Chồng Nam Vợ Bắc của Thanh Dương
VVChuong posted
VVChuong posted
[ChinhNghiaViet] Mời đọc: Chồng Nam Vợ Bắc của Thanh Dương
Thưa qúi vị,
Nhân câu chuyện " Chồng Nam, vợ Bắc" phổ biến dưới đây, tôi cũng xin góp vui với câu chuyện lấy vợ Hồ Chí Minh, í quên, lấy vợ Saigòn, để quí vị đọc cho đỡ buồn.
Trong câu chuyện có một vài chỗ thuộc loại “cấm đàn bà”, xin các bà các cô, các nhà mô phạm và ...các nhà tu hành vui lòng đừng đọc.
Vị nào đọc rồi, xin bỏ qua.
Vũ Linh Châu.
LẤY VỢ MIỀN NAM.
…Đồng bào Miền Nam của chúng ta thì bao giờ cũng chân thật hiền lành, dễ tin, dễ nghe. Trong trại tù cải tạo, tôi thường nói đùa với mấy anh bạn người Nam thế này:
“Hồi mới di cư, có hai điều tụi tao nói mà tụi bay không tin, thứ nhất là rau muống ngon và bổ lắm, thứ hai là bọn Cộng sản nó lưu manh lắm”.
Rau muống của người ta ngon và quí như vậy, ngọn nào ngọn nấy mơn mởn như ngón tay mà lại gọi là rau heo, để cho mọc tràn lan ngoài đồng, thật là phí của giời. Không những ngon, quí mà lại còn lành nữa chứ, không có rau muống để mà ăn độn, chắc rất nhiều người đã bỏ xác trong các trại tù cải tạo từ lâu rồi.
-Ấn tượng đầu tiên của tôi về Miền Nam thân yêu là mùa Hè 1955, trên đường xuống Chợ Mới, Long xuyên, khi chờ phà ở bắc Mỹ Thuận, hỏi mua một chục vú sữa, nhưng cô bán hàng lại đếm cho tới 16 trái. Thấy vẻ mặt ngơ ngác của cậu con trai Bắc Kỳ mới lớn, người con gái Miền Nam mũm mĩm phúc hậu đã nở nụ cười tươi như hoa:
– Chục 16 mà anh hai.
Câu trả lời lại càng làm tôi ngơ ngác và ngạc nhiên hơn nữa.
Nhớ lại mấy năm về trước, còn ở ngoài đó, thỉnh thoảng được mẹ cho theo đi chợ, tôi rất thích dừng lại tại khu hàng xáo, bán gạo, để chiêm ngưỡng một hoạt cảnh hoàn toàn tương phản với cái vụ “chục 16” trên đây. Sau khi thuận mua vừa bán, tiền trao cháo múc xong xuôi, thì bà người mua đã nhanh như chớp, chộp tay vào giữa thúng gạo, bốc lấy một nắm đầy, bà người bán, đã biết trước thông lệ này, nên cũng nhanh như chớp, chụp lấy cổ tay bà người mua, cố giũ giũ cho nắm gạo rơi rụng bớt lại rồi mới chịu buông tay bà người mua ra. Lần mua bán gạo nào cũng diễn ra y như vậy. Hầu hết các vụ trao đổi của các mặt hàng khác cũng đều được...thêm như thế. Cho nên dân gian mới có câu vè
“Mua không thêm, nằm đêm không ngủ”.
Không phải là tôi vạch áo cho người xem lưng, hay là không biết đẹp tốt khoe ra, xấu xa đậy lại đâu, mà chỉ vì đây là những chuyện đã thuộc về dĩ vãng xa xưa, như một câu chuyên làm quà, cho nó vui nhà vui cửa mà thôi. Cũng đừng có vội cười đùa khinh dể, chẳng qua cũng là tại gạo châu, củi quế, người khôn của hiếm mà ra cả. Chả tin, quí vị cứ thử đến chợ Ông Tạ hay là chợ Hố Nai mà xem, chỉ vài năm sau, không những là hoạt cảnh “mua không thêm” ở quê nhà lúc trước đã âm thầm chấm dứt, mà chúng tôi cũng bắt đầu bán chục...12 rồi chứ bộ. Giầu có thì sinh lễ nghĩa, chứ có gì đâu mà cười.
