Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Pham Dinh Lan - vai loai hoa dep vao mua thu PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.



 Pham Dinh Lan - vai loai hoa dep vao mua thu
 

Pham Dinh Lan - vai loai hoa dep vao mua thu

VÀI LOẠI HOA ĐẸP VÀO MÙA THU
          Mùa thu là mùa gió, mùa lá đổ. Đó là mùa của các thi nhân, văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ và nhiếp ảnh gia. Nếu nghiệm kỹ ta thấy trong ngày cũng có bốn mùa:
a. Buổi bình minh tương ứng với mùa Xuân, khí trời mát mẻ, con người cảm thấy khoan khoái sau một giấc ngủ dài. Khi thức dậy thấy ánh sáng mặt trời ban mai tươi sáng và mát mẻ.
b. Lúc giữa trưa trời nóng bức. Đó là mùa hạ trong ngày.
c. Khi mặt trời lặn, gió thổi hiu hiu mát, dễ chịu. Đó là cảnh mùa thu trong ngày.
d. Khi sụp tối trời lạnh dần. Càng về khuya càng lạnh hơn. Đó là mùa đông trong ngày.
Mùa Xuân khí Âm và khí Dương cân bằng nhau. Âm (-)= Dương (+). Ngày và đêm bằng nhau.
Mùa Hạ khí Dương nhiều hơn khí Âm. Dương (+) > Âm (-). Ngày dài hơn đêm vớitháng 05 (Â.L) chưa nằm đã sáng.
Mùa Thu khí Âm bắt đầu cao hơn khí Dương đôi chút. Âm (-) > Dương. Khí trời mát mẻ nhưng hơi lạnh. Đêm dài hơn ngày đôi chút.
Mùa Đông khí Âm lấn át khí Dương. Âm (-) .>. Dương (+). Đêm dài hơn ngày với tháng mười (A.L) chưa cười đã tối.
Vào mùa thu cây cối đều rụng lá. Trước khi rụng, lá cây miền ôn đới đổi màu vàng, đỏ, xanh, tím rất đẹp. Sự biến đổi màu sắc này làm vui mắt con người trước cảnh ảm đạm của mùa thu.
Con người vào mùa thu của cuộc đời là vào tuổi trung niên bước sang tuổi cao niên, từ ngưỡng cửa mùa thu lá đổ sang mùa đông giá buốt, tuyết phủ trắng đồng. Hàn khí bao trùm cuộc đời của người bước vào tuổi mùa đông. Âm lấn át Dương. Trước khi vào hàn môn Thượng Đế cho con người hoài tưởng và thấy lại hạnh phúc (Đỏ), cảnh huy hoàng rực rỡ (Vàng), sự u sầu và buồn thảm (Tím, Xanh) của quá khứ trôi qua như những chiếc lá đỏ, vàng, tím, xanh bị gió mùa thu cuốn khỏi cây già.
Mùa thu chỉ có thế thôi sao? Mưa? gió? lá đổ? mây chập chùng? Chỉ có:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo?hay
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi?
Con người kỳ thị mùa này với mùa kia, màu sắc này với màu sắc kia nhưng Thượng Đế thì không. Tất cả đều là sản phẩm của Thượng Đế. Vào mùa thu vẫn có nhiều loại hoa đẹp mà chúng tôi sắp đề cập trong những trang giấy nhỏ hẹp này. Mùa thu là mùa của hoa cúc. Vẻ đẹp trang nhã nhưng không kém phần lộng lẫy và rực rỡ của hoa cúc mang niềm vui và sự lạc quan cho loài người để quên đi cảnh ảm đạm của mùa thu lá đổ.
Dưới đây là vài loài hoa đẹp vào mùa thu:
HOA ANEMONE NHẬT BẢN
Phong Hoa
Anemone japonica
Anemone hupehensis
Gia đình: Ranunculaceae
Hoa anemone là dòng hoa mà Chúa Jesus đề cập trong Tân Ước Kinh. Đó là hoa Kalaniot (tiếng Hebrew) mang tên khoa học Anemone coronaria, gia đình: Ranunculaceae. Chúng tôi gọi là hoa huệ đồng cỏ.
Hoa anemone Nhật Bản mang tên khoa học Anemone japonica hay Anemone hupehensis, gia đình: Ranunculaceae. Thực tế loài hoa này gốc ở miền tây nam Trung Hoa và được du nhập vào Nhật từ nhiều thế kỷ trước. Người Anh gọi là:
1. Windflower (Phong Hoa) 
2. Japanese anemone 
3. Chinese anemone.
Cây hoa nhỏ, có nhiều nhánh, cao lối 1 m. Lá chẻ ba, màu xanh sẫm, có lông mịn trên mặt lá. Hoa rất đẹp, có nhiều cánh màu trắng, hồng, tím- xanh. Nhụy vàng, có hột nhỏ li ti. Hoa nở vào mùa thu. Có lẽ vì vậy mà có tên ‘phong hoa’ (vì mùa thu là mùa có nhiều gió?).
Hoa Anemone acutilota hay Anemone hepatica được xem là dược thảo trị bịnh gan, thận, bàng quang, cổ trướng, ho, viêm phế quản, táo bón, cầm máu (tannins nhiều trong lá). Hoa có nhiều cánh màu trắng, tím, hồng, xanh dương. Nhụy vàng. Lá tươi có độc chất protoanemonin C5 H4 O2. Khi phơi khô protoanemonin biến thành anemonin C10 H8 O4. Lá khô sắc uống như trà hay thuốc sắc để trị bịnh.
Người Anh gọi hoa Anemone hepatica là Liverwort (Cỏ Trị Gan), Kidneywort (Cỏ Trị Thận).
HOA HUỆ THIỀM THỪ
Tricyrtis formosana
Gia đình: Liliaceae
Gọi là hoa huệ thiềm thừ vì hoa to, 06 cánh có nhiều đốm đỏ- tím trên mặt các cánh hoa như những nốt đỏ trên da con cóc. Chữ Formosana trong tên khoa học gợi lại xuất xứ đảo Taiwan (Đài Loan) của hoa. Loài hoa huệ thiềm thừ này cũng có nhiều trên quần đảo Ryu Kyu (Lưu Câu) ở miền nam nước Nhật.
Tên khoa học của hoa huệ thiềm thừ là Tricyrtis formosana, gia đình: Liliaceae. Người Anh gọi là Toad Lily. Đôi khi họ còn gắn thêm chữ Samurai (hiệp sĩ Nhật) để gợi lên xuất xứ Ryu Kyu của Nhật Bản.
Cây hoa huệ thiềm thừ cao lối 80 cm; lá dài, đầu lá nhọn màu xanh nhạt. Rìa lá có vết vàng nhạt. Hoa màu trắng, 06 cánh, có nhiều đốm đỏ- tím.
HOA HƯỚNG DƯƠNG MẮT BÒ
Heliopsis helianthoides
Heliopsis scabra
Gia đình: Asteraceae
Người Anh gọi hoa Heliopsis helianthoides là False sunflower, oxeye, oxeye sunflower. Đây là một loại hoa to như hoa cúc màu vàng, nhiều cánh hoa. Nhụy màu vàng cam. Cây cao từ 1- 1.5 m; lá dài, đầu lá nhọn. Cuống hoa dài màu xanh sẫm phủ lông mịn. Hoa màu vàng rất đẹp.
Chúng tôi không dùng chữ False sunflower (Giả hướng dương- Hướng dương: hoa quỳ.False sunflower: giả quỳ. Giả quỳ mang tên khoa học Tithonia diversifolia cùng gia đình hoa cúc Asteraceae). Hoa hướng dương mắt bò to, nhiều cánh như hoa hướng dương. Hoa hướng dương mắt bò cũng cùng màu, cùng hình dạng và cùng gia đình thảo mộc với hoa hướng dương nhưng hoa nhỏ hơn. Xin đừng nhầm hoa hướng dương mắt bò với hoa cúc mắt bò (Oxeye daisy) mang tên khoa học Chrysanthemum leucanthemum.
Hoa hướng dương mắt bò (oxeye sunflower) có helioxanthin C20 H12 O6, heliobuphthalmin C22 H22 O8 được dùng để ngăn ngừa sự kết bướu não. Người ta cho rằng hoa hướng dương mắt bò có chất kích thích và gây ghiềncannabimimetics. Các lực sĩ bị cấm không được dùng cannabimimetics và cannabinoids. Các chất này được tìm thấy trong cây cần sa Cannabis sativa.
HOA HELEN
Hoa Hắt Hơi
Helenium autumnale
Gia đình: Asteraceae
Chữ Helenium trong tên khoa học gợi lên tên của Helen thành Troy trong huyền thoại Hy Lạp. Do đó hoa này được gọi là Helen flower. Cũng có giả thuyết cho rằng hoa này có nhiều trên đảo Helen nên gọi là Helen flower, false sunflower (hướng dương giả).
Hoa Helen còn có tên thông thường khác là sneezeweed, bitterweed. Người ta cho rằng lại gần cây hoa Helen thì bị hắt hơi. Về chuyện này có hai luồng dư luận hoàn toàn trái ngược nhau. Một xác nhận và một phủ nhận.
Cây hoa Helen mang tên khoa học Helenium autumnale thuộc gia đình Asteraceaecủa hoa cúc. Cây hoa cao từ 60 cm đến 150 cm. Hoa có nhiều cánh uốn ngược về phía sau. Nhụy to. Hoa màu vàng, đỏ hay tím rất đẹp.
Lá, hoa, hột (trong nhụy hoa) của hoa Helen (Hoa hắt hơi) có độc chất cho người, chó, dê, trừu, ngựa, cá. Độc chất đó là sesquiterpenes lactones helenalin C20 H25 O5 gây ray rức cho da khi đụng đến và gây nôn, bào bọt bao tử khi ăn vào. Hoa Helen chỉ hấp dẫn loài bướm.
Ở Bắc Mỹ người Da Đỏ dùng hoa Helen để trị sốt và cảm hàn.
Cùng dòng Helenium có hoa mộc hương có dược tính rất cao. Tên khoa học của hoa mộc hương hay thổ mộc hương là Inula helenium, Helenium grandiflora (Hoa Helen đại đóa), Aster helenium (Cúc Helen) thuộc gia đình Asteraceae.
Truyền thuyết người đẹp Helen thành Troy trong huyền thoại Hy Lạp được nhắc đến. Nào là nước mắt của Helen khi bị Paris bắt cóc đã khóc . Nước mắt của người đẹp Helen biến thành hoa mộc hương này. Nào là giả thuyết có thể người đẹp Helen dùng củ của thổ mộc hương để trị bịnh khi bị trùng độc cắn.
Tên gọi thông thường của hoa mộc hương (thổ mộc hương) là:
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
Mộc hương; thổ mộc hương
Anh
Wild sunflower (hướng dương hoang), horse heal, elecampane
Pháp
 Aulnée
Tây Ban Nha
Enula campana

