồn, từ ngày người Việt Nam về đây mua nhà, mua đất, lập ra khu Little Sài Gòn, dần dần Mỹ trắng thấy bơ vơ, lạc lõng, nên bán xới nhà cửa đi nơi khác hết.
Vào khu Little Sài Gòn, đúng như tên gọi của nó là một Sài Gòn thu nhỏ lại, sự sinh hoạt, mua bán, ăn chơi cứ như bên quê nhà thuở nào, khối bà, khối cô còn mặc đồ bộ đi chợ hay ra quán trong khu Phước Lộc Thọ ngồi vắt vẻo ăn tô mì, tô phở, vừa ăn vừa sụt sùi vì nước lèo nóng và ớt cay.
Chị tôi chỉ một bà đội nón lá đang đứng chờ xe bus ở phía xa:
– Khỏi cần đến gần chị cũng biết đó là một bà Việt Nam chính gốc, chắc bà mới đi Việt Nam chơi, mang về Mỹ cái nón lá. Cũng may là bây giờ không còn mấy bà già nhai trầu bỏm bẻm, thỉnh thoảng lại nhổ toẹt một bãi đỏ lòm xuống đất làm tụi Mỹ hết hồn.
 
Ðược dịp gặp cô em mới qua Mỹ chưa bao lâu, nên chị tôi kể thêm vài kinh nghiệm sống trên xứ Mỹ cho tôi học hỏi:
– Nhiều người Việt Nam vô trách nhiệm từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, chị có một bà bạn cũng sống ở Cali gia đình khá giả, nhưng lòng tham con người vẫn vô đáy, bà ấy chẳng bệnh tật gì cả, nhưng “hợp tác” với một bác sĩ vô lương tâm, giải phẫu nhỏ ở nách, để được chia 5,000 đồng, bác sĩ ăn bao nhiêu của hãng bảo hiểm không biết, nhưng chắc chắn không phải là ít. Sau đó hãng bảo hiểm sức khỏe tại hãng của bà ta phải tăng giá đồng loạt mọi công nhân, chỉ vì bà đã làm tổn thất cho họ. Bà bạn chị đã ân hận, kể cho chị nghe như một lời thú tội cho nhẹ lòng. Dĩ nhiên dân tộc nào cũng có kẻ tốt người xấu, nhưng người Mỹ thường thì vẫn thẳng thắn và trung thực, không biết những mánh lới, láu cá vặt như một số nhỏ người mình.
 
Tôi nhớ đến chuyện thằng con trai 8 tuổi của mình, một hôm nó mang về nhà tờ giấy của trường gởi cho cha mẹ học sinh, đọc xong và ký vào. Nhìn lá thư tiếng Anh tôi hoa cả mắt, chẳng hiểu gì, bèn làm bộ quát con:
– Mẹ bận lắm, con đọc rồi ký giùm mẹ luôn đi.
Cu Tí từ chối:
– Cô giáo nói cha mẹ đọc thư và ký vào, chứ không phải con.
– Mẹ đâu có thì giờ mà đọc cái lá thư tiếng Anh đấy. Con cứ ký vào, có gì mẹ chịu trách nhiệm.
Cu Tí vẫn cương quyết:
– Nếu bây giờ mẹ bận thì lát nữa mẹ đọc và ký vào. Mà nếu mẹ không hiểu được tiếng Anh thì con sẽ nói cho mẹ hiểu.
 
Thằng con sao mà đoán đúng tim đen của mẹ nó đến thế. Tôi đành chịu thua con mình, nó được giáo dục sự trung thực, không biết nói dối, dù sự nói dối vô hại.Và có lần vợ chồng tôi và Cu Tí đi chợ, lúc về qua một bệnh viện, chồng tôi tiện thể ghé vào thăm một người bạn cùng hãng đang nằm trong đó. Mẹ con tôi ngồi ngoài xe đợi thì Cu Tí buồn đi tiểu, nằng nặc đòi về nhà. Tôi có thể dẫn con vào bệnh viện tìm một cái restroom không khó khăn gì, nhưng lười biếng ra lệnh cho nó:
– Chỗ này vắng, con ra gốc cây kia tiểu đi. Mẹ canh chừng cho.
Sợ thằng con chưa hiểu hết ý tiếng Việt Nam của mình, tôi lặp lại lần nữa:
– Con cứ ra chỗ gốc cây đi tiểu, có gì mẹ chịu trách nhiệm.