Hồi đó, rau muống và giá sống là đặc sản của hai miền, đặc sản tới mức nó đã trở thành “dân Rau Muống, dân Giá Sống”. Nhưng chẳng bao lâu thì cả hai cái đặc sản này đều đã được toàn dân cả nước say mê, nên coi như huề cả làng.
Nhưng cái biến cố lịch sử và tuyệt vời nhất, thì lại là chuyện món Giá Sống đã và đang âu yếm nằm gọn trong tô Phở Bắc. Không biết từ bao giờ, nhưng chắc chắn không phải là trước 1954 rồi. Ngày nay, kể cả ở Mỹ, ăn Phở thì không thể thiếu Giá Sống. Không biết hai sản phẩm “đặc thù” này hòa giải hòa hợp và chung sống hòa bình với nhau vào thời gian nào và ai là người đã có công mai mối và tác hợp cho câu chuyện “tình Bắc - duyên Nam ” tuyệt vời này. Lịch sử dân tộc lại có thêm một vị anh hùng vô danh nữa.
Giá Sống thì tuy đã âu yếm nằm gọn trong tô Phở Bắc, nhưng mà ngôn ngữ thì vẫn còn rất nhiều chỗ bất đồng, nhờ vậy mà đôi khi cũng đã có dịp mỉm cười thích thú một mình.
Thí dụ:
- Sao 9 giờ sáng rồi mà anh không lo đi mua báo mua đồ đi?
- Đồ có rồi, còn mua thêm làm gì nữa!
Hay là:
- Cái anh này kỳ cục, bữa nay địt hoài hà!
- Hồi nào?
· ** Riêng cái vụ “vừa đi vừa địt” thì cánh Bắc kỳ chúng tôi chịu thua. Chỉ có trai tráng của miền sông nước Cửu Long làm được mà thôi.
· Người ta cũng đồn rằng, các cô gái Huế lấy chồng xa xứ, thường được mẹ căn dặn rằng chớ bao giờ nói câu này:
- Đêm hôm qua, ngủ không được... đủ.
Khi mới có được đưa cháu ngoại đầu lòng, mừng muốn chết, nhất là lại thấy khi cháu bé bập bẹ biết nói, mẹ cháu đã hăng hái dậy cho cháu nói tiếng Việt Nam. Nhưng mà khi dậy đến chữ con Voi, và chữ mầu Vàng thì một sự cố nổi cộm đã bất ngờ bùng ra, con Voi mà con gái tôi lại dậy cháu tôi là “con Dzoi”, mầu Vàng thì lại là “Mầu Dzàng”. Tôi chỉ muốn cho con cháu phát âm cho chuẩn, cho chính xác để giữ lấy cái gốc gác của ông bà tổ tiên, nhưng tôi đã gặp phản ứng ngay:
-“Ba đừng đọc vậy, cháu nó confused” (bị rối trí?).
Không những nghe đã có lý, mà lại còn có người nối giáo cho giặc, “con nó nói đúng đấy anh ạ”. Hai đánh một chẳng chột cũng què, nên tôi cũng đành phải bấm bụng mà đọc theo là “Con Dzoi, mầu Dzàng”.... Lòng thì vẫn còn ấm ức, nên đã lẩm bẩm:
-“Bố mày, chờ đến chữ con Ếch – Hoàng Tử Ếch - xem mẹ con mày đọc làm sao”!
Thế là mất tiêu mấy cái gốc rau muống của tôi rồi! Nhưng mà cũng là “lỗi tại tôi mọi đàng cả”, ai biểu nghe lời mấy thằng chả đó mà...tự nguyện đi tù, bỏ bê vợ con suốt 9 năm trời làm chi?
Từ cái vụ Con Dzoi, Mầu Dzàng này, tôi xin nêu ra đây một cái thắc mắc to lớn hơn, thắc mắc đã từ rất lâu nhưng vẫn chưa tìm thấy câu trả lời. Đó là, ai cũng đã biết, tất cả người Việt chúng ta đều cùng xuất phát từ cái vùng đất chung quanh con sông Hồng Hà đó cả, rồi từ từ tràn xuống phía Nam, nhưng mà tại sao giọng nói thì lại khác nhau như vậy: giọng Nghệ Tĩnh, giọng Huế, giọng Quảng và... Con Dzoi, Mầu Dzàng. Rồi lại còn “quê hương tôi, cái mùng mà kêu cái màn”, cái chăn mà lại kêu là cái mền, cái cốc là cái ly, rồi còn cái giá cái muôi, cái chén cái bát, cái ghe cái thuyền ... nữa
“Ra đi gặp vịt cũng lùa,
Gặp vợ cũng lấy, gặp chùa cũng tu”.