Hoa mộc hương có củ. Hoa màu vàng có nhiều cánh như hoa cúc hay hướng dương. Lá dài. Thân mềm màu xanh lá cây. Hoa mộc hương được tìm thấy khắp lục địa Âu-Á- Phi Châu.
Người Anh gọi hoa mộc hương là horse heal vì ngày xưa người ta dùng mộc hương (elecampane) làm thuốc chữa bịnh cho ngựa. Ở Pháp và Thụy Sĩ người ta dùng mộc hương làm rượu áp- sanh (absinthe). Rượu Vin d’aulnée có mùi rượu áp- sanh.
Củ mộc hương có nhiều chất nhầy, vị đắng và có mùi long não. Củ dùng để làm thuốc phải có ít ra 03 tuổi. Củ mộc hương là một nguồn inulin C6 H12 O6, helenin C15 H20 O2.
Mộc hương nhuận tiểu, cầm máu, lợi phế (trị suyễn và các bịnh về phổi). Đó là thuốc trị bịnh cho trừu, ngựa v.v.
Ở Hoa Kỳ củ mộc hương được dùng để trị bịnh ngoài da. Vào cuối thế kỷ XVIII vùng New England người ta dùng củ mộc hương trị chứng ngộp nước vì bị chó dại cắn.
Ở Việt Nam củ mộc hương dùng để trị bịnh về hô hấp, cước khí và tiêu hóa.
Ở Âu Châu củ mộc hương được dùng để trị bịnh về phổi, kháng trùng, làm thuốc bổ, điều kinh.
Củ mộc hương còn dùng để cất dầu, làm mầu nhuộm xanh.
HOA CHÙM CANDIA DÒNG IBERIS
Candytuft
Iberis amara
Gia đình: Brassicaceae
Tên gọi của hoa Iberis amara thuộc gia đình Brassicaceae hay Cruciferae là CANDYTUFT. Trong cây hoa này không có gì liên quan đến kẹo cả ngoại trừ hương thơm của hoa và vị đắng và nồng của cây hoa.
Chữ IBERIS gợi lên bán đảo Iberia của hai xứ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì loài hoa này có nhiều trên bán đảo Iberia. Chữ AMARA phát xuất tiếng La Tinh AMARUS(amer ) có nghĩa là đắng, vị đắng và nồng của cây hoa này.
Chữ CANDYTUFT kết hợp bằng hai chữ CANDIA + TUFT.
Candia là một hải cảng trên đảo Crete ở miền đông Địa Trung Hải. Tên cũ của hải cảng Candia là Heraklion hay Iraklion. Tiếng Pháp là Candie phát âm tựa chữ Candy (kẹo) của tiếng Anh.
Tuft: chùm hoa hay lá. Căn cứ vào đó chúng tôi tạm gọi hoa Candytuft là Hoa Chùm Candia.
Hoa chùm Candia gốc trên đảo Crete và được tìm thấy nhiều ở miền Nam Âu nhất là trên bán đảo Iberia. Hoa cũng được tìm thấy nhiều ở Anh và Hoa Kỳ ngày nay.
Cây hoa cao 50- 70 cm; thân, lá màu xanh tươi. Hoa màu trắng, hồng, tím có hương thơm. Hoa 04 cánh kết thành chùm tạo thành hình cầu rất đẹp.
Cây hoa chùm Candia là một cây thuốc đối với người Âu Châu ngày xưa. Thân, lá, củ, hột đều được dùng làm thuốc. Hột có nhiều dược tính hơn cả. Nhưng dùng nhiều hột dễ sinh ra chứng chóng mặt.
Cây hoa chùm Candia chủ trị bịnh về phổi, bao tử (dạ dày), tê thấp, thống phong (gout), lớn tim, viêm phế quản. Hoa Kỳ dùng hoa làm trà dành cho người lớn tim, suyễn, thống phong, đau thần kinh uống.
Cây hoa chùm Candia có: amines, cucurbitacines, flavonoglycosides, glycoside, dầumustard. Người ta cũng dùng hột cây hoa chùm Candia để làm mustard.
Đây là một loại cây hoa thơm, đẹp, cây lương thực dùng như rau cải và một cây thuốc quí giá.
HOA CÚC 
Chrysanthemum indicum
Chrysanthemum procumbent
Gia đình: Asteraceae hay Compositae
.
Mùa thu là mùa của hoa cúc, một loài hoa đẹp, có tính biểu tượng và có nhiều dược tính đáng quí. Nói đến hoa cúc thường thường người ta chỉ nghĩ đến hoàng cúc tức cúc màu vàng. Thực tế có cúc màu trắng (bạch cúc), màu hồng, màu xanh, màu tím nữa.
Hoa cúc gốc ở Trung Hoa. Từ đó cúc được đưa sang Triều Tiên, Nhật Bản và các nước Âu Châu.
Tên khoa học của hoa cúc là Chrysanthemum indicum thuộc gia đình Asteraceae(Indicum: ám chỉ Ấn Độ vì người Tây Phương tiếp xúc người Ấn Độ trước khi đến Trung Hoa). Theo tiếng Hy Lap Chrysos nghĩa là màu vàng chói lọi; anthemon có nghĩa là hoa. Chrysanthemum là hoa màu vàng chói lọi. Tên gọi thông thường là:
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
Cúc; hoa cúc
Trung Hoa
Juhua (Cúc hoa)
Nhật
Kiku
Triều Tiên
Gughwa (hao hao chữ Cúc hoa)
Anh
Chrysanthemum, mum, daisy
Pháp
Marguerite (gắn liền với Thánh Margaret)

Cây hoa cúc cao từ 50- 70 cm. Thân cây khá cứng với nhiều nhánh nhỏ. Lá chẻ và dài. Hoa to màu vàng tươi có nhiều cánh dài và nhỏ hợp lại rất đẹp. Hoa cúc vàng (hoàng cúc) được ưa chuộng nhất. Ngoài cúc vàng còn có cúc trắng, đỏ, hồng, xanh và tím nữa.
Ở Pháp, Ba Lan người ta xem cúc trắng (bạch cúc) là biểu tượng của tang chế, buồn thảm. Người Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên cũng có ý tưởng tương tự. Những thầy thuốc Đông Y lại trân quí bạch cúc.
Người Trung Hoa trồng hoa cúc từ năm 1500 trước Tây Lịch. Tao Yuan Ming (Đào Viên Minh) được xem là người trồng hoa cúc đầu tiên trên thế giới. Điều này cần cứu xét lại vì ông là nhà thơ sinh năm 365 và chết năm 427 sau Tây Lịch so với 1500 năm trước Tây Lịch, năm hoa cúc được trồng!
Thành phố Juxian (Cúc Tiên) là thành phố hoa cúc. Địa danh Juxian là tên mới của Xiaolan (Tiểu Lan) trong thành phố Zhongshan (Trung Sơn, Guangdong (Quảng Đông). Hàng năm Lễ Hội Hoa Cúc được tổ chức ở Tongxiang (Đông Hương) gần Hangzhou (Hàng Châu). Hoa cúc có ý nghĩa đặc biệt trong ngày lễ Trùng Cửu 09-09 Âm Lịch ở Trung Hoa.
Hoa cúc được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ VIII sau Tây Lịch và được chọn làm ngọc ấn của Thiên Hoàng. Ngọc ấn hình hoa cúc vàng có 16 cánh hoa gọi là Kikunogomon. Huy chương cao quí nhất của Nhật là huy chương hoa cúc. Ở Nhật hoa cúc (Kiku) là hoa mùa thu và hoa anh đào (Sakura) là hoa mùa xuân. Nhật tổ chức Lễ Hội Hoa Cúc hàng năm vào tháng 10 Dương Lịch.
Ở Trung Hoa người ta ăn lá hoa cúc với cháo nấu bằng thịt rắn. Người ta dùng hoa cúc làm trà uống trị cảm. Trà này là cúc hoa trà (juhua cha). Người ta dùng hoàng cúc để trị cảm, nhức đầu, cao huyết áp v.v. Bạch cúc được trân quí trong Đông Y. Nó được đề cao trong việc ngăn chặn chứng rụng tóc và chống lão hóa vì tóc chóng bạc.
Hoa cúc có: glycoside chrysanthemin C21 H21 O11, pyrethrin (pyrethrin I R= CH3; pyrethrin II R= CO2 CH3). Pyrethrin sát trùng rất mạnh. Người ta dùng nó làm thuốc sát côn trùng và sát cá. Nó kháng nấm, kháng khuẩn kể cả HIV- 1. Dầu hoa cúc có chrysanthenone C10 H14 O gây hưng phấn não của người bị bịnh Parkinson. Hoa cúc còn được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm.
Người Trung Hoa xem hoa cúc như biểu tượng của thuốc trường sinh do các đạo sĩ Lão Giáo chế biến. Trong tỉnh Hunan (Hồ Nam) có một làng dân chúng sống rất thọ vì họ uống trà cúc rừng mọc hoang đầy cả thung lũng trong vùng.
Trên thế giới có nhiều loại hoa cúc khác nhau.
Ở Hoa Kỳ có nhiều cúc mắt bò Chrysanthemum leucanthemum.
Ở Bắc Phi có cúc Chrysanthemum catananche trên núi Atlas trên cao độ từ 2000- 3000 m.
Quanh vùng Địa Trung Hải có cúc vạn thọ (Corn marigold) Chrysanthemum segetum. Lá cây cúc này có coumarin độc C9 H6 O2.
Nam Âu có cúc hoa hình cầu màu xanh- tím, cánh hoa từa tựa như gai. Tên khoa học của loài cúc này là Echinops ritro gốc ở Ethiopia. Cây cúc có hoa hình cầu này có thể cao đến 5 m.
Một lãnh sự Anh ở Nhật tên Hodgson đã khám phá ra một loại cúc rất đẹp trên đảo Hokkaido (bắc nước Nhật). Tên khoa học của loài cúc này có tên của ông Hodgson:Ligularia hodgsonii. Người Trung Hoa gọi loại cúc này là Lu ti tuo wu. Người địa phương dùng rễ loại cúc này để trị ho và ung thư.
Một nhà thám hiểm Nga tên Nicolai Przewalski (1839- 1880) khám phá ra cúc núi ở Shensi (Thiểm Tây), Sichuan (Tứ Xuyên), Kansu (Cam Túc) và Mông Cổ. Tên của ông được ghi trong tên khoa học loại cúc núi nầy: Ligularia przewalskii. Người Anh gọi loại cúc này là Elephant ears (Cúc Tai Voi) vì lá to và chẻ ra như bàn tay xoè. Hoa vàng nở trên một trục cao màu tím nhạt. Không biết vì sao hoa cúc này được gọi là Leopard plant (Cây Beo). Hoạt chất trong cây cúc tai voi này có tính sát trùng.
Ở Tây Á và vùng Địa Trung Hải có loại cúc có hoa màu trắng rất đẹp. Tên khoa học của loài bạch cúc này là Bellis perennis (bellis: đẹp). Hoa, lá đều ăn được, làm đồ chua. Nó cũng được dùng để chữa ho, vết thương nhẹ, chảy nước mắt sống, vết bầm v.v.
Ở Anh có cúc Tanacetum vulgare hay Chrysanthemum vulgare (Oxeye daisy: Cúc mắt bò) có thujone C10 H16 O dùng để trục lãi, xức ghẻ, giết chí, bọ chét. Dễ gây trụy thai. Uống quá liều có thể tử vong. Ngày xưa người Hy Lạp cổ táng người chết bằng lá cây hoa cúc này để thi thể chậm rã rục vì lá cây cúc này có khả năng diệt trùng. Loại cúc này được tìm thấy nhiều trong trạng thái hoang dã trên dãy núi Caucasus.
Hoa cúc hình ngôi sao (Chinese aster) nhiều cạnh gốc ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản mang tên khoa học Callistephus chinensis được cả thế giới ưa thích. Hoa to và có nhiều màu đặc biệt là hoa màu tím sẫm rất hiếm có. Hoa cúc hình ngôi sao nhiều cánh nhỏ (Chinese aster) được đưa sang Pháp vào thế kỷ XVIII.
Ở Việt Nam thường thấy hoàng cúc Chrysanthemum indicum, bạch cúc Chrysanthemum sinensis, cúc nút áo Spilanthes acmella.
Cúc, Daisy, Marguerite là những tên dành cho nữ phái ở Việt Nam và ở Pháp, Anh. Đó là sự tương đồng tư tưởng Đông- Tây trong cách dùng tên hoa để đặt tên cho con gái.
Nói về cúc ca dao Việt Nam có câu:
Tưởng là trồng cúc ngay hàng
Hay đâu cúc mọc mỗi đàng một cây.
****
Mùa thu không thê lương ảm đạm như các văn thi sĩ, nhạc sĩ mô tả. Mùa thu không nóng bức như mùa hạ cũng không giá buốt như mùa đông và những ngày cuối đông đầu xuân. Đó là mùa tổng hợp và chiết trung của ba mùa còn lại.
Khí hậu ôn đới là khí hậu trung gian giữa khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới và hàn đới. Các quốc gia ôn đới đều là những quốc gia phát triển. Sự dịu mát của khí hậu giúp cho năng suất lao động của con người được cao hơn. Tánh tình ôn lương hơn so với cư dân vùng khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới hay hàn đới nơi ION + (nhiệt) và ION - (hàn) quá thịnh.
Mùa thu cũng tương tự như thế trong bốn mùa. Nó không quá nóng như mùa hạ cũng không quá lạnh như mùa đông. Nó được trang điểm bằng những loại hoa đẹp muôn màu. Nổi bật nhất là hoa cúc, một loại hoa đẹp, trang trọng và hữu ích trong việc bảo vệ y tế và sức khỏe của loài người. Trên thực tế hoa cúc vàng được xem là quốc hoa của Nhật Bản. Ngọc ấn của Thiên Hoàng mang hình hoa cúc vàng 16 cánh. Hoàng triều Nhật được mệnh danh là Hoàng Triều Hoa Cúc. Người Nhật rất kính trọng Thiên Hoàng (Mikado) nên hoa cúc (Kiku) mặc nhiên được công nhận như là quốc hoa của Nhật Bản vậy.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Bài viết tổng hợp dựa vào Thế Giới Thảo Mộc Từ Điển do tác giả Phạm Đình Lân biên soạn.
 