Cu Tí kinh hãi nhìn tôi:
– Không, Con không thể làm điều đó.

124
 
Con tôi đâu hiểu rằng chuyện này thường tình ở Việt Nam. Nếu một ngày nào đó tôi dẫn Cu Tí về Việt Nam chơi, đi trên những đường phố Sài Gòn, giữa ban ngày ban mặt, người ta đi tiểu vào bờ tường, vào gốc cây. Không biết nó sẽ kinh hãi đến cỡ nào?
Cũng may, chồng tôi ra tới và thằng Cu Tí được về nhà đi tiểu cho đúng nơi, đúng chốn..
 
Chị tôi lại kể tiếp:
– Hôm nọ chợ Wal-mart on sale giấy vệ sinh, mỗi người được mua 2 bịch, chị thấy nhiều người Việt Nam hớn hở cả nhà cùng đi chợ để thay phiên nhau vào mua giấy, thậm chí họ còn quay vào đợt hai nữa chứ. Trong khi người Mỹ, họ chỉ thản nhiên lấy đúng 2 bịch, và nếu không có nhu cầu người ta cũng chẳng cần mua dù đang giá rẻ.
Câu chuyện này làm tôi nhột thật sự. Không lẽ người Việt Nam có nhiều điểm giống nhau đến thế? Tôi đã từng mua đồ on sale kiểu đó, mỗi lần chợ Mỹ bán hạ giá đường 99 cents một bịch 4 pounds là tôi có mặt ngay, đường để lâu chẳng hư, chẳng cũ, giá rẻ tội gì không mua để dành? Họ hạn chế mặc kệ họ, chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, vì tôi đã có cách, đi ra đi vào chợ mấy lượt để mua đường, dĩ nhiên mỗi lần ra tính tiền ở một quầy khác nhau.  Vậy mà hấp ta hấp tấp, tôi đã vô lộn quầy lúc nãy, thằng tính tiền nhận ra tôi và không chịu bán, thế là tôi đành ấm ức bỏ lại bịch đường và lườm nguýt nó mấy cái trước khi rời khỏi chợ với lời thề không bao giờ thèm đến chỗ nó tính tiền cho bõ ghét.
 
Một tuần lễ sống ở Calif. với gia đình người chị, tôi đã thấy nhiều cảnh đẹp, cảnh xấu, nhiều món ngon và không ngon. Người Việt Nam ở Calif và đất Calif. không phải là thần thánh, là thiên đường mà đôi khi ở những tiểu bang khác người ta bắt gặp trong những lời quảng cáo đầy tự hào và khoe khoang như… Tại đây có bán chè Cali, giò lụa Cali, và đầu bếp từ Cali mới về v.v…?
Ở bất cứ nơi đâu, tiểu bang nào, thành phố nào cũng có người những Việt Nam tài giỏi, món ăn Việt Nam ngon, cứ gì phải ở Calif.?
Và tôi đã học được ở chị tôi một điều quan trọng hơn, đó là cách sống và xử thế, dù với người bản xứ hay với chính đồng hương của mình.
Cũng giống như bà bạn thân của chị tôi đã hối hận kể cho chị nghe vụ gian lận tiền bảo hiểm sức khoẻ, tôi cũng huỵch toẹt luôn những chuyện đời tôi, chuyện thi nhau rửa bát trong hãng, chuyện tụ tập trong phòng nghỉ đè nhau ra cạo gió như cơm bữa, chuyện tôi tranh giành vào khám bác sĩ sớm hơn người khác dù họ là ông già bà cả và chuyện xả rác nơi chợ búa…
 
Chị tôi vừa buồn cười vừa trách:
– Em mới qua Mỹ mấy năm nên chưa quen hết cách sống ở Mỹ, từ giờ trở đi đừng làm thế nữa, mình hãy tôn trọng mình trước, đừng để kẻ khác bất chợt nhìn vào mà coi thường mình và cộng đồng Việt Nam của mình.
Tôi tạm biệt Calif. và chị tôi, trong lòng còn mang theo cả một khu Little Sài Gòn của người Việt Nam ở California.
Và dù ở nơi đâu trên đất Mỹ này, có cộng đồng người Việt Nam đều có một Little Sài Gòn như thế, có những khu thương mại, chợ búa luộm thuộm, dơ bẩn hơn của Mỹ, có một số người Việt Nam láu cá, tham lam vặt vãnh, và sống thiếu văn minh lịch sự ngay tại một nước văn minh hàng đầu thế giới.
