Kính Thầy
Em gởi Thầy xem từng phần để Thầy chỉnh sửa lại chỗ sai dấu
Cám ơn Thầy
ĐÔNG BẮC Á VÀ BIỂN ĐÔNG
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Đông Bắc Á và Biển Đông là hai lò thuốc súng hiện nay ở Đông Á sau sự trổi dậy của Trung Quốc. Đông Bắc Á và Biển Đông dậy sóng vì tham vọng bành trướng biển đảo của Trung Quốc khi tranh chấp với Nhật về chòm đảo đá Senkaku không người ở và với các nước Đông Nam Á về Lưỡi Bò chín đoạn và ước muốn trở thành cường quốc nguyên tử của Bắc Hàn.
Tháng 08 năm 2016 đánh dấu nhiều biến cố đặc biệt ở Đông Bắc Á và Biển Đông.
Nhật kỷ niệm 71 năm ngày Hiroshima và Nagasaki bị dội bom nguyên tử.
Brazil tổ chức Thể Vận Hội.
Hãng tin Reuters loan tin Việt Nam đem hỏa tiễn Extra mà họ mua của Do Thái ra phòng thủ các đảo mà Việt Nam chiếm trong quần đảo Trường Sa.
Bắc Hàn thí nghiệm phóng hỏa tiễn từ tiềm thủy đỉnh trong Nhật Hải.
Hoa Kỳ đưa pháo đài bay khổng lồ B-52, B1 va B2 sang đảo Guam.
Trung Quốc vẫn tiếp tục xây đắp đảo, lập phi đạo vá và kho chứa phi cơ trên các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa sau phán quyết của Toà Án Trọng Tài La Hague ngày 12-07-2016.
Các nhà lãnh đạo ở Beijing (Bắc Kinh) tỏ ra lồng lộn trước phán quyết bất lợi cho họ. Họ tỏ ra thách thức và gọi sự phán quyết đó là một trò hề, tờ giấy lộn v.v. Báo chí ở Trung Quốc và các tướng lãnh bày tỏ thái độ cứng rắn và hiếu chiến. Dư luận quần chúng trên lục địa Trung Hoa được hướng dẫn theo chiều hướng chủ chiến của Xi Jinping (Tập Cận Bình) và các tướng lãnh. Nhiều tàu chiến Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Senkaku. Nhật phản đối và cảnh cáo một cách nghiêm túc. Trung Quốc tập trận và bắn đạn thật trên Nhật Hải như là một sự khiêu khích đối với Nhật. Mặt khác tàu chiến Trung Quốc tập trận và bắn đạn thật trên Biển Đông. Càng cứng rắn hơn Trung Quốc cành cáo Nhật đừng can thiệp vào chuyện Biển Đông và ra tối hậu thơ cho Nhật và Hoa Kỳ đừng cho tàu tuần gần các đảo nhân tạo với lý do tự do hàng hải. Ra tối hậu thơ chúng tỏ Trung Quốc sẵn sàng dùng võ lực để trừng phạt nếu Nhật và Hoa Kỳ không tuân hành lịnh do họ đưa ra.
Nếu trong đệ nhị thế chiến Nhật làm chủ Biển Đông và đe dọa Úc Đại Lợi thì bây giờ Trung Quốc thay thế Nhật trong vị thế này. Trong để nhị thế chiến, để kiểm soát Biển Đông, Nhật phải đánh quân Hoa Kỳ ra khỏi Phi Luật Tân, Anh ra khỏi Mã Lai, Miến Điện, Hòa Lan ra khỏi Indonesia và điều khiển chánh quyền Pháp trên bàn đảo Đông Dương sau khi dùng sức mạnh quân sự áp đảo chánh quyền thuộc địa Pháp. Ngày nay Trung Quốc không gặp những trở ngại to lớn như Nhật đã gặp. Nhật không có kiều dân ở Đông Nam Á trong khi hiện nay Trung Quốc có 50 triệu kiều dân nắm guồng máy kinh tế ở các nước Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á bây giờ đã độc lập. Kinh tế các nước ấy còn yếu kém ngoại trừ Singapore nơi có 75% dân số gốc người Trung Hoa.
Ở Đông Bắc Á Bắc Hàn là quốc gia Cộng Sản lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế.
Ở Đông Nam Á Trung Quốc có nhiều ưu thế hơn ở Đông Bắc Á nơi họ có một đàn em Bắc Hàn cứng đầu bên cạnh những đối thủ có tầm cỡ như Nga (đồng minh tạm bợ nhất thời của Trung Quốc vì từng xung đột võ trang với Trung Quốc về lãnh thổ và hiện bị Trung Quốc lấn sân ở các cựu Cộng Hòa Sô Viết Hồi Giáo ở Trung Ấ) và Nhật Bản. Ưu thế của Trung Quốc ở Đông Nam À là:
1. nắm vững Việt Nam, một nước Cộng Sản với trên 90 triệu dân, tự đặt mình duới sự chỉ đạo của Trung Quốc bằng cách tuần thủ Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng một cách trung kiên và thi hành chánh sách Ba Không làm đẹp lòng Trung Quốc. Việt Nam có nhiều nhược điểm dễ bị Trung Quốc bắt bí về kinh tế, chánh trị, địa phương, sắc tộc v.v. Có tin Việt Nam đưa hỏa tiễn ra bảo về phần đảo Trường Sa mà Việt Nam chiếm đóng. Việt Nam chống Trung Quốc để bảo vệ đảo? hãy để biện minh giùm cho Trung Quốc quân sự hoá các đảo nhân tạo? hay đánh để thua cho Trung Quốc chiếm trọn các đảo trong quần đảo Trường Sa để khỏi mang tiếng với dân chúng đã trao đảo cho Trung Quốc?