 

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

THẦY GIÁO ---PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.


Cac em than men,
Cac em doc bai co dau va nho cac em tim thay dieu la trong bai viet.
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)




From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Wednesday, September 20, 2017 8:33 PM
To: David Pham
Subject: thay giao
 


http://www.art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_thaygiao.html
www.art2all.net
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I. Vài Chuyện Quanh Ta . THẦY GIÁO Trước khi người Pháp đô hộ nước ta, triều Nguyễn tổ chức thi Hương ...


thay giao

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Vài Chuyện Quanh Ta
THẦY GIÁO
 
          Trước khi người Pháp đô hộ nước ta, triều Nguyễn tổ chức thi Hương (lấy tú tài nếu đậu tam trường và cử nhân nếu đậu đủ tứ trường), thi Hội và Đình (lấy tiến sĩ và phân cấp hạng mặc dù dưới triều Nguyễn tước Trạng Nguyên bị bãi bỏ dựa theo nguyên tắc Tam Bất Lập do vua Gia Long đặt ra). Điều đáng ngạc nhiên là không nghe nói đến trường công lập ở các địa phương như tỉnh, phủ, huyện, xã. Trong Lục Bộ (Lại, Lễ, Hình, Công, Binh, Hộ) không có bộ Giáo Dục. Bộ Lễ cáng đáng luôn việc giáo dục (tổ chức thi cử) và ngoại giao (cử phái đoàn sang Trung Hoa triều cống , xin sắc phong hay cầu viện). Điều này cho thấy nước ta vào thế kỷ XIX không mấy quan tâm đến ngoại giao và giáo dục. Ngoại giao là triều cống và giao dịch với Trung Hoa mà thôi. Giáo dục: Không mở trường công lập, không đào tạo thầy dạy học mà mở các cuộc thi tam trường để chọn cử nhân, tiến sĩ ra giúp nước! Xã hội ngàn năm vẫn không thoát ra ngoài cái vòng lẩn quẩn xã hội gói ghém trong câu :
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Pháp chiếm đông tam tỉnh Nam Kỳ năm 1862. Thi hương bãi bỏ ở Biên Hòa, Gia định, Định Tường. Đến năm 1867 ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) bị Pháp chinh phục. Hán học bị bỏ hoàn toàn ở Nam Kỳ. Nó được duy trì ở Bắc Kỳ đến năm 1915 và Trung Kỳ vào năm 1918.
Những nhà trí thức Tây học đầu tiên ở Nam Kỳ là các ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Diệp Văn Cương, Trương Minh Ký. Ở Bắc Kỳ có các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh. Ở Trung Kỳ có các ông Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khả, Trần Trọng Kim.
Pháp là quốc gia trọng văn chương nên họ cũng có tư tưởng trọng nễ thầy như người nước ta trọng nễ các thầy đồ ngày xưa. Họ tự hào về École Normale Supérieure (ENS) của họ. Thầy giáo tốt nghiệp ENS chỉ viết danh hiệu khiêm tốn Ancien Élève de l’école Normale Supérieure là đủ. Nếu mạnh hơn thì để Professeur Agrégé, Ancien Élève de l’école Normale Supérieure (Giáo Sư Thạc Sĩ, cựu Học Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm). Người được vào trường này phải qua một kỳ thi tuyển gay go.
Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn có quá khứ thuộc địa lâu dài. Dân ta tự hào nước mình có văn hóa ngàn năm. Dù vậy vẫn có câu:
*Học trò đi mò cá sặt,
Thầy giáo ở nhà…
*
Dưa leo chấm với cá kèo
Học trò nghèo đi học normale.
Những câu vè trên gợi lên sự nghèo khó của nghề dạy học.
Xét về quyền uy và quyền lợi thầy giáo không hơn bất cứ nghề nào trong xã hội.
Dưới thời Pháp thuộc thầy giáo các lớp sơ đẳng tiểu học từ lớp đồng ấu (cours enfantin) đến lớp ba (cours élémentaire) chỉ cần có bằng tiểu học và được huấn luyện phương pháp sư phạm trong một thời gian ngắn để ra dạy các lớp sơ đẳng tiểu học. Hàng năm các thầy phải dự các lớp tu nghiệp sư phạm. Vào thập niên 1920, 1930 và 1940 đậu bằng CEPCI cũng khá vất vả. Thi CEPCI gồm có thi viết và thi vấn đáp. Nhiều người đậu xong CEPCI thì cưới vợ và tìm công việc làm. Nhờ có số vốn Pháp Văn thầy giáo sơ đẳng tiểu học cũng được các viên chức xã thôn mến mộ và nhờ viết lập bo (rapport) cho quận trưởng hay tỉnh trưởng. Một sự so sánh giữa bằng CEPCI với bằng tốt nghiệp lớp 5 bây giờ sẽ không ổn chút nào trên các phương diện tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện học và thi cử.
Để được dạy lớp nhì (cours moyen) và lớp nhất (cours supérieur) phải tốt nghiệp trường Sư Phạm (École Normale) hay có bằng Brevet hay Diplôme (DEPSI- Thành Chung). Điều kiện học trường Sư Phạm: có bằng tiểu học, được đậu trong kỳ thi tuyển (concours) vào trường Sư Phạm. Thời gian học là 04 năm, có thể có Brevet Élementaire hay bằng DEPSI tức bằng Thành Chung (Diplôme) hay không có không cần thiết. Các ông Ung Văn Khiêm, Cả Văn Thỉnh, Phạm Văn Chiêu (Đốc Chiêu, thân sinh của Phạm Minh Sĩ- có tên đường Phạm Văn Chiêu trong TP Hồ Chí Minh) là những nhà giáo tốt nghiệp trường Sư Phạm.
Trong thời kỳ đất nước qua phân Việt Nam Cộng Hòa thành lập trường Quốc Gia Sư Phạm. Điều kiện thi tuyển vào trường: phải có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hay bằng BEPC. Thời gian học: 03 năm. Một số những vị này được đưa lên dạy các lớp trung học đệ nhất cấp.
Để được dạy các lớp trung học đệ nhất cấp từ 1ère année (đệ thất- lớp 6) đến 4ème année (đệ tứ- lớp 9) phải là người tốt nghiệp École Normale Supérieure Hà Nội (Cao Đẳng Sư Phạm). Điều kiện vào trường Cao Đẳng Sư Phạm: có bằng Diplôme hay Brevet và được chấm đậu trong một kỳ thi tuyển. Thời gian học: 03 năm. Các vị này mang danh hiệu ‘professeur’. Nhà giáo tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội chia làm hai nhóm: a. nhóm khoa học xã hội dạy Văn, Pháp Văn, Công Dân Giáo Dục & Luân Lý, Lịch Sử & Địa Lý. b. nhóm khoa học dạy Toán, Lý Hóa, Vạn Vật. Giáo sư Trần Văn Hương, Hồ Văn Huyên, Tăng Xuân An, Trương Văn Di, Nguyễn Ngọc Cư, Lê Văn Hai… tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội. Ông Trần Văn Hương dạy ở trường Le Myre de Villers ở Mỹ Tho sau về làm Thanh Tra Học Chánh ở Tây Ninh. Số giáo sư đệ nhị cấp người Việt rất ít dưới thời Pháp thuộc. Số này gia tăng vào thập niên 1950 với những vị có cử nhân khoa học, văn chương hay tốt nghiệp ở các đại học ngoại quốc về như các ông Hồ Văn Trực (Lý Hóa, Chasseloup Laubat), Lê Văn Hai (Triết, Chasseloup Laubat rồi Jean Jacques Rousseau), Phan Ngọc Phương (Toán, Pétrus Ký), Phạm Văn Thuật (Anh Văn, Pétrus Ký), Ô. Phối (quên họ) (Lý Hóa, Pétrus Ký), Nguyễn Văn Kiết (Pháp Văn) v.v. Ở các tư thục có các ông Vương Gia Cần, Phan Ngọc Tân (Cả hai đều là kỹ sư Canh Nông). Thái Thị Ngọc Thanh (Anh Văn), Phan Văn Huế (Pháp Văn), Nguyễn Hữu Chỉnh (Pháp Văn), Nguyễn Văn Linh (Pháp Văn) v.v. Theo ông Trịnh Đình Thảo, luật sư Tiến sĩ Luật khoa, luật sư Thái Thị Ngọc Thanh là người giỏi ngôn ngữ nhất ở Đông Dương. Bà nói tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha trôi chảy và rất chuẩn. Bà không có gia đình và không được nhiều người trong giới luật sư biết đến. Điều lạ là bà giỏi ngoại ngữ nhưng không nói tiếng Việt lưu loát như nói ngoại ngữ!