 
Trở về hãng làm việc lại, tôi vẫn làm bác sĩ gia đình cho các bà các cô khi cần viên thuốc, lúc cần cạo gió nhưng tôi không tụ tập nói xấu kẻ khác hay thi đua rửa bát đũa nơi bồn rửa tay làm ngứa mắt những đồng hương nghiêm chỉnh của tôi và của người bản xứ.
 
Có vài bà cùng phe với tôi trước kia lắc đầu và bĩu môi bĩu mỏ, chắc là cho tôi dở hơi sau một chuyến đi chơi xa về. Nhưng tôi chẳng cần để ý, khi nghĩ rằng rồi đây trong số những người Việt Nam sống thiếu văn minh, thiếu lịch sự sẽ bớt đi một người, và những cửa chợ hay bãi đậu xe sẽ bớt đi một tí rác nhờ tôi, là đủ vui rồi.
 
Nguyễn Thị Thanh Dương
 
 
  RÁC Ở TẠI VN
 
 
Công ty rác California Waste Solutions (CWS) do một người Việt làm chủ đã hoạt động ở California trong hơn hai thập niên, hiện có hợp đồng thu gom rác cho hai thành phố Oakland và San Jose ở miền bắc California.
Năm 2005, ông David Dương là tổng giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là Vietnam Waste Solutions (VWS) với dự án khu liên hợp xử lý chất thải tại Đa Phước thuộc Tp Hồ Chí Minh.
Trong thời gian đầu các cơ quan truyền thông trong nước hết lời ca ngợi VWS là một đóng góp của Việt kiều từ Mỹ trong việc đầu tư giúp đất nước phát triển. Nhưng hơn một năm qua báo chí trong nước lại nhắc VWS đến với nhiều thông tin rất tiêu cực.
Mới đây ông David Dương đã dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để biết rõ hơn về những đầu tư và khó khăn của VWS tại Việt Nam.
Bùi Văn Phú: Cách đây hai tuần, trong một buổi họp giữa tân Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh là ông Đinh La Thăng với các nhà đầu tư nước ngoài, bà Huỳnh Thị Lan Phương, phó tổng giám đốc của VWS, đã phát biểu một câu mà báo Tiền Phong Online có ghi lại: “Em nói xong không biết có còn về Mỹ được không”. Câu nói đó gây nhiều hoang mang cho Việt kiều về nước đầu tư, thưa ông David, chuyện gì đã xảy ra với công ty VWS?
David Dương: Thưa câu chuyện như thế này. Thời điểm đó bà Lan Phương có bức xúc về những khó khăn về thuế má, hợp đồng của công ty. Trong buổi họp, bà ấy đã đăng ký để phát biểu nhưng chương trình gần hết rồi mà không thấy kêu bà phát biểu nên bà giơ tay lên. Trong lúc bức xúc đó vì nói hết mọi chuyện sợ là quá dài, vì công ty của chúng tôi đang bị nói xấu, đánh phá và có một mạng xã hội trên Facebook còn nhân danh phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng đánh phá chúng tôi, đưa lên nhiều bài nói xấu có ảnh hưởng đến công ty, vì quá bức xúc nên bà Lan Phương đã có những phát biểu như thế.
Bùi Văn Phú: Những đánh phá nhắm vào VWS là những gì, ông có thể cho biết?
David Dương: Thật ra khó khăn của công ty hiện nay là vì có nhiều cạnh tranh. Một số thành phần nào đó vì ganh ghét với công việc đầu tư của mình, hay một cá nhân nào đó không thích dự án của mình nên họ cứ đưa đi đưa lại những thông tin đã cũ, từ những năm 2005, 2006 họ đã nói rồi. Như 9 triệu đô thành phố trả trước, về công nghệ của công ty chúng tôi, hay giá thành của chúng tôi cao hơn giá của thành phố. Những thông tin đó được đưa lên mạng để nói xấu chúng tôi.
Bùi Văn Phú: Báo chí trong nước đưa tin công ty xử lý rác Phước Hiệp phải đóng cửa, có phải đó là nguyên do đưa đến những thông tin nói xấu VWS?