Đọc Hương Rừng Cà Mau của Cụ Sơn Nam thì tôi đã hiểu ý nghĩa của câu ca dao đó rồi, nhưng mà tại sao Vào mà lại đổi thành Dzô, không Đi Về mà lại Đi Dzề...thì chưa thấy các Cụ Trương Vĩnh Ký, Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, và Vương Hồng Sển... cho biết lý do.
Riêng cái vụ “chục 16”, thì tôi lại còn tản mạn thêm ra thế này, chả biết trúng trật ra sao. Quanh năm suốt tháng chỉ có hai mùa mưa và nắng, chẳng cần Xuân, Hạ, Thu, Đông làm chi cho nó thêm phần rắc rối. Mưa thì mưa xối mưa xả, mưa như là trút nước nghiêng thùng, nhưng chỉ ào ào một lúc là xong, bầu trời lại trong xanh sáng sủa tức thì như trước. Sông thì chẳng hề có đê điều che chắn, nước lũ cứ mặc sức mà tràn vào ruộng đồng mênh mông cho nó thêm phần trù phú phì nhiêu. Sóng lúa vàng óng ả thì cũng bát ngát bao la, xa tít tới tận chân trời, mút tầm con mắt, chẳng hề có bị núi đồi che chắn cản trở tầm nhìn. Còn dưới sông trong đìa thì tôm cá tràn lan, mặc sức mà hốt. Ngay cả... rau muống, ốc bưu, tôm cua ... cũng phủ đầy đồng, chẳng ai thèm lượm.
Vậy thì bon chen kèn cựa, bày mưu tính kế, vò đầu bứt tóc, chạy ngược chạy xuôi... làm chi cho nó mệt xác. Làm cho lắm, tắm cũng…ở truồng.
Tôi vẫn nổi tiếng là người lắm mồm (notorious for being talkative), vợ con dâu rể đều đã biết rõ, nên chắc là để cho yên nhà yên cửa, mọi người đều đã im lặng nghe tôi gỉang bài trong các family meetings trước đây. Sau này các cháu đã lớn, đã thành ông nọ bà kia ngoài xã hội, tuy tôi không còn dám làm tàng như xưa nữa, nhưng vẫn thỉnh thoảng lợi dụng thời cơ để len lén vài câu ngắn gọn. Thí dụ, trong ngày lễ Mother’s Day vừa qua, tôi đã cười cười phát biểu:
“Sáng hôm nay, một xướng ngôn viên của đài số 5 đã nói thế này:
“Hôm nay là Ngày Lễ Mẹ, nhưng tôi lại cám ơn Cha tôi. Tại vì cha tôi đã chọn cho tôi một người Mẹ tuyệt vời”.
Người ta bắn một mũi tên trúng hai con chim đã là tài, câu nói trên đã trúng cả bầy. Ai cũng vui, phái nữ vui vì đã là người đặc biệt để được chọn, phái nam vui vì đã giỏi chọn. Tôi liền thưà thắng xông lên, nghiêm mặt nói với hai cô con gái rằng khi hai thằng cháu trai đến tuổi lấy vợ, chắc là ông ngoại đã qua đời rồi, nhưng mà phải nhớ kể câu chuyện này cho các cháu nghe.
Cám ơn qúi vị đã kiên nhẫn đọc đến đây, xin kể nho nhỏ cho qúi vị nghe câu chuyện “cấm đàn bà” này:
Hồi mới di cư vào Nam, trong các trại gia binh, thường thì giữa gia đình này với gia đình kia chỉ được ngăn bằng một tấm vách lá sơ sài, nên bên này làm gì, nói gì là bên kia đều nghe thấy hết.
Hai cặp vợ chồng, một Bắc một Nam ỏ sát cạnh nhau.
Bà vợ người Nam:
- Cha này kì cục, ngồi mà cũng địt.
Bà vợ người Bắc:
- Đó, ông thấy chưa?