Tổng thống Ngô Đình Diệm là một nhà hành chánh từng làm quản thủ thư viện triều đình Huế, tri huyện Hải Lăng và tuần vũ Bình Thuận. Khi làm tổng thống ông quan tâm đến giáo dục và hành chánh. Trước khi Đaị Học Sư Phạm ra đời đã có trường Cao Đẳng Sư Phạm trên đường Cộng Hòa. Đại Học Sư Phạm ra đời năm 1958 nhằm đào tạo giáo sư trung học đệ nhị cấp. Ta có Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, Huế và Đà Lạt. Đặc biệt Đại Học Sư Phạm có ban Sử- Địa, một môn học không được khuyến khích dưới thời Pháp thuộc. Lịch sử mà học sinh Việt Nam học dưới thời Pháp thuộc là lịch sử nước Gaule, chiến tranh Bách Niên, cách mạng 1789, 1830, 1848, đế quốc La Mã, Byzantine, văn minh Ai Cập v.v. Ở Việt Nam mà học sinh đã thấy sông Seine thơ mộng, vườn Lục Xâm Bảo (Luxembourg) duyên dáng, nhà thờ Notre Dame de Paris cao ngất và đã nghe tiếng reo hò khi phá ngục Bastille. Quả tình chánh phủ Ngô Đình Diệm khuyến khích giáo dục khi cho chỉ số lương khởi điểm của giáo sư tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm là 470 so với chỉ số lương khởi điểm của các phó đốc sự tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh là 430. Giáo sư đứng lớp phải ăn mặc chỉnh tề. Đó chỉ là sự khích lệ tinh thần cho thầy giáo mà thôi. Trên thực tế ta có công thức nghịch như sau: chỉ số lương 430 > 470.
****
Quốc gia nào trên thế giới cũng biết giáo dục quan trọng và là nền móng của sự phát triển quốc gia. Nhưng ở bất cứ nơi nào trên thế giới thầy giáo là những người chịu thiệt thòi nhiều so với những người đồng trình độ học thức. Đối với chánh phủ xây cất trường không tốn kém bằng trả lương cho thầy giáo, một lực lượng trí thức có mặt khắp nơi trong nước chỉ kém quân số của bộ Quốc Phòng mà thôi. Thầy giáo là gạch nối giữa giới thượng lưu trí thức và các nhà phú hộ và giới bình dân nghèo dốt. Nhiều thầy giáo chán nghề cho rằng đó là nghề bán cháo phổi nên tìm cách chuyển sang nghề hành chánh vừa có quyền uy vừa có nhiều lợi lộc. Tỷ lệ thầy giáo trong các đảng phái cách mạng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, đảng Cộng Sản Đông Dương rất cao. Ngoại trừ những người giàu có học hành suông sẻ và đạt học vị cao và có địa vị quan trọng trong xã hội, nghề dạy học tạo sự sống cho đa số những người có tinh thần cầu tiến trong xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh, Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp, Hồ Văn Mịch, Vũ Hồng Khanh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Ngọc Huy…đều trải qua nghề dạy học. Đông Kinh Nghĩa Thục, trường Thăng Long, trường Huỳnh Khương Ninh, trường Lê Bá Cang, trường Chi Lặng …. là nơi cung cấp nguồn sống và môi trường hoạt động của các nhà giáo cách mạng thuộc nhiều khuynh hướng chánh trị khác nhau.
Ít có nhà giáo nào mập mạp hồng hào. Điều đó cho thấy đời sống vật chất khiêm tốn của các nhà giáo qua các thời đại. Người không yêu nghề cảm thấy nghề dạy học nghèo khổ và bạc bẽo. Cảm nghĩ nào cũng phản ảnh phần nào sự thật và mặt tiêu cực của nghề nghiệp. Suy cho cùng nghề nào cũng có sự buồn tủi của nó. Cái đẹp của bất cứ nghề nghiệp nào là chu toàn công việc của mình một cách hoàn mỹ mà đừng trông đợi sự báo đáp.
Thầy giáo dưới thời Pháp thuộc lãnh lương vài chục đồng piastres mỗi tháng nhưng vẫn sống thoải mái và có thể nuôi con cái ăn học và giúp đỡ cho các thân nhân trong dòng họ. Tuổi hưu trí dưới thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng Hòa là 55. Người hưu trí dưới thời Pháp thuộc được lãnh hưu bỗng hàng tháng tương đương với tiền lương tháng trước khi hưu trí nếu có đủ 30 năm thâm niên công vụ. Lương tháng của thầy giáo tốt nghiệp Đaị Học Sư Phạm dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa là $7,900. Giá một lít xăng là $5 và giá một tô phở ở Sài Gòn là $5. Thời ấy ông Nguyễn Ngọc Thơ là bộ trưởng bộ Kinh Tế. Ông Thơ là một đốc phủ sứ. Ông là một nhà hành chánh hơn là một nhà kinh tế nhưng với sự liêm khiết và tấm lòng thực tâm phục vụ của ông kinh tế Việt Nam Cộng Hoà tương đối ổn định mặc dù an ninh bắt đầu bất ổn ở nông thôn về đêm.
Tôi chắc chắn người đọc không khỏi ngạc nhiên và hoài nghi khi đọc đến chuyện người Pháp thuộc địa cũng tôn trọng thầy giáo và trân quí học trò. Thầy giáo có đời sống ổn định với tư cách là một công chức thuộc địa. Không một thầy giáo nào phải vất vả làm thêm 02, 03 công việc mới đủ sống. Học trò không phải trả tiền khi đi đò hay đi xe đò. Trường có cantine miễn phí cho học sinh. Những người ở tỉnh xa được đậu vào trường Petrus Ký hạng cao được cấp phòng ngủ, ăn cơm miễn phí trong trường. Những người xuất sắc được cấp học bổng sang Pháp học như trường hợp ông Tạ Thu Thâu, Lê Văn Thời v.v. Vào thập niên 1990 chánh phủ Paris sẵn sàng dung chứa hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo chỉ vì mến tài của hai ông ấy chớ không để ý đến việc hai nhà trí thức này ở chiến tuyến khác chống lại Pháp trong chiến tranh Việt- Pháp vừa qua. Trước đó trên 40 năm họ không hành hạ ông Nguyễn Ngọc Bích sau khi bị bắt vì đứng trong hàng ngũ Việt Minh. Ho mến tài của ông khi học Grande Ecole ở Pháp. Ông Bích sang Pháp, bỏ nghề cũ để học y khoa và trở thành bác sĩ. Một việc làm có vẻ đơn giản nhưng cực kỳ khó. Vậy mà chỉ tóm lược có mấy hàng chữ!!
Không có nghề nào trên thế giới có nhiều ngày nghỉ như nghề dạy học dưới thời Pháp thuộc. Thầy giáo dạy tiểu học được nghỉ 02 ngày trong tuần (thứ năm .<.Jeudi.>. và chúa nhật .<.Dimanche.>.). Một năm có 52 tuần lễ. Vậy thầy giáo có: 52 x 2: 104 ngày nghỉ hàng tuần trong năm. Thầy giáo có 03 tháng nghỉ hè có lãnh lương đầy đủ (nếu dạy trường công), 03 tuần nghỉ lễ Paques (Phục Sinh); 02 tuần lễ nghỉ Tết; 01 tuần lễ Giáng Sinh (Noel) và các ngày lịch sử khác như ngày đình chiến (11-11), lễ Hai Bà Trưng v.v. Tính ra thầy giáo có ít ra 240 ngày nghỉ trong năm nhưng được lãnh lương đầy đủ.
Về mặt xã hội quần chúng không chê, không khinh các thầy giáo vì nghèo. Đó là nghề tương đối ít đụng chạm nhất mặc dù cũng có vài dư luận về sự độc ác của thầy giáo ngày xưa như thầy giáo bắt học sinh chụm tay lại rồi khẻ bằng thước bảng! Nào là bắt học trò phải quì gối trên xơ mít đầy gai. Ghê gớm hơn là quì trên vỏ sầu riêng gai cứng và nhọn! Những dư luận ấy mô tả thầy giáo như những nhân viên phòng khảo vậy. Rất may là những dư luận tệ hại này không được người có chút lý trí đón nhận. Chuyện dễ hiểu là thầy giáo đi dạy học, đi kiếm đâu ra xơ mit hay vỏ sầu riêng để hành hạ học trò mỗi ngày? Còn bỏ tiền ra mua thì chắc các vị ấy làm không nổi vì lương chỉ đủ sống đâu có dư giả để mua xơ mít! Nên nhớ rằng sầu riêng và mít đều có mùa chớ không phải lúc nào ra chợ cũng có. Nếu có, phải mua bao nhiêu vỏ mít hay vỏ sầu riêng mỗi ngày để hành hạ học sinh?
Việt Nam là quốc gia có chiến tranh dai dẳng nhất vào thế kỷ XX sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt. Chiến tranh càng leo thang, đời sống vật chất và tinh thần càng suy sụp. Dù vậy học đường và trường thi ở miền Nam Việt Nam vẫn chưa đến nỗi hỗn loạn như thời vua Lê chúa Trịnh.
Sau năm 1975 đời sống của thầy giáo càng thê thảm hơn. Tân chế độ ra vẻ như tôn kính thầy giáo bằng cách cử hành ngày Quốc Tế Nhà Giáo (20-11) hàng năm và tỏ ra ca ngợi và an ủi thầy giáo bằng câu: Không tượng đồng bia đá nhưng cũng vẻ vang. Một số thầy giáo của chế độ cũ bị cho nghỉ việc. Một số được lưu dụng nhưng không đủ sống nên cũng xin thôi việc. Một số khác vượt biên. Giã từ quê hương! Giã từ học đường!
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.


Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I. CHUYỆN DÀI AFGHANISTAN

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
CHUYỆN DÀI AFGHANISTAN

david pham

18 thg 9 (4 ngày trước)
tới AnAnhanhCaiCaiCatherineCheChiChienChieuCungDanDaoDianaDiemDucDucDuocDuongDzungGaHiepHieuHungHung
Men goi cac em bai viet duoc danh dau.
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)



From: david pham <davidlanpham@hotmail.com>
Sent: Monday, September 18, 2017 12:35 AM
To: david pham
Subject: pham dinh lan - chuyen dai Afghanistan


pham dinh lan - chuyen dai Afghanistan

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
CHUYỆN DÀI AFGHANISTAN

 
          Mọi người trên Trái Đất đều có định số. Mọi quốc gia cũng có định số của nó. Afghanistan (A Phú Hãn) là quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt và do đó, có định số cũng đặc biệt.
Afghanistan là một quốc gia Trung và Nam Á giữa các quốc gia to lớn có nền văn minh cổ xưa như Ẩn Độ (Bà La Môn Giáo), Trung Hoa (Khổng- Lão Giáo), Ba Tư (Persia- Iran- Hỏa Giáo tức Zoroastrianism, tôn giáo độc thần cổ xưa trên thế giới do Zoroaster truyền giảng).

Afghanistan rộng 650,000 km2 (rộng gấp 02 lần nước Việt Nam). Xứ có nhiều núi non, sa mạc, ít sông ngòi. Afghanistan theo Hồi Giáo đa số thuộc phái Sunni. Nước này có biên giới chung với các nước Hồi Giáo như Iran, Turkmenistan (cựu Cộng Hòa Sô Viết), Uzbekistan (Cựu Cộng Hòa Sô Viết), Pakistan, Kyrgyztan (cựu Cộng Hòa Sô Viết) và Trung Quốc (một phần biên giới chung ngắn nối liền Sinkiang (Tân Cương Hồi Giáo).

Năm 1973 chế độ quân chủ do vua Zahir Shah (Shah không phải là họ hay tên mà là vương tước) đại diện bị lật đổ. Muhammad Daoud Khan thành lập nền Cộng Hòa và là tổng thống của chế độ mới. Daoud Khan là nhà độc tài phỏng theo chánh sách cai trị của Cộng Sản Liên Sô. Đến năm 1978 Daoud Khan bỏ Liên Sô để hướng về Saudi Arabia và Iran. Lúc ấy Iran còn thân Mỹ. Liên Sô cho những người Cộng Sản Afghanistan lật đổ Daoud Khan. Noor Tarak thay Daoud Khan rồi bị giết chết năm 1979. Amin lên làm tổng thống và bị giết chết vào cuối năm 1979 khi Liên Sô xâm lăng vào Afghanistan. Liên Sô đưa Karmal lên lãnh đạo Afghanistan Cộng Sản. Đến năm 1986 Karmal được Muhammad Najubullah thay thế. Nhiều quân sĩ Afghanistan bỏ ngũ khi quân Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Các nhà lãnh đạo tinh thần Hồi Giáo chống lại sự xâm lặng của Liên Sô và chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương hủy diệt tôn giáo. Dân Afghanistan dùng chiến thuât du kích để đánh quân Liên Sô. 80% dân chúng Afghanistan là dân nông thôn và sơn thôn. Thị dân chỉ có 20%. Du kích Afghanistan rất quá khích trong việc đánh đuổi xâm lăng. Họ xem việc đánh Liên Sô là một cuộc Thánh chiến. Người Afghanistan theo Liên Sô bị xử tử nếu bị bắt. Thân nhân của họ cũng bị trừng phạt nghiêm khắc. Đến năm 1988 Liên Sô đành phải rút quân ra khỏi Afghanistan như một cường quốc bại trận. Năm 1989 chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu. Năm 1991 Liên Sô sụp đổ.

Chánh phủ Cộng Sản của Najubullah cũng sụp đổ theo sau sự rút quân Liên Sô ra khỏi Afghanistan. Najubullah bị hành hình. Từ năm 1988 đến 1996 có sự tương tàn giữa các phe kháng chiến chống Liên Sô trước kia. Cuối cùng phe Taliban của Muhammad Omar nắm chánh quyền. Luật Sharia được thi hành nghiêm nhặt. Afghanistan dung chứa Osama Bin Laden lập trại huấn luyện khủng bố để hoạt động khắp thế giới.

Sau vụ 11-09-2001 xảy ra ở New York và Washington DC (Pentagon) Mỹ tấn công Afghanistan nơi chứa chấp Osama Bin Laden và tổ chức khủng bố Al Qaeda. Chánh quyền Taliban sụp đổ. Quân Mỹ và NATO vào Afghanistan. Taliban thua nhưng không đầu hàng. Osama Bin Laden và Omar không bị bắt. Năm 2003 Mỹ lại quyết định tấn công Iraq nhằm lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein. Hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq dưới thời tổng thống Bush II (Cộng Hoà) khiến cho Mỹ trở thành con nợ lớn nhất thế giới và rơi vào sự suy thoái kinh tế trầm trọng vào năm 2008. Để giảm bớt nợ và cứu vãn sự suy thoái kinh tế, tổng thống Obama, vị tổng thống Da Đen đầu tiên của Mỹ, hứa sẽ rút quân khỏi Iraq vào năm 2011 và Afghanistan vào năm 2014. Các quốc gia trong khối NATO lần lượt rời khỏi Afghanistan. Taliban vùng lên, sống dậy. Chánh phủ Kabul có vẻ yếu thế trước đội quân Taliban (Talib: sinh viên Hồi Giáo) quá khích và già dặn kinh nghiệm tác chiến. Tổng thống Obama không rút hết quân ra khỏi Afghanistan như đã làm ở Iraq mà lưu lại trên 8,500 quân sĩ Mỹ ở đó. Chiến tranh Afghanistan là cuộc chiến tranh tiêu hao và dai dẳng nhất trong lịch sử chiến tranh của Mỹ. Chiến binh Taliban thường xuyên đe dọa chánh phủ Kabul bằng cách đánh bom tự sát, dùng những tay súng tấn công vào các cơ quan chánh phủ kể cả cơ quan tình báo Afghanistan. Taliban móc nối với quân sĩ trong quân đội Afghanistan để giết hại quân sĩ Mỹ, NATO và các người ngoại quốc làm thiện nguyện v.v. Taliban hoạt động chẳng những ở Afghanistan mà còn hoạt động ở Pakistan nữa. 80% dân chúng Afghanistan sống ở nông thôn. 20% sống ở thành phố. Tỷ lệ dân chúng Afghanistan ủng hộ chánh phủ Kabul là bao nhiêu? Câu trả lời chính xác thì khó nhưng câu trả lời khách quan và có sát xuất đúng trên 50- 60% thì rất dễ. Dân nông thôn có cảm tình với Taliban vì tình đồng chủng, đồng đạo và hoài nghi người ngoại quốc. Một số khác ở trong tình thế phải có cảm tình và tán trợ Taliban. Nếu không, họ sẽ bị giết một cách thê thảm. Ngay cả quân sĩ trong chánh phủ Kabul cũng dễ dàng bị móc nối. Nếu chống lại, thân nhân của họ ở nông thôn hay sơn thôn sẽ mang họa! Chánh phủ Kabul là một chánh phủ hoàn hảo? Câu trả lời đó tương lai thẩm định.

Afghanistan trở thành địa bàn hoạt động của các nhóm Hồi Giáo quá khích được thế giới Tây Phương xem là khủng bố như Taliban, Al Qaeda, ISIS.

Afghanistan được Nga, Trung Quốc, Iran, Pakistan, Ẩn Độ đặc biệt để ý đến. Đó là con đường xâm lăng cổ xưa của Alexander Đại Đế của xứ Macedonia, của Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn), của Ấn Độ. Nga và Anh đều có xâm lăng Afghanistan vào thế kỷ XIX (Nga muốn mở đường Nam tiến trong khi Anh muốn bảo vệ thuộc địa Ấn Độ nên phải xâm lăng Afghanistan và ngăn chặn sự đe dọa của Nga), sự xâm lăng của Liên Sô (1979- 1988), sự xâm lăng của Mỹ (2001- ).

Iran và Pakistan muốn gây ảnh hưởng đối với nước láng giềng Afghanistan đồng đạo. Iran theo Hồi Giáo Shiite. Afghanistan và Pakistan theo Hồi Giáo Sunnite. Về mặt tôn giáo ảnh hưởng của Pakistan quan trọng hơn Iran.

Xưa kia Ấn Độ từng xâm lăng Afghanistan. Bây giờ nếu Ấn Độ có ảnh hưởng ở đó thì họ có cơ hội nắm thế thượng phong đối với Pakistan, quốc gia thù nghịch của Ấn Độ kể từ ngày độc lập và qua phân bán đảo Ấn Độ năm 1947.

Sau khi đa số quân Mỹ rút khỏi Afghanistan Trung Quốc bắt đầu dòm ngó các quặng mỏ ở đây. Ngoài á phiện, Afghanistan có nhiều mỏ vàng, chì, uranium, khí đốt v.v. Trữ lượng quặng mỏ của Afghanistan ước lượng trên 1 cải (trillion) Mỹ kim tức 1,000 tỷ Mỹ kim. Trung Quốc có một đoạn biên giới gắn với Afghanistan. Đó là đường thâm nhập hay trung tâm huấn luyện khủng bố đưa vào Sinkiang (Tân Cương) hoạt động chống chánh quyền Cộng Sản Trung Quốc. Đó là một nguyên nhân khác khiến Trung Quốc quan tâm đến Afghanistan.

Đối với Mỹ vào được Afghanistan tức là xáp lại gần Ấn Độ, Iran, Nga, Trung Quốc và các cựu Cộng Hòa Sô Viết theo Hồi Giáo. Mỹ đã tốn trên 850 tỷ Mỹ kim Mỹ ở Afghanistan nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Họ phải hiện diện ở đó và chấp nhận một cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử.

Đối với Nga, họ hậm hực vì Mỹ từng giúp cho phe kháng chiến đánh đuổi quân Liên Sô phải rút khỏi Afghanistan trong cảnh thảm bại. Người ta tin rằng Nga trả thù Mỹ bằng cách cung cấp võ khí cho Taliban chống chánh phủ Kabul thân Mỹ. Mỹ vẫn còn duy trì 8,500 quân nhân Mỹ làm cố vấn và huấn luyện cho quân sĩ Afghanistan trong quân đội chánh phủ Kabul. Theo báo cáo chánh thức từ năm 2014 đến nay Taliban làm chủ tình hình ở 171 quận. Taliban cho rằng họ kiểm soát 211 quận và nửa tỉnh Kandahar. Một nguồn tin bi quan khác cho rằng Taliban có ảnh hưởng trên 50% lãnh thổ Afghanistan.