David Dương: Tôi nghĩ đó cũng có thể là một nguyên do. Theo những báo cáo tôi đọc được thì Phước Hiệp là dự án của công ty môi trường đô thị. Họ đã không đầu tư và thực hiện công việc đến nơi đến chốn, vận hành không đúng như để nước dơ tràn xuống sông, ngấm vào hệ thống nước ngầm, vì vấn đề bảo vệ môi trường nên nhà nước quyết định đóng cửa và giao cho mình trên 2 nghìn tấn rác. Nên có thể họ nghĩ là do tác động của mình. Thực sự chúng tôi không tác động vào việc đó vì mình có hợp đồng với thành phố để xử lý 3 nghìn tấn rác tối thiểu một ngày. Mình chỉ muốn đem công nghệ từ Mỹ về và làm công việc cho được tốt. Còn bên Phước Hiệp từ đó đến nay đã mười năm rồi mà không đầu tư đến nơi đến chốn, không nhẽ họ nhận chi phí thấp hay sao? Mình không có tham vọng làm hết mọi chuyện vì ở thành phố hiện nay cũng còn vài ba dự án xử lý rác nữa. Tuy nhiên nay đã có văn bản cho biết đến năm 2020 sẽ đóng cửa các bãi rác của thành phố.
Bùi Văn Phú: Như thế hợp đồng 50 năm của VWS với thành phố sẽ ra sao sau đó?
David Dương: Hợp đồng của chúng tôi theo dự trù trong vòng 50 năm sẽ xử lý mỗi ngày 3000 tấn rác tối thiểu. Quyết định đóng các bãi rác là của thành phố. Hiện nay chúng tôi cũng đang đầu tư vào dự án khu công nghệ môi trường xanh ở Long An lên đến 500 triệu đô. Đất dự án đó cũng do nhà nước đền bù vì vậy nếu về bên đó hợp đồng của chúng tôi thay vì giao thêm đất ở thành phố thì giao đất ở Long An cho chúng tôi.
Bùi Văn Phú: Còn 9 triệu đô mà thành phố đòi VWS trả lại là vì sao?
David Dương: Chín triệu đô đó là đi vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở. Thành phố giao cho chúng tôi 128 hécta vùng đồng lầy và chúng tôi đã dùng số tiền đó để làm đường, cải tạo đất, lấp đất cho bằng, xây đê bao tạm xung quanh. Nói chung là cải tạo khu vực để có thể sử dụng được. Làm xong cũng lên đến vài chục triệu đô. Sau đó mới đầu tư vào các nhà máy xử lý rác. Chúng tôi nhận trước 9 triệu, sau đó giảm giá thành cho nhà nước. Chúng tôi đã giảm 15, 16 triệu đô cho nhà nước rồi. Vì thế nếu hỏi thì hiện nay số tiền 9 triệu đó đang nằm dưới những lô đất được dùng để xây dựng hạ tầng cơ sở.
Bùi Văn Phú: VWS cũng gặp khó khăn về thuế và đã khiếu nại, vấn đề này đã được giải quyết ra sao?
David Dương: Thời gian đầu thành phố ký hợp đồng hứa là sẽ thực hiện được chương trình thu gom rác phân loại tại nguồn như phế liệu, như rác hữu cơ làm phân compost. Nhưng đến nay thành phố chưa cung cấp được cho VWS những loại rác đó nên hai nhà máy chúng tôi đã đầu tư 20 triệu đô nay vẫn chưa đưa vào sử dụng được. Công ty của chúng tôi được miễn tất cả các loại thuế VAT về máy móc tái chế và sản xuất phân compost. Thuế những năm trước nhà nước đã trả xong rồi, bây giờ sở thuế đang kiểm tra lại, đòi lại những thuế đánh vào các máy móc đó. Nhà nước đòi truy thu nhưng mấy năm đó thành phố không cung cấp các loại rác đó thì như thế chúng tôi đã thiệt hại rồi. Theo hợp đồng thì những máy móc đó không phải trả thuế, nay họ nói vì không sử dụng nên phải trả thuế và còn phải đóng phạt nữa. Tôi thấy như thế là không làm đúng theo hợp đồng nên vẫn đang khiếu nại.
Bùi Văn Phú: Ông đã đầu tư vào Việt Nam từ mười năm trước, đến nay dự án đã sinh lời chưa và có thể chuyển tiền lời về Hoa Kỳ được không?