2. có 50 triệu kiều dân ở các quốc gia Đông Nam Á. Họ là thị dân có học và nắm huyết mạch kinh tế của các quốc gia mà họ trú ngụ.
3. Cộng Sản địa phương ở Đông Nam Á đều theo chủ nghĩa Mao. Trên đảng kỳ đảng Cộng Sản Phi Luật Tân có hình Mao Zedong (Mao Trạch Đông).
Tổng thống Aquino III của Phi Luật Tân kiện Trung Quốc trước PCA, Toà Án Trọng Tài La Hague, và thắng kiện nhưng vị tân tổng thống Rodrigo Duterte có vẻ không hứng thú với sự thắng lợi pháp lý do Toà Án La Hague mang lại cho Phi.
Ông muốn thương thuyết với Trung Quốc và dọa sẽ rời khỏi LHQ và mời Trung Quốc thành lập một tổ chức quốc tế khác sau khi bị LHQ lưu ý về việc hành hình hàng ngàn người buôn ma túy trong một thời gian ngắn vừa nhậm chức mà không cần xét xử! Tổng thống Duterte sẽ tạo một kẽ nứt mới của ASEAN có lợi cho Trung Quốc. Ông có xu hướng độc tài như Marcos hơn là Aquino III.
4. ảnh hưởng lâu dài của Beijing với chế độ quân nhân ở Miến Điện nơi, từ ngày độc lập năm 1948 , đến nay luôn luôn có chiến tranh giữa các sắc tộc với chánh phủ trung ương. Việc khai thác đá quí, lâm sản, và á phiện ở Miến Điện phần lớn do người Hoa đảm nhận. Vừa qua bà Aung San Suu Kyi sang Beijing nhờ Trung Quốc giúp đỡ để thương thuyết với các sắc tộc chống chánh phủ Miến Điện ngót 70 năm qua nhất là người Kachin ngoài biên giới Miến Điện- Trung Quốc. Aung San Suu Kyi được xem là người được các nước Tây Phương yểm trợ đương đầu lại các tướng lãnh do Trung Quốc chống đỡ. Beijing không thể giúp mà thông có điều kiện như: việc xây đắp thuỷ điện Myitsone bị dân Miến Điện phản đối nên bị bỏ dở sau khi chánh phủ Miến Điện bắt đầu tách rời ảnh hưởng của Trung Quốc (2010); thiết lập đường ống dẫn dầu xuyên Miến Điện dẫn về Trung quốc để rút ngắn việc chuyên chở dầu từ Trung Đông về Trung Quốc bằng Biển Đông. Qua Miến Điện Trung Quốc bành trướng ảnh hướng xuống Ân Độ Dương, gây sức ép cạnh sườn Ân Độ.
5. Lào và Cambodia trước kia chịu ảnh hưởng chánh trị của Công Sản Việt Nam. Nhận viện trợ của Trung Quốc, hai nước này không ngần ngại có hành động chống lại Cộng Sản Việt Nam.
Cambodia tranh chấp biên giới với Việt Nam, ngăn chặn việc đề cập đến vấn đề Biển Đông trong các hội nghị ASEAN tổ chức hàng năm. Lào xây đập Don Sahong gần thác Khone do Trung Quốc tài trợ. Đập nầy cùng với các đập trên thượng nguồn sông Mekong sẽ góp phần làm cho cho đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước ngọt; đất đai bị nước mặn tràn ngập không còn sản xuất nhiều lúa như trước.
6. Mã Lai và Brunei có tranh giành chủ quyền trên các hải đảo trong Biển Đông nhưng không có hành động cụ thể nào làm phật lòng Trung Quốc. Đây là hai quốc gia Hồi Giáo. Ba mươi phần trăm (30%) dân số Mã Lai là người Hoa. Đường lối của Mã Lai không mấy thân thiện với Hoa Kỳ.
Từ cuộc đảo chánh của quân đội vào thập niên 1930 Thái Lan đề cao tộc Thái của họ mặc dù đa số thành phần lãnh đạo ở Thái Lan đều có nguồn gốc Hoa. Sự trở lại cầm quyền của các quân nhân ở Thái Lan với tướng Prayut Chan- O- Cha sau khi lật đổ chánh phủ của nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, như ngầm nói lên một thái độ chánh trị chưa công khai bộc lộ đối với Trung Quốc. Thái Lan rất uyển chuyển trong đường lối ngoại giao quốc tế để đảm bảo an ninh và hòa bình của Thái. Đường lối này đã có vào thế kỷ XIX và được tiếp nối trong đệ nhị thế chiến (thân Nhật), sau để nhị thế chiến (thân Hoa Kỳ) và sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam (hòa dịu với Trung Quốc nhưng vẫn tập trận hàng năm với Hoa Kỳ).
Về vấn để Biến Đông, Thái Lan và Indonesia có thái độ lơ lửng. Thái Lan không có duyên hải trên Biển Đông nên Lưỡi Bò Chín Đoạn không có ảnh hưởng gì đến quyền lợi Thái Lan.