Ngày 21-08-2017 tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch chiến thắng khủng bố, chỉ trích và dọa Pakistan nhưng ông không nói rõ sẽ đưa bao nhiêu quân sang Afghanistan. Tổng thống Trump quá tự tin nên xem thường các tổng thống tiền nhiệm. Ông có những thiên anh hùng ca chiến thắng mà không cần biết thực tế chiến trường, loại chiến tranh đang phải đương đầu và thế nào là thắng bại. Những thiên anh hùng ca này được đưa ra ngay khi ông phải đương đầu với:

vấn để đối nội: trong vòng 07 tháng chánh phủ của ông có nhiều viên chức cao cấp bị cách chức và từ chức; ủy ban điều tra của Mueller tiến gần đến việc điều tra các cộng sự viên thân cận của ông như Manafort, con trai của ông, rể của ông; ông lên tiếng chỉ trích chủ tịch Hạ Viện, trưởng khối đa số Cộng Hòa ở Thượng Viện, các nghị sĩ Tennessee vì chỉ trích ông thiếu khả năng, nghị sĩ Mc Cain vì không bỏ phiếu bãi bỏ Obamacare; nghị sĩ Nevada, nghị sĩ Arizona không ủng hộ việc bãi bỏ Obamacare (tất cả đều thuộc đảng Cộng Hoà!); tổng thống Trump bị xem là có cảm tình với đảng KKK, Tân Phát Xít sau vụ biểu tình bạo động ở Charlottesville. Một phụ nữ bị nhóm quá khích cực đoan nầy dùng xe hơi lao vào những người phản đối lại những người quá khích chủ trương kỳ thị chủng tộc. Tổng thống Trump không đả động gì đến việc một người ở Ohio dùng xe hơi làm chết một thiếu nữ ở Charlottesville. Giữa lúc cơn bão Harvey đe dọa tàn phá tiểu bang Texas, tổng thống tuyên bố ân xá cho một cảnh sát trưởng Arpio ở Arizona nổi tiếng là người chống lại những người nhập cư bất hợp pháp nên có những hành vi phạm luật và bị tòa án chế tài. Đây là một sự ân xá đặc biệt vì viên cảnh sát trưởng 85 tuổi này chưa bị toà xử (đến tháng 10-2017 mới xử) và chính bản thân của ông này cũng không đệ đơn xin ân xá!! Giới quan sát cho rằng việc ân xá ông cảnh sát trưởng ở Arizona là một sự dằn mặt ông Mueller đang điều tra các ông Manafort, tướng Flynn, con trai và rể tổng thống Trump. Tổng thống Trump như ngầm nói rằng: “ Ông cứ điều tra. Tôi sẽ ân xá cho họ.” Cùng thời gian bão này có một phụ tá của tổng thống Trump từ nhiệm v.v.

vấn để đối ngoại: tổng thống Trump nhức đầu với Bắc Hàn. Trong 07 tháng cầm quyền ông chứng kiến bốn (04) lần tàu chiến của Hoa Kỳ ở tây Thái Bình Dương vùng biển mà bây giờ được gọi là Indo- Pacific đụng với tàu buôn hay tàu dầu. Tổng cộng có gần 20 thủy thủ chết. Không nghe nói tàu buôn hay tàu dầu thiệt hại ra sao chỉ biết tàu chiến của Mỹ bị thủng nặng và có thủy thủ chết. Phi cơ chở bom nguyên tử của Nga xuất hiện trên vòm trời Bắc Hàn. Phi cơ quân sự Nga xuất hiện trên vòm trời Washington DC, Nhật Hải và Hoàng Hải. Nga tập trận sát nách với Ba Lan. Bắc Hàn tiếp tục thử hỏa tiễn sau khi bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ cho rằng Bắc Hàn đã tự kềm chế sau khi Hội Đồng Bảo An LHQ biểu quyết trừng phạt Bắc Hàn! 

Trở lại vấn đề Afghanistan phải đưa bao nhiêu quân sang đó để chiến thắng khủng bố? 
Khủng bố ở đó là ai? Taliban? Al Qaeda? ISIS?

Dùng sức mạnh quân sự để đè bẹp chánh quyền Taliban thì Mỹ và NATO đã làm rồi năm 2001. Taliban thua nhưng không đầu hàng và tìm cách chổi dậy ngay dưới thời tống thống Bush II. Địa bàn của Taliban chẳng những là Afghanistan nhất là miền tây nam xứ này mà còn trên lãnh thổ của Pakistan nữa.

Tổng thống Donald Trump có cần nới rộng chiến tranh sang Pakistan không?

Trung Quốc vội vã lên tiếng binh vực Pakistan, quốc gia vừa nhận tiền của Mỹ nhưng là đồng minh gắn bó của Trung Quốc. Họ cần Trung Quốc để cân bằng lực lượng với Ấn Độ, kẻ thù bất khoan nhượng của họ.

Năm 1945 người Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam. Người Việt Nam chống họ bằng tầm vông vạt nhọn chớ chưa có đầy đủ súng ống dù là súng cũ kỹ. Thế mà tướng Leclerc, người hùng giải phóng Paris năm 1944, nghĩ phải cần 500,000 quân mới bình định nổi. Tuy nghĩ vậy ông Leclerc có một ý nghĩ thực và thầm kín rằng cho dù có 500,000 quân Pháp cũng không thắng được một dân tộc khao khát độc lập đến nỗi sẵn sàng dùng tầm vông vạt nhọn đương đầu với võ khí tối tân, xe tăng, tàu chiến, phi cơ của Pháp. 500,000 quân, nếu có, sẽ trải mỏng trên ba nước Đông Dương rộng 750,000 km2 cũng không đủ sức bình định và kiểm soát lãnh thổ có kết quả. Tướng Leclerc biết như vậy vì chính ông sốt sắng tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến. Khi chỉ huy quân Pháp giải phóng Paris dưới sự hỗ trợ của quân Đồng Minh do Mỹ chỉ huy ông chỉ là một thiếu tá. Các tướng lãnh Pháp khác cười vỡ bụng khi thấy những người gầy đét, da sạm nắng, ăn mặc lôi thôi cầm tầm vông vạt nhọn chống quân Pháp trở lại Việt Nam và quân Anh- Ấn đến giải giới Nhật ở Sài Gòn. Họ nghĩ họ sẽ dẹp đám giặc cỏ này trong vòng 06 tháng. Vậy mà cuộc chiến kéo dài 09 năm với kết quả hoàn toàn trái ngược.

Dưới thời tổng thống Kennedy Việt Nam Cộng Hòa có 17,000 cố vấn Mỹ. Năm 1965 Hoa Kỳ đưa 200,000 quân đến Nam Việt Nam để giúp quân đội Việt Nam Cộng Hoà chống Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa rộng 175,000 km2.

Đến năm 1969 quân số Mỹ được gởi sang Nam Việt Nam là 536,000 người được trang bị bằng các loại võ khí tối tân và được yểm trợ của các giàn pháo hùng hậu trên đất liền, trên tàu chiến ngoài khơi Thái Bình Dương và của các oanh tạc cơ kể cả B-52 từ các căn cứ ở bắc Thái Lan và trên đảo Guam. Hoa Kỳ rút ra khỏi Miền Nam Việt Nam sau khi ký hiệp định Paris năm 1973. Hai năm sau Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.

Diện tích Afghanistan gấp đôi diện tích nước Việt Nam thống nhất và gần gấp 04 lần diện tích của Việt Nam Cộng Hoà. Afghanistan có 34 triệu dân trong đó có 80% dân nông thôn và sơn thôn tức 27 triệu người và 20% thị dân tức 07 triệu người.

Phải cần bao nhiêu quân để chiến thắng? Dựa vào yếu tố nào để xác định chiến thắng? Dựa vào xác chết của thủ lãnh nhóm khủng bố? xác chết của khủng bố? Thời gian chiến thắng có thể ước lượng trước được không? Chiến tranh chống khủng bố hay chống du kích thấy dễ mà khó vì tính phức tạp của chúng. Dễ vì họ có vẻ ít, thiếu võ khí, thiếu tổ chức, thiếu chỉ huy. Khó vì họ bám vào thường dân nhất là ở nông thôn và sơn thôn. Dân nuôi họ dù tự nguyện hay trong thế bị cưỡng bách phải làm như vậy. Dân dung chứa họ, làm tai mắt cho họ, làm bia đỡ đạn cho họ khi bị tấn công.

Sự khó khăn đối với quân sĩ Mỹ là làm sao phân biệt dân chúng với cán binh Taliban, khủng bố Al Qaeda và ISIS. Sự khó khăn này họ từng gặp ở Nam Việt Nam khi không thể phân biệt nông dân với du kích Cộng Sản. Ở miền Nam Việt Nam không xảy ra chuyện lính Việt Nam Cộng Hoà bắn quân sĩ Mỹ hay cố vấn Mỹ. Nhưng ở Afghanistan những chuyện như vậy đã xảy ra vài lần.

Nếu vào thập niên 1980 Hoa Kỳ giúp cho phe kháng chiến Afghanistan chống Liên Sô thì bây giờ thế nào Nga cùng trả đũa lại bằng cách giúp võ khí cho Taliban đánh phá chánh phủ Kabul thân Mỹ.


Anh và Nga thời Nga hoàng không thành công ở Afghanistan.



Liên Sô bị thảm bại ở đó.

Mỹ không thắng, không thua ở đó. Tình trạng như vậy kéo dài được bao lâu trong trạng thái không thắng, không thua nhưng hao tổn nhân lực, tài lực, vật lực và sự bào mòn tinh thần.

Nếu Mỹ rút đi thì Nga, Iran, Pakistan, Trung Quốc và Ấn Độ nhảy vào. Mỹ không có cơ hội có ảnh hưởng ở một vùng xa xôi gần Nga, Trung Quốc, Iran, Pakistan và Ấn Độ sau khi tổn phí chiến tranh lên đến gần 1,000 tỷ Mỹ kim.

Nếu Taliban chấp nhận tham gia liên hiệp với chánh phủ Kabul thì, với khí thế hiện có sớm muộn gì họ cũng lật đổ chánh phủ Kabul.

Gởi thêm vài ngàn quân có vẻ quá mỏng đối với một quốc gia rộng 650,000 km2 để đảm bảo chiến thắng quân sự. Afghanistan đầy dẫy núi non, sa mạc. Khí hậu khắc nghiệt, ngày nóng đêm lạnh; mùa đông băng giá; mùa hè nóng bức; nguồn nước nghèo nàn; giao thông trắc trở, hiểm nghèo. Dân chúng không thiện cảm với người Bạch Chủng phương Tây và đạo Christ. Đó là sự thất thế to tát của đội quân ngoại nhập và chánh phủ Kabul do Mỹ yểm trợ.

Cảnh không thắng cũng không bại của Mỹ là ước muốn của Moscow và Beijing (Bắc Kinh). Đó là cách gây tiêu hao cho nước Mỹ và bào mòn ý chí của người Mỹ. Trong các loại bịnh có chứng chướng hơi (flatulence). Nó không phải là bịnh, không gây tử vong nhưng không tạo sự thoải mái cho người mang chứng ấy. Về phương diện chánh trị tôi tạm đặt tên chứng bịnh chánh trị này là POLITICAL FLATULENCE (chứng chướng hơi chánh trị) để diễn tả trạng thái không thắng, không bại của Mỹ ở Afghanistan vậy. Nguồn gốc của chứng nầy: KHÔNG TIÊU HÓA.

 
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.