David Dương: Về việc mang tiền về đầu tư, lúc đầu chúng tôi cũng hoang mang. Ngân hàng Hoa Kỳ tài trợ cho dự án của chúng tôi cũng lo. Đem tiền vào đầu tư mà thủ tục giấy tờ cũng mất cả năm, như thế khi có lãi đem ra sẽ tốn bao nhiêu năm. Chúng tôi đã có khó khăn do nhân viên ở ban ngành thành phố gây ra, nhưng người này sau đó đã bị cho thôi việc. Chúng tôi đã chứng minh được đồng tiền được đưa ra, đưa vào là bình thường, không có gì ngăn cản và nhờ đó ngân hàng mới tiếp tục tài trợ đầu tư mà không có gì khó khăn.
Bùi Văn Phú: Chính sách nhà nước có những ưu đãi gì cho người Việt hải ngoại về đầu tư?
David Dương: Tùy theo ngành nghề. Như trong ngành của chúng tôi thì 5 năm đầu không đóng thuế lợi tức, 5 năm sau chỉ đóng 5% và sau đó trả thuế 10%. Đầu tư vào những ngành nghề được nhà nước khuyến khích thì có những ưu đãi như thuê đất rẻ. Nhà nước đang khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là khoa học công nghệ cao. Những ai muốn đầu tư nên tham khảo với đại sứ quán Việt Nam hay các văn phòng tổng lãnh sự để biết rõ hơn ngành nghề nào đang được nhà nước ưu đãi.
Bùi Văn Phú: Thay đổi lãnh đạo thành phố cũng như lãnh đạo trung ương gần đây có ảnh hưởng gì đến việc đầu tư của người Việt hải ngoại?
David Dương: Dự án của chúng tôi là đem công nghệ xử lý rác từ Mỹ về và chúng tôi làm đàng hoàng để giúp cải thiện môi trường sinh sống cho người dân. Việc đầu tư của người nước ngoài, lãnh đạo mới có chính sách khuyến khích hay gây khó khăn hơn thì phải chờ xem.
Bùi Văn Phú: Theo kinh nghiệm của ông, có những khó khăn nào trong việc đầu tư vào Việt Nam?
David Dương: Khó khăn hiện nay không chỉ riêng đối với công ty VWS mà nói chung là với những công ty nước ngoài, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Đó là chính sách thuế không rõ ràng khiến các nhà đầu tư phải nhức đầu đi giải trình. Thứ hai là việc xử lý luật. Chúng tôi đã đưa ra văn bản nhưng có những người trong các cơ quan vẫn giải thích khác đi. Những người yếu bóng vía thấy thế là sợ.
Bùi Văn Phú: Ông hay nhắc đến việc không có cạnh tranh lành mạnh, cụ thể là những gì trong việc làm ăn tại Việt Nam?
David Dương: Chúng tôi đem công nghệ về Việt Nam đầu tư, vận hành tốt, nếu có công nghệ nào làm tốt hơn thì chúng tôi đồng ý. Cạnh tranh không lành mạnh là ở chỗ không làm tốt hơn chúng tôi trong khi đó lại được đưa lên mạng xã hội, lên báo chí để nói xấu chúng tôi, như những thông tin về giá cả. Sở môi trường họ biết ai làm tốt, ai làm xấu nhưng họ lại không nói ra. Chúng tôi phải đối đầu với những thông tin đó. Những nhà đầu tư không còn chú trọng đến đầu tư mà phải lo đối phó với thông tin xấu thì điều đó sẽ kéo cả xã hội đi xuống. Những đánh phá không đúng, khiến ảnh hưởng đến công ty mẹ, gây ra khó khăn có ảnh hưởng đến trong việc đầu tư của chúng tôi ở cả nước ngoài. Mong muốn của chúng tôi và những nhà đầu tư nước ngoài là những cơ quan truyền thông báo chí mà chủ quản là một cơ quan nhà nước, trong khi kêu gọi đầu tư nên đưa những thông tin trung thực, đứng đắn hơn. Nhà nước một khi đã giải quyết một vấn đề nào đó thì công bố cho mọi người biết, thay vì chỉ xử lý nội bộ để bên ngoài không được biết gì.
Bùi Văn Phú: Ông có thể cho biết dự án khu công nghệ xanh ở Long An đã tiến hành tới đâu rồi?