Đối với Indonesia điểm cuối của Lưỡi Bò Chin Đoạn chưa vào sâu lãnh hải Indonesia. Indonesia là quốc gia rộng lớn và đồng dân nhất ở Đông Nam Á. Tổng thống Sukarno là người chống chủ nghĩa thực dân nên không có cảm tình với các cường quốc Bạch chủng đứng đầu là Hoa Kỳ. Thời Sukarno, Indonesia tranh chấp lãnh thổ với Mã Lai về phần lãnh thổ phía bắc đảo Borneo, chống Anh, bất thân thiện với Hoa Kỳ và tổ chức LHQ không đứng về phía ông. Ông thân Beijing (Bắc Kinh). Đảng Cộng Sản Indonesia thời Sukarno có số đảng viên chỉ kém hơn số đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Quốc mà thôi. Dù vậy ông Sukarno cũng bị các sĩ quan thiên Cộng Sản đảo chánh ngày 30-09-1965. Người đứng đầu cuộc đảo chánh là trung tá Untung Syamsuri (1921- 1967). Cuộc đảo chánh được gọi là Phong Trào 30-09 rất đẫm máu. Sau tướng lãnh Indonesia bị thảm sát kể cả người con gái 06 tuổi của tướng Nasution.
Đối với Indonesia điểm cuối của Lưỡi Bò Chín Đoạn chưa vào sâu lãnh hải Indonesia. Indonesia là quốc gia rộng lớn và đồng dân nhất ở Đông Nam Á. Tổng thống Sukarno là người chống chủ nghĩa thực dân nên không có cảm tình với các cường quốc Bạch chủng đứng đầu là Hoa Kỳ. Thời Sukarno, Indonesia tranh chấp lãnh thổ với Mã Lai về phần lãnh thổ phía bắc đảo Borneo, chống Anh, bất thân thiện với Hoa Kỳ và tổ chức LHQ không đứng về phía ông. Ông thân Beijing (Bắc Kinh). Đảng Cộng Sản Indonesia thời Sukarno có số đảng viên chỉ kém hơn số đảng viên của đảng Cộng Sản Trung Quốc mà thôi. Dù vậy ông Sukarno cũng bị các sĩ quan thiên Cộng Sản đảo chánh ngày 30-09-1965. Người đứng đầu cuộc đảo chánh là trung tá Untung Syamsuri (1921- 1967). Cuộc đảo chánh được gọi là Phong Trào 30-09 rất đẫm máu.
Sáu tướng lãnh Indonesia bị thảm sát kể cả người con gái 06 tuổi của tướng Nasution.
Đảo chánh thất bại. Sukarno mất chức tổng thống vì " lý do sức khoẻ ". Untung bi đưa ra tòa và bị tuyên án tử hình. Tướng Suharto lên cầm quyền. Đảng Cộng Sản Indonesia bị đàn áp đẫm máu từ thành thị cho đến thôn quê. Nhiều người bị tình nghi Cộng Sản cũng bị giết chết. Đảng Cộng Sản ở Indonesia gặp hai bức tường ngăn chặn vững chắc:
a: chế độ quân nhân của Suharto (thân Hoa Kỳ)
b: Hồi Giáo.
Dưới thời tướng Suharto, Indonesia có ảnh hưởng ít nhiều trong việc lật đổ Sihanouk năm 1970, phong trào Fulro ở Nam Việt Nam. Sau năm 1975 Indonesia có vẻ thích thú với đường lối chống Trung Quốc của Lê Duẩn khi ông này nghiêng hẳn theo Liên Sô chống chánh sách bành trướng, bá quyền của Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình). Năm 1997 các nước Á Châu bị khủng hoảng tài chánh. Nhiều cuộc biểu tình đẫm máu chống người Hoa diễn ra ở các thành phố lớn của Indonesia vào tháng 05 năm 1998 khiến tổng tống Suharno phải từ chức. Các chánh phủ thời hậu Sukarno không cứu vãn những khó khăn kinh tế và tài chánh trong nước. An ninh, trật tự trong nước luôn luôn bi nhóm Hồi Giáo quá khích Jemaah Islamiyah có liên hệ đến Al Qaeda và ISIS đe dọa liên tục. Indonesia càng không quan tâm đến chuyện Lưỡi Bò trên Biển Đông.
Đó là ước muốn của Trung Quốc. Trung Quốc thăm dò phản ứng của Indonesia bằng cách cho tàu đánh cá hoat động gần hải phận Natuna. Indonesia phản đối. Những tàu đánh cá của Trung Quốc vẫn tiếp tục vi phạm ngư trường của Indonesia. Tháng 06- 2016 tàu Indonesia nổ súng và bắt tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm hải phận của họ. Tân tổng thống Joko Widodo có vẻ cương quyết bảo vệ biển đảo. Trung Quốc cho rằng đó là vùng đánh cá truyền thống của Trung Quốc. Lúc ấy Tòa Án La Hague chưa phán quyết vụ tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc, Beijing lên tiếng yêu cầu Indonesia tôn trọng Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển(UNCLOS).
Indonesia không can dự vào việc tranh chấp các hải đảo trong Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải như các bản đồ thế giới đã ghi (South China Sea: Nam Hải) nhưng là quốc gia có phản ứng mạnh chống lại tham vọng bành trướng lãnh hải của Trung Quốc qua Lưỡi Bò Chín Đoạn với một nguồn hải sản và trữ lượng dầu khí đáng kể.