Một giờ sau, bà vợ người Nam:
- Cha này kì cục, nằm mà cũng địt.
Bà vợ người Bắc:
- Đó, ông thấy chưa?
Một giờ sau, bà vợ người Nam:
- Cha này kì cục, đứng cũng địt.
Bà vợ người Bắc:
- Đó, ông thấy chưa?
Một giờ sau, bà vợ người Nam:
- Cha này kì cục, đi mà cũng địt.
Bà vợ người Bắc:
- Đó, ông thấy chưa, ông nghe rõ chưa?
Ông chồng người Bắc:
- Đứng, ngồi, nằm gì ông địt cũng được, nhưng mà vừa đi vừa địt thì bố ông cũng địt không được.
Vũ Linh Châu
On Tuesday, February 2, 2016 9:05 AM, "Bich Huyen bichhuyen36@hotmail.com [ChinhNghiaViet]" <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com> wrote:
Chồng Nam Vợ Bắc
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tôi lấy vacation nghỉ ở nhà 3 ngày để dưỡng sức vì bị cảm từ mấy ngày trước. Ba ngày ở nhà tôi tha hồ ngủ muộn dậy trễ và lên net vui chơi với bạn bè. Có nhóm bạn bè cùng lớp thời trung học là thân nhất, chúng tôi gặp nhau hàng ngày, ngoài thông tin liên hệ tới trường cũ bạn xưa nếu có, hầu hết chúng tôi hỏi thăm nhau, kể chuyện mình, chuyện đời và vui đùa qua lại. Thời buổi thông tin điện tử vừa nhanh vừa tiện lợi.
Sáng hôm nay chúng tôi có đề tài “Kiếp sau tôi sẽ thay chồng, đổi vợ không?” nhiều bạn hăng hái trả lời sẽ lấy chồng khác, vợ khác để … thay đổi không khí, bạn Nguyễn Trung Trực đã xuất thần làm ngay 2 câu thơ dù cả đời chẳng làm thơ bao giờ:
“Một kiếp đã oải lắm rồi,
Lấy thêm kiếp nữa đời tôi còn gì?”
Lấy thêm kiếp nữa đời tôi còn gì?”
Và một bạn khác cũng đồng tình:
“Một kiếp đã chán thấy bà,
Lấy thêm kiếp nữa chắc là tiêu luôn”
Lấy thêm kiếp nữa chắc là tiêu luôn”
Nhưng vài người quyết chí kiếp sau sẽ lấy lại người phối ngẫu hiện tại của mình. Tôi cũng thế, sẽ lấy lại người chồng Nam Kỳ hiền lành đã dám kết duyên cùng tôi, cô em Bắc Kỳ chanh chua đanh đá.
Ngày xưa anh Bông quen tôi đúng là duyên kỳ ngộ, không tìm nhau mà gặp nhau. Anh hay đến thăm một người bạn ở cùng xóm tôi, lần nào anh cũng gặp tôi đang ngồi ăn bún riêu xì xụp ở đầu con hẻm. Nhờ tật ăn hàng thường xuyên ấy mà anh nhớ mặt tôi và tò mò làm quen. Khi đã quen nhau anh chọc quê tôi:
- Xóm này có nhiều con hẻm giống nhau, nhưng nhờ có em ngồi ăn bún riêu nên anh biết chắc mình không lộn.
Tôi đã bẻn lẻn và chọc lại anh:
- Tại em thích ăn bún riêu cua với rau kinh giới, nên thành ghiền luôn. Hôm nào em nghỉ ăn bún riêu cho anh đi lạc sang ngõ hẻm khác cho biết thân..
Quê anh Bông ở Cần Thơ gạo trắng nước trong, ruộng vườn bát ngát, cây trái xum xuê, anh là công tử miệt vườn của xứ Tây Đô.
Mẹ tôi không tán thành cho tôi kết duyên với anh, bà thành kiến với trai miền Nam, chỉ thích ăn nhậu, sinh ra đánh vợ đánh con và nhất là tiêu xài hoang phí, không biết phòng xa cho tương lai, lấy nó thì đời con nghèo mạt rệp, hạnh phúc chẳng dài lâu. Thà tôi lấy người miền Trung, xứ khô cằn sỏi đá nhưng sản xuất ra nhiều nhân tài, chịu thương chịu khó làm ăn và căn cơ tằn tiện… cao tay hơn cả dân miền Bắc thì bà yên chí đời tôi ấm no, hay tôi lấy đồng hương miền Bắc thì tốt nhất vì giống nhau mọi thứ, sẽ thông cảm nhau.