David Dương: Chúng tôi đã có giấy phép, có được một ngân hàng tài trợ và đã động thổ hồi năm ngoái. Mấy hôm trước đã được giao đất. Chúng tôi đã bắt đầu xây một cây cầu 6 làn xe sẽ khánh thành vào tháng 6 tới đây. Bên trong chúng tôi đang xây dựng hạ tầng. Xong hạ tầng sẽ xã hội hóa dự án, tức là cổ phẩn hóa. Tôi muốn làm tốt cho môi trường để nhiều người cùng tham gia và nếu thành công thì mình có thể nhân rộng ra mô hình đó ở nhiều nơi khác.
Bùi Văn Phú: Hiện nay có hiệp hội doanh nhân người Việt hải ngoại ở trong nước để nói lên những quan tâm, bức xúc của Việt kiều về nước đầu tư không?
David Dương: Tôi là chủ tịch của VABA (Vietnamese American Business Association) ở vùng Vịnh San Francisco và cũng muốn có một hiệp hội doanh nhân Việt kiều Mỹ ở Việt Nam để bênh vực cho quyền lợi của mình, vì hiện giờ, nếu có gì thì mình qua Phòng Thương mại Hoa Kỳ, tức American Chamber of Commerce. Nhưng Việt kiều có những ưu đãi riêng nên cũng cần có một hội riêng. Không có Việt kiều nào nói đi về Việt Nam để kiếm tiền. Trước hết họ đầu tư vào Việt Nam là vì bà con, bạn bè của họ. Họ muốn giúp đỡ cho những người này có việc làm, cũng như nhiều người khác để giúp đất nước phát triển. Có hiệp hội riêng thì có vấn đề gì để hội lo, để cho anh em yên tâm làm ăn.
Bùi Văn Phú: Các ứng cử viên tổng thống Mỹ từ phía Đảng Cộng hòa, và ngay cả bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ, giờ đây cũng không muốn ủng hộ Hiệp định Thương mại TPP. Tương lai của TPP sẽ có ảnh hưởng gì đến quan hệ Mỹ-Việt?
David Dương: Tôi nghĩ các ứng cử viên nói thế để kiếm phiếu của cử tri lúc này thôi. Khi lên làm tổng thống rồi họ sẽ thấy những quyền lợi của Hoa Kỳ trong hiệp định TPP và sẽ ủng hộ.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://shutdownstops.com hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa).
Năm 2005, ông David Dương là tổng giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là Vietnam Waste Solutions (VWS)
voatiengviet.com|Bởi Bùi Văn Phú
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
59 bình luận
Bình luận
Phan Nguyenduc
Viết bình luận...
Joey Loi Dại quá...! Bao nhiêu người đã phải bỏ của chạy lấy người rồi mà ông này đui hay điếc vậy nhỉ ? Cũng như thằng khùng Trần Trường gì hồi trước ở quận Cam ấy....
Hang Nguyen David Duong oi ! The nào trong tuong lai ông cūng bõ cūa chay vê my hà ! Có khi ông vô nhà dá mà o không vê my duoc dau !
Good luck ông nha...!
Jimmy Do Chưa thể nói ngu hay khôn trong việc đầu tư tại Việt Nam. Xử lý rác là công việc cực kỳ quan trọng cho sự vận hành của một thành phố. Chỉ cần không xử lý rác một tuần thì thành phố đó hầu như tê liệt. Môi trường và môi sinh ở VN đã là vấn nạn vì vậy một công ty xử lý rác tại Mỹ mang công nghiệp tiên tiến mong mọi người nhìn theo hướng tích cực.
Tam Luong Hong Như vậy thì rỏ rồi nhà đầu tư bị cơ quan thuế gây khó khăn . Đồng thời bị đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp nhà nước ." CHƠI " ....Bản chất xấu xa của doanh nghiệp nhà nước là ở điểm đó ...
Lua High Có lẽ những "con thiêu thân" biết rõ sự nguy hiểm nhưng vì sự cám dỗ của "ánh đèn $$" nên chúng vẫn đâm đầu vào! Hình như họ quan niệm càng nguy hiểm càng ít cạnh tranh!
Don Nguyen Bây giờ thì rất lấy làm hãnh diện. Chỉ sợ vài năm nửa khi khá lên chính phủ hợp thức hoá thành công ty cúa nhà nước xong luôn như bao người đi trước.