****
Thái độ hung hăng hiếu chiến của Trung Quốc ở Đông Bắc Á và Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trên lục địa nên phải dùng sự phùng xòe quân sự để khỏa lấp và vuốt ve tự ái Hán tộc trước quốc gia nhỏ từng đánh bại họ hai lần (Nhật Bản) và quốc gia đứng đầu về kinh tế và quân sự trên thế giới (Hoa Kỳ). Nào là diễn tập quân sự ở Nhật Hải. Nào là cho tàu lai vảng quanh Senkaku. Nào là diễn tập quân sự trên Biển Đông bắn đạn thật. Nào là đưa tối hậu thơ cho Nhật, đe dọa Úc Đại Lợi và cả Hoa Kỳ. Nào là đưa tàu ra bãi cạn Scarborough ngăn cản không cho ngư phủ Phi Luật Tân đánh cá gần đó. Tháng 09 sắp tới hải quân Trung Quốc và Nga sẽ đóng diễn tập trên Biển Đông như một sự đe doạ và là sự tự trấn an của Trung Quốc trong vùng trước sự hiện diện của tàu chiến Hoa Kỳ.
Động Bắc Á là kho thuốc súng to lớn nhất thế giới với sự hiện diện của Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn, Nam Hàn, Hoa Kỳ ở Okinawa và Nam Hàn và Nhật Bản. Nhật Bản là nước chịu nhiều sức ép căng thẳng từ Trung Quốc, Nga, Bắc Hàn sau gần 70 năm không được có quân đội và bị cấm sản xuất võ khí nặng. Nhật bị o ép sau khi bại trận năm 1945. Họ tranh chấp:
- với Nga về quần đảo Kurils
- với Nam Hàn về đảo đá Liancourt Rock hay Dokdo (Đạo Đơn Độc) theo cách gọi của Triều Tiên và Takeshima ( Đảo Tre) theo cách gọi của Nhật Bản.
- với Trung Quốc về chỏm đảo đá không người ở Senkaku mà Trung Quốc gọi là Diaoyu (Điếu Ngư).
Cả Bắc Hàn lẫn Nam Hàn đều không có kỷ niệm lịch sử tốt đối với Nhật vì Nhật từng đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945. Ước muốn sản xuất bom nguyên tử, tiềm thủy đỉnh và hỏa tiễn của Bắc Hàn nhằm mục đích gì? đe dọa thống nhất Nam Hàn bằng võ lực? tự vệ? ai tấn công Bắc Hàn mà tự vệ bằng bom nguyên tử? tấn công Nhật? tấn công Hoa Kỳ? độc lập với Trung Quốc? kích thích niềm tự hào của dân Bắc Hàn trong cơn đói khổ để cũng cố và vĩnh cửu quyền lực của họ Kim?
Sự bướng bỉnh của Kim Jong- Un cho thấy ông muốn độc lập với Beijing.Việc Bắc Hàn sản xuất và thí nghiệm hỏa tiễn và bom nguyên tử nhằm mục đích gì chưa rõ chỉ thấy rằng nó làm cho hàng chục ngàn sinh mạng Hoa Kỳ ở Okinawa và Nam Hàn bị đe dọa. Nam Hàn bị đe dọa ,Nhật Bản cùng thấy bất an. Thế là:
- Hoa Kỳ đưa hệ thống THAAD chống hỏa tiễn (THAAD: Terminal High Altitude Area Defense) vào Nam Hàn viện lẽ đề phòng Bắc Hàn tấn công Nam Hàn nói có 28,000 quân sĩ Hoa Kỳ.
- Nhật gia tăng ngân sách quốc phòng và gấp rút sản xuất tàu chiến, tàu ngầm, phi cơ chiến đấu tối tân, hỏa tiễn tấn công và phòng ngự v.v. Người Nhật rất dị ứng với bom nguyên tử. Hiện nay họ yếu thế trước Nga, Trung Quốc và cả Bắc Hàn vì không có bom nguyên tử. Đối với trình độ kỹ thuật của Nhật thì việc sản xuất bom nguyên tử không phải là việc làm quá tầm tay. Dị ứng, nhưng sự sản xuất bom nguyên tử cũng không phải là không bao giờ có khi hoàn cảnh bắt buộc phải có. Trung Quốc được gợi ý rằng bom nguyên tử đã có mặt ở Okinawa từ lâu. Của ai? Của Hoa Kỳ? hay Nhật? Dĩ nhiên không phải của Nhật nhưng nếu Trung Quốc dùng bom nguyên tử với Nhật thì bom ấy sẽ được dùng để bảo vệ Nhật. Đó là lãnh thổ Nhật nhưng có sự có mặt của quân sĩ Hoa Kỳ.
Trung Quốc bị dư luận quốc tế coi thường vì không tôn trọng luật pháp quốc tế. Phái đoàn Nga và Trung Quốc tham dự Thế Vận Hội Rio de Janeiro kỳ nầy thông được khán giả hoan nghinh khi thắng cuộc. Truyền thông của một nước 1.5 tỷ rưỡi dân đổ xô nhau tấn công một lực sĩ bơi lội Úc vì nhắc đến một lực sĩ Trung Quốc dùng thuốc. Trong cuộc chơi Trung Quốc và Nga phải tuân theo luật chơi thể thao. Nếu không, họ bị loại không cho tham dự cuộc chơi. Nhưng trên trường chánh trị quốc tế họ bất chấp luật pháp quốc tế. Putin sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào lãnh thổ mình mặc cho sự bất bình hay phản đối của các quốc gia còn lại trên địa cầu. Xi Jinping (Tập Cận Bình) bất chấp phán quyết của Toà Án Trọng Tài La Hague, bất chấp sự lưu ý của Hoa Kỳ về việc xây đảo nhân tạo, tự tạo trật tự mới và quân sự hoá các đảo nhân tạo khác với những điều cam kết với tổng thống Obama vào tháng 03 năm 2016. Lợi dụng Thế Vận Hội và bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ năm 2016 Putin và Xí Jinping hoan nghinh đường lối của ứng cử viên đảng Cộng Hòa là Donald Trump chủ trương xa rời NATO ở Âu Châu và Nhật và Nam Hàn ở Đông Bắc Á.