                          CHUYN DÀI AFGHANISTAN

                                                 PHM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
     

                Mọi người trên Trái Đất đều có định số. Mọi quốc gia cũng có định số của nóAfghanistan (A Phú Hãn) là quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt và do đó, có định số cũng đặc biệt.
            Afghanistan là một quốc gia Trung và Nam Á giữa các quốc gia to lớn có nền văn minh cổ xưa như Ẩn Độ (Bà La Môn Giáo), Trung Hoa (Khổng- Lão Giáo), Ba Tư (Persia- Iran- Hỏa Giáo tức Zoroastrianism, tôn giáo độc thần cổ xưa trên thế giới do Zoroaster truyền giảng).
                        Afghanistan rộng 650,000 km2 (rộng gấp 02 lần nước Việt Nam). Xứ có nhiều núi non, sa mạc, ít sông ngòi. Afghanistan theo Hồi Giáo đa số thuộc phái Sunni. Nước này có biên giới chung với các nước Hồi Giáo như Iran, Turkmenistan (cựu Cộng Hòa Sô Viết), Uzbekistan (Cựu Cộng Hòa Sô Viết), Pakistan, Kyrgyztan (cựu Cộng Hòa Sô Viết) và Trung Quốc (một phần biên giới chung ngắn nối liền Sinkiang (Tân Cương Hồi Giáo).
            Năm 1973 chế độ quân chủ do vua Zahir Shah (Shah không phải là họ hay tên mà là vương tước) đại diện bị lật đổ. Muhammad Daoud Khan thành lập nền Cộng Hòa và là tổng thống của chế độ mới. Daoud Khan là nhà độc tài phỏng theo chánh sách cai trị của Cộng Sản Liên Sô. Đến năm 1978 Daoud Khan bỏ Liên Sô để hướng về Saudi Arabia và Iran. Lúc ấy Iran còn thân Mỹ. Liên Sô cho những người Cộng Sản Afghanistan lật đổ Daoud Khan. Noor Tarak thay Daoud Khan rồi bị giết chết năm 1979. Amin lên làm tổng thống và bị giết chết vào cuối năm 1979 khi Liên Sô xâm lăng vào Afghanistan. Liên Sô đưa Karmal lên lãnh đạo Afghanistan Cộng Sản. Đến năm 1986 Karmal được Muhammad Najubullah thay thế. Nhiều quân sĩ Afghanistan bỏ ngũ khi quân Liên Sô xâm lăng Afghanistan. Các nhà lãnh đạo tinh thần Hồi Giáo chống lại sự xâm lặng của Liên Sô và chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương hủy diệt tôn giáo. Dân Afghanistan dùng chiến thuât du kích để đánh quân Liên Sô. 80% dân chúng Afghanistan là dân nông thôn và sơn thôn. Thị dân chỉ có 20%. Du kích Afghanistan rất quá khích trong việc đánh đuổi xâm lăng. Họ xem việc đánh Liên Sô là một cuộc Thánh chiến. Người Afghanistan theo Liên Sô bị xử tử nếu bị bắt. Thân nhân của họ cũng bị trừng phạt nghiêm khắc. Đến năm 1988 Liên Sô đành phải rút quân ra khỏi Afghanistan như một cường quốc bại trận. Năm 1989 chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu. Năm 1991 Liên Sô sụp đổ.
            Chánh phủ Cộng Sản của Najubullah cũng sụp đổ theo sau sự rút quân Liên Sô ra khỏi Afghanistan. Najubullah bị hành hình. Từ năm 1988 đến 1996 có sự tương tàn giữa các phe kháng chiến chống Liên Sô trước kia. Cuối cùng phe Taliban của Muhammad Omar nắm chánh quyền. Luật Sharia được thi hành nghiêm nhặt. Afghanistan dung chứa Osama Bin Laden lập trại huấn luyện khủng bố để hoạt động khắp thế giới.
            Sau vụ 11-09-2001 xảy ra ở New York và Washington DC (Pentagon) Mỹ tấn công Afghanistan nơi chứa chấp Osama Bin Laden và tổ chức khủng bố Al Qaeda. Chánh quyền Taliban sụp đổ. Quân Mỹ và NATO vào Afghanistan. Taliban thua nhưng không đầu hàng. Osama Bin Laden và Omar không bị bắt. Năm 2003 Mỹ lại quyết định tấn công Iraq nhằm lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein. Hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq dưới thời tổng thống Bush II (Cộng Hoà) khiến cho Mỹ trở thành con nợ lớn nhất thế giới và rơi vào sự suy thoái kinh tế trầm trọng vào năm 2008.Để giảm bớt nợ và cứu vãn sự suy thoái kinh tế, tổng thống Obama, vị tổng thống Da Đen đầu tiên của Mỹ, hứa sẽ rút quân khỏi Iraq vào năm 2011 và Afghanistan vào năm 2014. Các quốc gia trong khối NATO lần lượt rời khỏi Afghanistan.Taliban vùng lên, sống dậy. Chánh phủ Kabul có vẻ yếu thế trước đội quân Taliban (Talib: sinh viên Hồi Giáo) quá khích và già dặn kinh nghiệm tác chiến. Tổng thống Obama không rút hết quân ra khỏi Afghanistan như đã làm ở Iraq mà lưu lại trên 8,500 quân sĩ Mỹ ở đó. Chiến tranh Afghanistan là cuộc chiến tranh tiêu hao và dai dẳng nhất trong lịch sử chiến tranh của Mỹ. Chiến binh Taliban thường xuyên đe dọa chánh phủ Kabul bằng cách đánh bom tự sát, dùng những tay súng tấn công vào các cơ quan chánh phủ kể cả cơ quan tình báo Afghanistan. Taliban móc nối với quân sĩ trong quân đội Afghanistan để giết hại quân sĩ Mỹ, NATO và các người ngoại quốc làm thiện nguyện v.v. Taliban hoạt động chẳng những ở Afghanistan mà còn hoạt động ở Pakistan nữa. 80% dân chúng Afghanistan sống ở nông thôn. 20% sống ở thành phố. Tỷ lệ dân chúng Afghanistan ủng hộ chánh phủ Kabul là bao nhiêu? Câu trả lời chính xác thì khó nhưng câu trả lời khách quan và có sát xuất đúng trên 50- 60% thì rất dễ. Dân nông thôn có cảm tình với Taliban vì tình đồng chủng, đồng đạo và hoài nghi người ngoại quốc. Một số khác ở trong tình thế phải có cảm tình và tán trợ Taliban. Nếu không, họ sẽ bị giết một cách thê thảm. Ngay cả quân sĩ trong chánh phủ Kabul cũng dễ dàng bị móc nối. Nếu chống lại, thân nhân của họ ở nông thôn hay sơn thôn sẽ mang họa! Chánh phủ Kabul là một chánh phủ hoàn hảo? Câu trả lời đó tương lai thẩm định.
            Afghanistan trở thành địa bàn hoạt động của các nhóm Hồi Giáo quá khích được thế giới Tây Phương xem là khủng bố như Taliban, Al Qaeda, ISIS.
            Afghanistan được Nga, Trung Quốc, Iran, Pakistan, Ẩn Độ đặc biệt để ý đến. Đó là con đường xâm lăng cổ xưa của Alexander Đại Đế của xứ Macedonia, của Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn), của Ấn Độ. Nga và Anh đều có xâm lăng Afghanistan vào thế kỷ XIX (Nga muốn mở đường Nam tiến trong khi Anh muốn bảo vệ thuộc địa Ấn Độ nên phải xâm lăng Afghanistan và ngăn chặn sự đe dọa của Nga), sự xâm lăng của Liên Sô (1979- 1988), sự xâm lăng của Mỹ (2001- ).
            Iran và Pakistan muốn gây ảnh hưởng đối với nước láng giềng Afghanistan đồng đạo. Iran theo Hồi Giáo Shiite.Afghanistan và Pakistan theo Hồi Giáo Sunnite. Về mặt tôn giáo ảnh hưởng của Pakistan quan trọng hơn Iran.

            Xưa kia Ấn Độ từng xâm lăng Afghanistan. Bây giờ nếu Ấn Độ có ảnh hưởng ở đó thì họ có cơ hội nắm thế thượng phong đối với Pakistan, quốc gia thù nghịch của Ấn Độ kể từ ngày độc lập và qua phân bán đảo Ấn Độ năm 1947.