Luan Nguyen Ngươi Việt tị nạn tới giò vẫn chưa sáng con mắt nói kg tin nghe kg tin thấy mới tin may be too late tham thì thâm có khi còn mất mạng
Cuong Hoang Bơi vay nguoi viet muog đem cai hay, cai tốt vê voi Que Hương cug mêt mỏi.. Thoi cac Anh hay ở yên vi trí đang làm.. Đưng đau đầu voi nhug chuyen chi có o que huong kkaaa
Thanh Quang Nguyen Người có kinh nghiệm nói. Nói không tin, cứ phải để Ông sống với CS, thì Ông mới hiểu được người CS. Đừng khóc than và phải nói câu : Tôi ngu mà lại ngoan cố.
Binh Tran Ở VN có câu Trâu cột ghét trâu ăn ! Lúc còn nghèo ,giúp đỡ nhau dử lắm ,khi giàu có rồi không ưa nhau ,thậm chí triệt hạ nhau nữa ! Theo tôi hiểu David Dương phải chung chi ,không thì đủ mọi rắc rối đến với mình ,hoặc là coi ai có tiềm năng ,sang bán lại Cty ! Về Mỹ làm ăn cho khỏe chứ ở VN làm ăn không suông sẽ như mình nghĩ đâu ,tự chuốc lấy rắc rối mệt mỏi lắm !
Joan Trường Thọ Bọn bắc hàn cũng đã làm như vậy với hàn quốc là mở khu công nghiệp geeo soong giáp biên giới và khi khu công nghiệp hoàn tất đi vào hoạt động thì ku ủn đuối công nhân hàn quốc về nước và chiếm luôn khu công nghiệp làm khu quân sự
Xuân Nhật Chú cũng dễ đi theo con đường chú Hoàng Kiều lắm, ôi thương cho những người VK yêu nước
Đặng Ngọc Hoàng rác cũng là nguồn lợi ko nhỏ cho lợi ích nhóm đấy a nhé. ko cần hiện đại , đúng tiêu chuẩn của a đâu . lúc đầu nói vậy khi a thực hiện a sẽ thấy khó khăn hàng loạt
Quỷ Quái Quang Mong lãnh đạo TPHCM mới ...Ông Đinh La Thăng sẽ đọc được cuộc đối thoại này ...Biểu tượng cảm xúc smile
Tri Minh Tran Ở VN chỉ có các doanh nghiệp, công ty của tàu khựa là không bao giờ bị làm khó dễ mà còn được dành tất cả ưu đải trong việc đầu tư . Ai muốn làm ăn ở VN phải tìm cách liên doanh với tàu khựa. Còn như VWS, nếu được chính phủ Mỹ chống lưng thì lo tìm một...Xem thêm
Su Nguyen Van Mong bác thu xếp để về Mỹ sớm, ở VN không có khái niệm " lương tâm", họ tìm mọi cách để ĂN, "lương tâm không bằng lương thực" bác à. Chúc bác sáng suốt đừng nhẹ dạ kẻo bị LỪA
Thinh Nguyen Trước khi bác Alan Phan đi xa bác có bảo chú David lộn rồi, phải xử lý đống rác ngoài Ba Đình mới đúng Biểu tượng cảm xúc smile
Kevin Nguyen Lu an toan Tap chat.....cut rac deu bo vao mieng....nhung da bi csVN cho an, toan la Dat va Da...suyt mat mang.....nhai khong troi...thi tro ve My......Hat bai con Ca.....cung giong nhu Tran Truong o mien Nam Cali....O My con rat nhieu cai lu dau dat nay.....
Vinh Si lúc nghe khuyến khích VWS về VN nói hay lắm, giờ xuống từng địa phương thì tranh nhau an, bức tử người khác
Le Van Duc Ông Phú nói đúng về "sự chống phá" và những khó khăn, nhưng quên ko nói về 1 sự chống phá khác mà ông phải đương đầu khi quyết định đầu tư về VN.
Đó là sự chống phá của chính đồng hương bên đất Mỹ.
Ngay ở đây chúng ta có thể thấy đến hơn 90% ý kiến của
...Xem thêm
Laura Truong Rat cam on ngai, vi da xu ly rac cho chung toi. Xin vo cung cam on. Mong dieu tot dep se den voi ngai va gia dinh.
Trần Vũ Hùng Chống cộng đến lỗi chống điên chống loạn chống đến lỗi mờ cứ ai đầu tư về Vn là y như rằng dìm hàng chửi người khác ngu, thường những người người ta có đc như thế này thì cái óc suy nghĩ của họ và họ cũng thừa biết làm ăn với tư bản thì như nào còn làm...Xem thêm
Jim Long ngay ngay keu goi ve dong gop cho dat nuoc, hoa hop hoa giai van van gi day
Phat Nguyen Thật ra thì ông Dương cũng sử dụng công nghệ chôn lấp thôi chứ có hay ho gì ! Lợi ích nhóm đấu đá nhau đó mà . Dân mình cứ bị hết thằng nay đến thằng khác lừa dài dài ! Không phải Việt kiều nào cũng thật sự có tấm lòng với quê hương với dân tộc !