Hoa Kỳ suy yếu hay trở về chủ nghĩa tự cô lập (isolationism) là điều mà Putin và Xí Jinping ước mơ vì giấc mơ bành trướng Slav (Panslavism) và bành trướng bá quyền Trung Quốc (Chinese expansionism & hegemonism) được thực thi trơn tru.
Trước mặt như có sự nhảy múa thắng lợi của Nga, Trung Quốc và Iran. Thổ Nhĩ Kỳ làm hòa với Nga sau vụ bắn rớt một chiếc phi cơ của Nga. Erdogan của Thổ căng thẳng với Hoa Kỳ và NATO sau vụ đảo chánh hụt mà Thổ cho rằng linh hồn của cuộc đảo chánh là Gulen, lãnh đạo Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ hiện sống ở Hoa Kỳ. Anh tách rời khỏi Liên Hiệp Âu Châu. Nga can dự vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Putin ca ngợi Donald Trump, ‘hack’ email của đảng Dân Chủ gây thất lợi cho ứng cử viên Dân Chủ là Hillary Clinton. Trưởng ban vận động bầu cử của ông Trump là Paul Manafort là người từng vận động hậu trường cho vị tổng thống Ukraine thân Nga: Viktor Yanukovych bị dân Ukraine lật đổ vào tháng 02 năm 2014. Ông vừa từ chức sau khi tờ New York Times ngày 14-08-2016 đưa tin tổng thống Ukraine thân Nga Yanukovych trả cho ông Manafort 12.7 triệu Mỹ Kim trong thời gian 2007-2012 theo Văn Phòng Quốc Gia Bài Trừ Tham Nhũng Ukraine.
Trung Quốc thua kiện trước Phi Luật Tân thời Aquino III nhưng có vẻ chinh phục được tân tổng thống Rodrigo Duterte. Miến Điện cầu thân với Trung Quốc để được yên ổn nội bộ với các sắc tộc. Nga và Trung Quốc trở thành hai nước đồng mình đương đầu với Nhật - Hoa Kỳ- NATO trên hai lục địa Á- Âu.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có quá khứ lịch sử thù nghịch nên sự thân thiện Erdogan- Putin không kéo dài được bao lâu. Chính cái quá khứ lịch sử thù nghịch đó đã dẫn Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi Giáo trên đầu cầu Á-Âu, trở thành đồng minh của Hoa Kỳ ,thành viên của NATO và là quốc gia Hồi Giáo duy nhất thân thiện với Do Thái. Erdogan khó đi ngược dòng lịch sử nầy.
Nga và Trung Hoa là hai quốc gia láng giềng. Nga chiếm nhiều đất đai của nhà Thanh. Thời cận đaị hai nước đều theo chế độ Cộng Sản nhưng từng đánh nhau vì tranh chấp biên giới năm 1969. Liên minh Nga- Trung Quốc có tính cách vá víu tạm bợ. Putin lạc lõng và cô đơn vì xâm lăng Georgia (2008), sáp nhập Crimea (2014), giựt dây trong cuộc chiến ở đông bộ Ukraine. Nga bị Hoa Kỳ và Liên Âu trừng phạt kinh tế.
Kinh tế Nga càng chao đảo hơn khi giá dầu trên thế giới sụt giảm từ hai năm nay. Thực tế ở Đông Bắc Á Nga không mạnh vì thưa dân và vì khí hậu giá băng nên hoạt động của cảng Vladivostok bị giới hạn vào mùa đông.
Sự ham thích đùa giỡn võ khí nguyên tử và hỏa tiễn của họ Kim ở Bắc Hàn không biết đe dọa Nhật, Hoa Kỳ và Nam Hàn đến độ nào chỉ biết nó tạo cớ cho Hoa Kỳ thiết lập hệ thống chống hỏa tiễn THAAD trên bán đảo Triều Tiên. Hỏa tiễn nầy hướng về Bắc Hàn và cách Trung Quốc và đông bộ nước Nga không xa. Nhờ những thí nghiệm hỏa tiễn của Bắc Hàn bắn từ tiềm thủy đỉnh mà Nhật triệu tập được hội nghị cấp tổng trưởng ngoại giao ở Tokyo vào hạ tuần tháng 08 năm 2016 giữa Nhật- Trung Quốc- Nam Hàn.
Ít ra cả ba nước trên đều có điểm chung: không muốn Bắc Hàn có võ khí nguyên tử. Trong hội nghị này tổng trưởng Ngoại Giao Nhật Kishida yêu cầu Trung Quốc đừng cho tàu lai vãng quanh chòm đảo Senkaku thì thủ tướng Abe sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping trong hội nghị G-20 sắp tới. Có phải chăng đó là cách tháo gỡ ngòi chiến tranh mà Nhật lẫn Trung Quốc đều muốn tránh nhưng Trung Quốc phải dùng nó để khỏa lấp những khó khăn kinh tế, chánh trị và xã hội trong nước vẫn biết rằng đó chỉ là hòa bình vất vưởng, tạm bợ khi chưa bên nào thấy rõ rệt ưu thế quân sự của mình trước đối phương.
Trong đệ nhị thế chiến ta có trục Đức- Ý- Nhật chống các nước Tây Phương.
Trước khi đệ nhị thế chiến bùng nổ, Nhật đã chiếm Mãn Châu (1931), thành lập Mãn Châu Quốc (1932) và khai chiến với Trung Hoa Quốc Dân Đảng (1937).