           
            Sau khi đa số quân Mỹ rút khỏi Afghanistan Trung Quốc bắt đầu dòm ngó các quặng mỏ ở đây. Ngoài á phiện, Afghanistan có nhiều mỏ vàng, chì, uranium, khí đốt v.v. Trữ lượng quặng mỏ của Afghanistan ước lượng trên 1 cải (trillion) Mỹ kim tức 1,000 tỷ Mỹ kim. Trung Quốc có một đoạn biên giới gắn với Afghanistan. Đó là đường thâm nhập hay trung tâm huấn luyện khủng bố đưa vào Sinkiang (Tân Cương) hoạt động chống chánh quyền Cộng Sản Trung Quốc. Đó là một nguyên nhân khác khiến Trung Quốc quan tâm đến Afghanistan.
            Đối với Mỹ vào được Afghanistan tức là xáp lại gần Ấn Độ, Iran, Nga, Trung Quốc và các cựu Cộng Hòa Sô Viết theo Hồi Giáo. Mỹ đã tốn trên 850 tỷ Mỹ kim Mỹ ở Afghanistan nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Họ phải hiện diện ở đó và chấp nhận một cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử.
            Đối với Nga, họ hậm hực vì Mỹ từng giúp cho phe kháng chiến đánh đuổi quân Liên Sô phải rút khỏi Afghanistan trong cảnh thảm bại. Người ta tin rằng Nga trả thù Mỹ bằng cách cung cấp võ khí cho Taliban chống chánh phủ Kabul thân Mỹ. Mỹ vẫn còn duy trì 8,500 quân nhân Mỹ làm cố vấn và huấn luyện cho quân sĩ Afghanistan trong quân đội chánh phủ Kabul. Theo báo cáo chánh thức từ năm 2014 đến nay Taliban làm chủ tình hình ở 171 quận. Taliban cho rằng họ kiểm soát 211 quận và nửa tỉnh Kandahar. Một nguồn tin bi quan khác cho rằng Taliban có ảnh hưởng trên 50% lãnh thổ Afghanistan.
            Ngày 21-08-2017 tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch chiến thắng khủng bố, chỉ trích và dọa Pakistan nhưng ông không nói rõ sẽ đưa bao nhiêu quân sang Afghanistan. Tổng thống Trump quá tự tin nên xem thường các tổng thống tiền nhiệm. Ông có những thiên anh hùng ca chiến thắng mà không cần biết thực tế chiến trường, loại chiến tranh đang phải đương đầu và thế nào là thắng bại. Những thiên anh hùng ca này được đưa ra ngay khi ông phải đương đầu với:
            - vấn để đối nội: trong vòng 07 tháng chánh phủ của ông có nhiều viên chức cao cấp bị cách chức và từ chức; ủy ban điều tra của Mueller tiến gần đến việc điều tra các cộng sự viên thân cận của ông như Manafort, con trai của ông, rể của ông; ông lên tiếng chỉ trích chủ tịch Hạ Viện, trưởng khối đa số Cộng Hòa ở Thượng Viện, các nghị sĩ Tennessee vì chỉ trích ông thiếu khả năng, nghị sĩ Mc Cain vì không bỏ phiếu bãi bỏ Obamacare; nghị sĩ Nevada, nghị sĩ Arizona không ủng hộ việc bãi bỏ Obamacare (tất cả đều thuộc đảng Cộng Hoà!); tổng thống Trump bị xem là có cảm tình với đảng KKK, Tân Phát Xít sau vụ biểu tình bạo động ở Charlottesville. Một phụ nữ bị nhóm quá khích cực đoan nầy dùng xe hơi lao vào những người phản đối lại những người quá khích chủ trương kỳ thị chủng tộc. Tổng thống Trump không đả động gì đến việc một người ở Ohio dùng xe hơi làm chết một thiếu nữ ở Charlottesville. Giữa lúc cơn bão Harvey đe dọa tàn phá tiểu bang Texas, tổng thống tuyên bố ân xá cho một cảnh sát trưởng Arpio ở Arizona nổi tiếng là người chống lại những người nhập cư bất hợp pháp nên có những hành vi phạm luật và bị tòa án chế tài. Đây là một sự ân xá đặc biệt vì viên cảnh sát trưởng 85 tuổi này chưa bị toà xử (đến tháng 10-2017 mới xử) và chính bản thân của ông này cũng không đệ đơn xin ân xá!! Giới quan sát cho rằng việc ân xá ông cảnh sát trưởng ở Arizona là một sự dằn mặt ông Mueller đang điều tra các ông Manafort, tướng Flynn, con trai và rể tổng thống Trump. Tổng thống Trump như ngầm nói rằng: “ Ông cứ điều tra. Tôi sẽ ân xá cho họ.” Cùng thời gian bão này có một phụ tá của tổng thống Trump từ nhiệm v.v.
            - vấn để đối ngoại: tổng thống Trump nhức đầu với Bắc Hàn. Trong 07 tháng cầm quyền ông chứng kiến bốn (04) lần tàu chiến của Hoa Kỳ ở tây Thái Bình Dương vùng biển mà bây giờ được gọi là Indo- Pacific đụng với tàu buôn hay tàu dầu. Tổng cộng có gần 20 thủy thủ chết. Không nghe nói tàu buôn hay tàu dầu thiệt hại ra sao chỉ biết tàu chiến của Mỹ bị thủng nặng và có thủy thủ chết. Phi cơ chở bom nguyên tử của Nga xuất hiện trên vòm trời Bắc Hàn. Phi cơ quân sự Nga xuất hiện trên vòm trời Washington DC, Nhật Hải và Hoàng Hải. Nga tập trận sát nách với Ba Lan. Bắc Hàn tiếp tục thử hỏa tiễn sau khi bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ cho rằng Bắc Hàn đã tự kềm chế sau khi Hội Đồng Bảo An LHQ biểu quyết trừng phạt Bắc Hàn!
            Trở lại vấn đề Afghanistan phải đưa bao nhiêu quân sang đó để chiến thắng khủng bố?
            Khủng bố ở đó là ai? Taliban? Al Qaeda? ISIS?
            Dùng sức mạnh quân sự để đè bẹp chánh quyền Taliban thì Mỹ và NATO đã làm rồi năm 2001. Taliban thua nhưng không đầu hàng và tìm cách chổi dậy ngay dưới thời tống thống Bush II. Địa bàn của Taliban chẳng những là Afghanistan nhất là miền tây nam xứ này mà còn trên lãnh thổ của Pakistan nữa.
            Tổng thống Donald Trump có cần nới rộng chiến tranh sang Pakistan không?
            Trung Quốc vội vã lên tiếng binh vực Pakistan, quốc gia vừa nhận tiền của Mỹ nhưng là đồng minh gắn bó của Trung Quốc. Họ cần Trung Quốc để cân bằng lực lượng với Ấn Độ, kẻ thù bất khoan nhượng của họ.
            Năm 1945 người Pháp trở lại tái chiếm Việt Nam. Người Việt Nam chống họ bằng tầm vông vạt nhọn chớ chưa có đầy đủ súng ống dù là súng cũ kỹ. Thế mà tướng Leclerc, người hùng giải phóng Paris năm 1944, nghĩ phải cần 500,000 quân mới bình định nổi. Tuy nghĩ vậy ông Leclerc có một ý nghĩ thực và thầm kín rằng cho dù có 500,000 quân Pháp cũng không thắng được một dân tộc khao khát độc lập đến nỗi sẵn sàng dùng tầm vông vạt nhọn đương đầu với võ khí tối tân, xe tăng, tàu chiến, phi cơ của Pháp. 500,000 quân, nếu có, sẽ trải mỏng trên ba nước Đông Dương rộng 750,000 km2 cũng không đủ sức bình định và kiểm soát lãnh thổ có kết quả. Tướng Leclerc biết như vậy vì chính ông sốt sắng tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít Đức trong đệ nhị thế chiến. Khi chỉ huy quân Pháp giải phóng Paris dưới sự hỗ trợ của quân Đồng Minh do Mỹ chỉ huy ông chỉ là một thiếu tá. Các tướng lãnh Pháp khác cười vỡ bụng khi thấy những người gầy đét, da sạm nắng, ăn mặc lôi thôi cầm tầm vông vạt nhọn chống quân Pháp trở lại Việt Nam và quân Anh- Ấn đến giải giới Nhật ở Sài Gòn. Họ nghĩ họ sẽ dẹp đám giặc cỏ này trong vòng 06 tháng. Vậy mà cuộc chiến kéo dài 09 năm với kết quả hoàn toàn trái ngược.
            Dưới thời tổng thống Kennedy Việt Nam Cộng Hòa có 17,000 cố vấn Mỹ. Năm 1965 Hoa Kỳ đưa 200,000 quân đến Nam Việt Nam để giúp quân đội Việt Nam Cộng Hoà chống Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa rộng 175,000 km2.
            Đến năm 1969 quân số Mỹ được gởi sang Nam Việt Nam là 536,000 người được trang bị bằng các loại võ khí tối tân và được yểm trợ của các giàn pháo hùng hậu trên đất liền, trên tàu chiến ngoài khơi Thái Bình Dương và của các oanh tạc cơ kể cả B-52 từ các căn cứ ở bắc Thái Lan và trên đảo Guam. Hoa Kỳ rút ra khỏi Miền Nam Việt Nam sau khi ký hiệp định Paris năm 1973. Hai năm sau Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.
            Diện tích Afghanistan gấp đôi diện tích nước Việt Nam thống nhất và gần gấp 04 lần diện tích của Việt Nam Cộng Hoà. Afghanistan có 34 triệu dân trong đó có 80% dân nông thôn và sơn thôn tức 27 triệu người và 20% thị dân tức 07 triệu người.
            Phải cần bao nhiêu quân để chiến thắng? Dựa vào yếu tố nào để xác định chiến thắng? Dựa vào xác chết của thủ lãnh nhóm khủng bố? xác chết của khủng bố? Thời gian chiến thắng có thể ước lượng trước được không? Chiến tranh chống khủng bố hay chống du kích thấy dễ mà khó vì tính phức tạp của chúng. Dễ vì họ có vẻ ít, thiếu võ khí, thiếu tổ chức, thiếu chỉ huy. Khó vì họ bám vào thường dân nhất là ở nông thôn và sơn thôn. Dân nuôi họ dù tự nguyện hay trong thế bị cưỡng bách phải làm như vậy. Dân dung chứa họ, làm tai mắt cho họ, làm bia đỡ đạn cho họ khi bị tấn công.
            Sự khó khăn đối với quân sĩ Mỹ là làm sao phân biệt dân chúng với cán binh Taliban, khủng bố Al Qaeda và ISIS. Sự khó khăn này họ từng gặp ở Nam Việt Nam khi không thể phân biệt nông dân với du kích Cộng Sản. Ở miền Nam Việt Nam không xảy ra chuyện lính Việt Nam Cộng Hoà bắn quân sĩ Mỹ hay cố vấn Mỹ. Nhưng ở Afghanistan những chuyện như vậy đã xảy ra vài lần.
            Nếu vào thập niên 1980 Hoa Kỳ giúp cho phe kháng chiến Afghanistan chống Liên Sô thì bây giờ thế nào Nga cùng trả đũa lại bằng cách giúp võ khí cho Taliban đánh phá chánh phủ Kabul thân Mỹ.
            Anh và Nga thời Nga hoàng không thành công ở Afghanistan.
            Liên Sô bị thảm bại ở đó.
            Mỹ không thắng, không thua ở đó. Tình trạng như vậy kéo dài được bao lâu trong trạng thái không thắng, không thua nhưng hao tổn nhân lực, tài lực, vật lực và sự bào mòn tinh thần.
            Nếu Mỹ rút đi thì Nga, Iran, Pakistan, Trung Quốc và Ấn Độ nhảy vào. Mỹ không có cơ hội có ảnh hưởng ở một vùng xa xôi gần Nga, Trung Quốc, Iran, Pakistan và Ấn Độ sau khi tổn phí chiến tranh lên đến gần 1,000 tỷ Mỹ kim.
            Nếu Taliban chấp nhận tham gia liên hiệp với chánh phủ Kabul thì, với khí thế hiện có sớm muộn gì họ cũng lật đổ chánh phủ Kabul.
            Gởi thêm vài ngàn quân có vẻ quá mỏng đối với một quốc gia rộng 650,000 km2 để đảm bảo chiến thắng quân sự. Afghanistan đầy dẫy núi non, sa mạc. Khí hậu khắc nghiệt, ngày nóng đêm lạnh; mùa đông băng giá; mùa hè nóng bức; nguồn nước nghèo nàn; giao thông trắc trở, hiểm nghèo. Dân chúng không thiện cảm với người Bạch Chủng phương Tây và đạo Christ. Đó là sự thất thế to tát của đội quân ngoại nhập và chánh phủ Kabul do Mỹ yểm trợ.
            Cảnh không thắng cũng không bại của Mỹ là ước muốn của Moscow và Beijing (Bắc Kinh). Đó là cách gây tiêu hao cho nước Mỹ và bào mòn ý chí của người Mỹ. Trong các loại bịnh có chứng chướng hơi (flatulence). Nó không phải là bịnh, không gây tử vong nhưng không tạo sự thoải mái cho người mang chứng ấy. Về phương diện chánh trị tôi tạm đặt tên chứng bịnh chánh trị này là POLITICAL FLATULENCE (chứng chướng hơi chánh trị) để diễn tả trạng thái không thắng, không bại của Mỹ ở Afghanistan vậy. Nguồn gốc của chứng nầy: KHÔNG TIÊU HÓA.
            PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
            Trang Phạm Đình Lân
            art2all.net <http://www.art2all.net/>

Gop y : TT Trump đang gặp gân gà ở  Afghanistan.