Ha Dao Về việc đầu tư của ông David Dương với chính quyền tôi không bàn vì chắc hẳn có nhiều góc khuất. Nhưng tôi cho các vị biết là bãi rác Đa Phước của ông Dương đang gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe của hàng tiệu người...Xem thêm
Kim Vinh Pham đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn -- tham thì thâm , bé cái lầm , đã giàu còn muốn giàu hơn , ở hải ngoại làm ăn không giàu đủ hay sao ?? mà nghe lời đường mật csvn bịp bợm , tráo trở lao đầu về đầu tư VN thì chỉ còn nước trắng tay , trở về được Mỹ là may còn không thì rục xương lao tù cs vì giặc ăn cướp cạn csvn : 1 bài học cho kẻ tham giàu không đủ quên đi cs là gì ??
Thomas Tran Dưới cái chế độ xhcn do đảng lãng đạo thì chuyện...luộm rác ko phải dễ. Đất nước chậm phát triển là thế...
Ăn dộng bao nhiêu là nguồn vốn..nhg ko chịu lớn
Châu Lê Thanh pho muon van minh muon tro thanh hon ngoc vien dong nhuong thang noi truoc tien thanh pho phai van minh sach dep ong bi o nhiem moi truong rac va nuoc thay can de cac viet kieu keu goi ho ve dau tu khong gay khp khan voi ho thi thanh pho moi xung dang la hon ngoc vien dong ! Neu khong lam duoc thi dung co mo nua mo dan la mo ngu moi thay con khi thuc day o dau vao do!
Vinh Do Anh này là Viet kiêu yêu dât núoc và yêu nguoi Vietnam,
Bac Nguyen Huu mấy chú việt kiều cứ tưởng việt nam là chùm kế ngọt
Binh Luu Chắc chưa hiểu ý nghĩa chữ Cộng Sản là gì mà
Văn Dũng Nguyễn 17usd/tấn đấy , làm gì có chuyện ổng ngu .
Theo đuổi Giấc mơ Ng ta muốn đi ko dc. Về làm chi
Hieu Nguyen muốn chết 0 nhấm mắt cho dù vợ con vuốt mặt bao nhiêu lần cũng 0 nhấm mắt được thì hảy về VN mà đầu tư.
Vinh Nguyen Van di tim hoai linh tu van cho
TrongDe Ho Làm bao nhiêu năm rồi mà chưa chuyển được tiền lãi về Mỹ. Nay tiếp tục đầu tư. Không hiểu David Dương đang chơi xì phé hay làm kinh tế đây ? Dù sao cũng mong điều tốt lành đến với ông.
Hứa Chí Vĩ Xu ly moi truong biet bao nhieu nguoi mien BAC dang lam .ong dang gianh chen com cua ho ong co biet k0?
Viet Truong THIÊN ĐÀNG KHÔNG HUỎNG MÀ ĐỊA NGỤC THÌ BỎ CỦA VÀO ???????????????????????????????
Cao Bee Hive Không biết rác rưỡi trong đầu các chú các bác có dọn được không?chớ làm kiểu nầy ,dọn đâu còn đó
Bach Duong Du cho dem tien ve dau tu may moc cong nghe thiet bi xong xui roi bi da dit va dua ng khac vo tiep quan, cai nay goi lam cho ng khac huong that qua kho
Dinh Van Hua Rồi Đảng sẻ cho anh sáng mắt sáng lòng !!!
Đào Văn Bến Bài học thằng trần đình trường chua làm chú tỉnh ngộ hả
Tuan Anh Tran Tỷ phú hoàng kiều cũng bỏ của chạy lấy ng ,Alan phan cũng vậy
Henry Tran lai them mot thang ngu nhu bo
Đinh Ngọc Ban Cho mày bỏ của chạy lấy người
Cindy Nguyen Đọc bài này cho ta quan niệm trong việc đầu tư , làm ăn ở VN.
Đào Văn Bến Bọn cộng sẽ cướp của chú nhé
Paul Huynh thêm 1 tên nữa..
48 trong số 59