Ở Âu Châu Ý tấn công Ethiopia ở Đông Phi (1935- 36)
Đức chiếm Sudetenland (tháng 03- 1939). Trong đệ nhị thế chiến Liên Sô bị Đức tấn công (1941).
Hiện nay chiến tranh lớn chưa bùng nổ nhưng nó đã được chuẩn bị và nhen nhúm ở vài nơi. Nga- Trung Quốc- Iran thay trục Đức-Ý- Nhật trong đệ nhị thế chiến gây sự với Hoa Kỳ- Nhật- NATO.
Nga chiếm một phần của Georgia năm 2008, chiếm Crimea của Ukraine năm 2014 và yểm trợ cho phe ly khai ở đông bộ Ukraine gây nội chiến từ năm 2014 đến nay, can thiệp võ trang vào vấn đề Syria (2015).
Ở Trung Đông, Iran can thiệp vào Syria, Iraq, yểm trợ cho Hezbollah, yểm trợ cho phe nổi dậy ở Yemen gián tiếp đương đầu với Saudi Arabia; cho Nga mượn căn cứ không quân để oanh tạc vào phe nổi dậy chống Assad ở Syrie ; có thái độ khiêu khích tàu chiến Hoa Kỳ trong Vịnh Persian.
Trung Quốc lấn chiếm biển đảo trong Biển Đông bằng Lưỡi Bò Chín đoạn trên một diện tích lối 3 triệu km2. Họ chiếm bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân (2012); năm 1974 và 1988 họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Xisha (Tây Sa) và một phần quần đảo Trường Sa; đắp đảo nhân tạo; xây phi đạo và nhà chứa phi cơ chiến đấu. Phản ứng quyết liệt của Indonesia có ý nghĩa đặc biệt. Trung Quốc đóng vai nước xâm lăng ở Đông Nam Á như Nhật Bản trong đệ nhị thế chiến. Nếu xét kỹ thì có sự khác biệt giữa việc làm của hai nước:
1. Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự đặc biệt là đông đảo tàu chiến và tàu đánh cá võ trang ngụy trang để xâm chiếm biển đảo để khai thác hải sản và dầu khí.
2. Trong đệ nhị thế chiến Nhật đưa thuyết Đông Á Thịnh Vượng Chung dưới khẩu hiệu Châu Á của người Á Châu như Monroe đưa khẩu hiệu Châu Mỹ của người Mỹ Châu. Dưới chiêu bài trên họ đến các nước Đông Nam Á như người "giải phóng" các nước nầy khỏi sự đô hộ của Anh, Pháp, Hoà Lan và Hoa Kỳ. Nhật đánh nhau với các cường quốc Tây Phuơng cho các quốc gia Đông Nam Á có quân đội đâu mà đánh để xâm lăng! Nhiều nhà lãnh đạo tên tuổi ở Đông Nam Á thân Nhật như tổng thống Sukarno của Indonesia, thủ tướng Phibul Songram của Thái Lan, tổng thống Jose P.Laurel của Phi Luật Tân, tướng Aung San của Miến Điện, các ông Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tường Tam (với Đại Việt Dân Chính), Trần Văn Ân, Nguyễn Hòa Hiệp, Nguyễn Văn Sâm…ở Việt Nam; Sơn Ngọc Thành ở Cambodia; hoàng thân Phekxarat Ratanavongsa, anh của hoàng thân Souvana Phouma va Souphanouvong, ở Lào.
3. Đế quốc Nhật trong đệ nhị thế chiến rộng 7.5 triệu km2 với 105 triệu dân. Nó bao gồm: bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu, Taiwan (Đài Loan), đông bộ Trung Hoa và các nước Đông Nam Á từ Miến Điện sang Việt Nam (Thái Lan là đồng minh của Nhật) và từ Phi Luật Tân xuống Indonesia. Ngày nay Trung Quốc cũng có mộng có một đế quốc và một diện tích biển cả rộng lớn như vậy. Sự thiết lập đế quốc của Trung Quốc không gian truân như Nhật vì Nhật phải đánh nhau với Trung Hoa, Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân, Anh ở Miến Điện, Mã Lai, Hoà Lan ở Indonesia và đụng độ nhỏ với Pháp trên bàn đảo Đông Dương. Trung Quốc chỉ dùng chánh sách hù doạ kinh tế, quân sự, an ninh nội bộ và mua chuộc giới lãnh đạo trong vùng mà thôi. Họ có người ở các quốc gia mà họ dòm ngó trong khi Nhật không có.
****
Cho đến thời đại chúng ta đang sống Hoa Kỳ vẫn nắm thế thượng phong kinh tế và quân sự trên thế giới. Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu về số giải thưởng Nobel hàng năm trên mọi lãnh vực. Cứ bốn năm có Thế Vận Hội một lần. Hoa Kỳ luôn luôn là quốc gia đoạt nhiều huy chương nhất thế giới.
Nếu ví von chánh trị với thương trường thì Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế và tài chánh phồn thịnh hơn cả.
Nếu ví chánh trị như một canh bạc thì sòng bạc lớn nhất thế giới là sòng bạc Las Vegas của Hoa Kỳ. Yếu tố thắng lợi trong canh bạc là gian lận và trường vốn.
Không lý nào Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ thành công suốt hai thế kỷ liên tục lại thiếu hai yếu tố trên?
Nếu ví chánh trị như một trò chơi thể thao thì Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu trong các môn thể thao trên thế giới. Họ rất thích cạnh tranh công bằng. Họ không vô nhân đạo với kẻ bại hay yếu thế. Năm 1853 Hoa Kỳ không dùng võ lực tấn công hay xâm lăng Nhật Bản mà chỉ bắn đại bác thị uy để nước này mở cửa và từ đó canh tân để vươn lên. Họ không nặng tay với Đức sau khi thua trân trong đệ nhất thế chiến. Sau khi Đức, Ý và Nhật bại trận họ sẵn sàng giúp đỡ cho Tây Đức, Ý và Nhật phục hồi kinh tế thời hậu đệ nhị thế chiến. Họ không thích chủ nghĩa Cộng Sản nhưng cũng không mạnh tay với Nga khi chánh quyền Sô Viết của Lenin còn ấu trĩ và rơi vào nội chiến với phe Bạch Vệ. Anh và Hoa Kỳ ngăn chặn không cho Nhật đưa quân sang Tây Bá Lợi Á với ý định dập tắt chế độ Cộng Sản đầu tiên trên thế giới. Tuy là một quốc gia to lớn và đông dân ở Âu Châu, Nga là một nước nông nghiệp, kỹ nghệ ấu trĩ dưới thời Nga hoàng. Mười một năm sau cách mạng vô sản 1917 Stalin biến Liên Sô thành một quốc gia kỹ nghệ bằng các kế hoạch ngũ niên. Nước Nga lạc hậu nghiễm nhiên trở thành quốc gia kỹ nghệ hạng nhì sau Hoa Kỳ. Hitler phá hủy thành quả do kế hoạch ngũ niên mang lại. Sau khi bại trận các nhà máy của Đức bị Liên Sô tháo gỡ để bù trừ những thiệt hại do Đức gây ra trong chiến tranh. Hoa Kỳ thực sự là quốc gia đem chiến thắng cho Đồng Minh trong đó có Liên Sô trong đệ nhị thế chiến. Nhưng Hoa Kỳ không xem đó là chiến thắng của riêng họ mà của các nước Đồng Mình trong khi Liên Sô xua quân chiếm quần đảo Kurils của Nhật mặc dù năm 1941 Liên Sô ký hiệp ước trung lập với Nhật trong vòng 05 năm! Liên Sô và Hoa Kỳ kình báng nhau.
Đó là thời kỳ chiến tranh lạnh (1949- 1991). Cuối cùng Liên Xô sụp đổ giữa lúc thanh thế Liên Sô lên cao. Số quốc gia Cộng Sản gia tăng sau khi Cộng Sản Việt Nam chiếm miền Nam Việt Nam. Các nước trên bán đảo Đông Dương theo chế độ Cộng Sản. Angola, Ethiopia, Nicaragua, Afghanistan có khuynh hướng xích hóa. Hoa Kỳ đã thắng trong đệ nhị thế chiến, thắng trong chiến tranh lạnh nhưng họ vẫn giữ sự im lặng khiêm tốn, sự khiêm tốn khôn ngoan có tính toán.
Đối với Trung Hoa dù là Quốc Dân Đảng hay Cộng Sản Hoa Kỳ là ân nhân và sư phụ về kinh tế và kỹ thuật. Ân nhân vì đã giúp Trung Hoa chống lại Nhật. Ân nhân vì đã giúp cho Mao Zedong khỏi trạng thái lạnh chân sau khi xung đột võ trang với Liên Sô năm 1969. Sư phụ về kinh tế và kỹ thuật vì đã dạy cho sinh viên Cộng Sản Trung Hoa từ thập niên 1980 về sau để có một Trung Quốc với nền kinh tế hàng nhì trên thế giới. Nhờ có một nền kinh tế phồn thịnh Trung Quốc phát triển kỹ nghệ quốc phòng lăm le thay thế địa vị đệ nhất cường quốc của Hoa Kỳ. Trước mặt là tìm cách càn quét sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Trung Quốc lấn sân Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, trên lục địa Phi Châu, ở Đông Nam Á, Trung Á và Trung- Nam Mỹ sau một phần tư thế kỷ chuyển mình tức sau trên nửa thế kỷ nắm chánh quyền trên lục địa. Dư luận thế giới và dư luận bi quan Hoa Kỳ lúc nào cũng thấy Hoa Kỳ thua thiệt. Người thì cho rằng Hoa Kỳ kém chánh trị, thiếu hiểu biết về dân tộc học, thiếu chiều sâu tâm lý loài người, chủ quan hay vì lợi nhuận mà thiếu sáng suốt và thiếu phòng xa. Hoa Kỳ há không viện trợ cho ba quốc gia Tây Đức, Ý, Nhật để vươn lên sau khi bại trận sao? Khi Nhật có nền kinh tế hạng nhì sau Hoa Kỳ thi người ta bi quan cho rằng Nhật sẽ qua mặt Hoa Kỳ.
Khi Liên Âu và đồng Euro ra đời người ta cũng có ý nghĩ tương tự như trên. Bây giờ với Trung Quốc sự bị quan có vẻ càng đậm nét hơn.
Nếu chánh trị là một trò cờ bạc, yếu tố thành công trong canh bạc là gian lận và trường vốn.
Nếu chánh trường là thương trường, yếu tố thành công trên thương trường là sự hợp tác vốn liếng, sự tính toán, óc sáng tạo và tổ chức và sự phiêu lưu mạo hiểm.
Nếu chánh trị là một trò thể thao. Yếu tố thắng lợi của một trò chơi thể thao là: thể lực, sự tập dượt thường xuyên, sự kiện nhẫn và nghiên cứu cách phá vỡ chiến pháp của đối thủ khi bị áp đảo lúc ban đầu, luôn luôn tìm cách giữ thế công.
Hoa Kỳ có đầy đủ các yếu tố thành công trong ba trường hợp so sánh trên.
Không thấy Hoa Kỳ đánh nhau với Liên Sô nhưng chỉ thấy chế độ Cộng Sản sụp đổ ở các nước Đông Âu năm 1989 rồi ở Liên Sô năm 1991. Không thấy Hoa Kỳ làm gì cả mà Cộng Sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đánh nhau, Cộng Sản Việt Nam đánh nhau với Cộng Sản Khmer Đỏ. Không thấy Hoa Kỳ làm chuyện gì ngoạn mục sao ông Putin có vẻ hậm hực mất bình tĩnh? Trung Quốc lớn tiếng cảnh cáo? Đức, Nhật Bản và Liên Sô đã hiểu Hoa Kỳ. Hiện nay Trung Quốc đang giẫm theo bước chân của Nhật từ thập niên 1930 đến 1945. Nhật từng chiếm một diện tích biển cả rộng gấp 2.5 lần Lưỡi Bò Chín Đoạn của Trung Quốc vẽ. Họ từng tấn công Hoa Kỳ ở Pearl Harbor (Trân Châu Cảng), đánh quân Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân.
Đô đốc Yamamoto chỉ huy tấn công Pearl Harbor bị một phi cơ Hoa Kỳ bắn chết. Cuối cùng Nhật phải đầu hàng vì hai trái bom nguyên tử. Trong hiện tình Trung Quốc gặp nhiều khó khăn khi đương đầu với Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- Về phương diện kỹ thuật phi cơ, tàu chiến và võ khí của Trung Quốc đều dựa vào kỹ thuật cũ của Nga hay của Hoa Kỳ. Kinh nghiệm không chiến hay hải chiến của Trung Quốc không thể so sánh với Hoa Kỳ và Nhật được.
- Nếu Liên Sô sụp đổ vì chạy đua võ trang với Hoa Kỳ, sa lầy trong việc xâm lăng Afghanistan và chi viện các nước Cộng Sản đàn em giữa lúc kinh tế yếu kém thì Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn tương tự khi dùng một ngân sách to lớn để sản xuất phi cơ, hỏa tiễn, tàu chiến, xem thường luật pháp quốc tế nên phải mua chuộc các quốc gia Á, Phi và Châu Mỹ La Tinh ủng hộ tinh thần và xây mộng bành trướng, bá quyền. Cho dù chiến tranh lớn không xảy ra Trung Quốc cũng mất nhiều tiền bac chuẩn bị chiến tranh, xây đắp đảo nhân tạo, lập căn cứ hải quân, cho phi cơ và tàu chiến tuần tra không phận và hải phận các đảo nhân tạo, dùng tiền mua chuộc các nước Á-Phi-Châu Mỹ La Tinh để ủng hộ lập trường ngang ngược của mình. Hải sản và dầu khí ở Biển Đông thu được (nếu có) sẽ không có nghĩa gì với những kinh phí quốc phòng, chay đua võ trang và chuẩn bị chiến tranh bành trướng.
- Trung Quốc có nhiều nhược điểm: nội bộ rạn nứt (dưới chiêu bài diệt trừ tham nhũng); xã hội bất công; sự chênh lệch giữa người giàu và có quyền hành với người nghèo bi trị và giữa người thành thị và người nông thôn quá lớn; kinh tế bấp bênh (hàng hoá Trung Quốc mang nhiều tai tiếng trên thị trường quốc tế; nhiều ngành kỹ nghệ ngừng hoạt động; nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng); kỳ thị giữa người miền Bắc Cộng Sản với người Quảng Đông (Cantonese) có khuynh hướng Quốc Dân Đảng; khát vọng tự do của dân Trung Hoa; khát vọng độc lập của Mán, Mông, Tạng, Hời (Tân Cương).
Kinh tế Trung Quốc đứng hạng nhì trên thế giới nhưng lợi tức tính theo đầu người của dân lục địa đứng hạng 72 trên thế giới.
Quốc gia Lợi tức đồng niên năm 2015) Thứ hạng
Hoa Kỳ 55,800 US 4
Nhật 32,500 US 24
Nga 9,000 US 65
Trung Quốc 7,900 US 72
Là một nước Cộng Sản vừa theo kinh tế thị trường, Trung Quốc có 50 nhà tỷ phú. Số tỷ phú có chức quyền không được rõ nhưng chắc chắn không ít. Người ta ước lượng Trung Quốc có từ 200 đến 300 nhà tỷ phú. Tiền của các nhà tỷ phú ấy nằm ở các ngân hàng ngoại quốc chớ không nằm trong ngân hàng trong nước. Một điểm nhỏ như vậy đã cho thấy nhược điểm của Trung Quốc rồi. Giới lãnh đạo chủ chiến càng kích thích chủ nghĩa dân tộc và họ háo chiến tranh bành trướng càng tự tạo khó khăn cho chính mình vì TIẾN hay LÙI trong những ngày sắp tới đều không dễ dàng. Phán quyết của PCA La Hague giúp cho họ một lối thoát danh dự nhưng họ xem đó là trò hề để đi sâu vào cuộc phiêu lưu mà thắng lợi chỉ là ảo ảnh mù mờ. Dư luận quần chúng biến thiên không ngừng. Họ hăng hái cổ xúy chiến tranh bành trướng nhưng chưa chắc họ hăng hái cầm súng ra chiến trường vì kẻ thù của họ không phải là những người dễ đánh ngã giữa lúc họ là những nam nhi cầu tự cần sống để nói dõi tông đường!
.
.