Nhưng mẹ tôi đâu biết rằng tôi đã “kết” anh Bông rồi, nghe anh tả vườn trái cây nhà anh tôi đã mê tơi, chỉ mong được về quê anh trèo hái trái cây và ăn cho thỏa thích, những trái mận, trái soài ngọt lịm ngon lành, mà dù có chua thì chấm muối ớt cũng ngon luôn. Còn chuyện tính tình thì tùy từng người, chứ đâu phải trai miền Nam nào cũng hư như mẹ tôi nghĩ.
Tôi đã hứa với mẹ:
- Mẹ yên tâm, anh ấy là dân Cần Thơ hay bất cứ vùng Nam Kỳ Lục tỉnh nào, hay dân miệt vườn Nam bộ Hốc Môn Bà Điểm 18 thôn vườn trầu đi chăng nữa mà vào tay con, con sẽ huấn luyện thành Bắc Kỳ nhà mình ngay.
Cuối cùng mẹ tôi cũng phải đồng ý, bà lo âu dặn dò:
- Vậy con phải học làm ruộng, làm vườn mà gánh vác giang sơn nhà chồng.
Tôi yêu vườn ruộng nhà anh, tôi yêu anh, dù trước đó những đồng hương Cần Thơ của anh đã lừa đảo tôi hai cú thật đẹp.
Sau năm 1975 có lần mẹ tôi sai tôi đi Cần Thơ thăm một gia đình họ hàng làm ăn ở đó. Khi về tôi có ghé chợ tại bến Ninh Kiều để mua trái cây về Sài Gòn làm quà. Tôi đã chọn lựa kỹ từng quả soài, một chục soài 14 quả (người miền Nam hào phóng thế đấy, đã gọi là “một chục” đáng lẽ ra là 10 mà thành 14). Bà bán hàng để vào túi giấy ngay trước mắt tôi. Vậy mà bà phù phép sao đó về nhà đếm lại chỉ có 12 quả mà lại có mấy quả soài hư. Tôi vừa tức giận vừa… kinh ngạc bái phục bà bán hàng soài sát đất. Hay là bà đã tốt nghiệp nghề ảo thuật trước khi ra chợ bán hàng?
Chưa hết, khi ra bến xe đò về Sài Gòn, thấy phòng bán vé đông nghẹt người, tôi biết sức mình không chen lấn nổi với người ta, đành tìm mua vé chợ đen, thì có một anh lơ xe túm áo tôi mời mọc lên xe với giá cả đắt gấp đôi giá chính thức. Tôi đồng ý miễn là khỏi bon chen và được về sớm, anh hướng dẫn tôi lên xe ngồi xong đòi tôi trả tiền để anh còn chạy đi kiếm thêm những khách khác cho mau đủ chuyến. Tôi trả tiền và thong thả ngồi ngắm thiên hạ đang lu bu ngoài bến xe mà thương cho họ, thà chịu hi sinh tốn thêm tiền như tôi cho khỏe tấm thân. Khi hành khách đã đầy và xe bắt đầu chạy thì một anh lơ xe khác đến thu tiền từng người. Tô mới giật mình biết mình đã bị lừa, anh lơ xe lúc nãy là tên lưu manh lường gạt nào đó, anh lơ xe này mới là thật. Thế là tôi lại phải trả tiền xe giá chợ đen thêm một lần nữa.
Mẹ tôi quá lo xa, vì vợ chồng tôi sống ở Sài Gòn, tôi không phải làm ruộng làm vườn, nhưng quản lý một anh chồng Nam Kỳ theo… truyền thống Bắc Kỳ nhà mình, theo đúng ý mình cũng vất vả lắm.
Mẹ tôi nói linh quá́, anh Bông vừa ăn xài rộng rãi vừa thích nhậu nhẹt lu bù.
Mới lấy nhau tôi đã thấy làn ranh Nam Bắc ngay trong nhà mình, trong cách ăn uống, cách suy nghĩ và trong từng lời ăn tiếng nói của hai vợ chồng. Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
Bài học vỡ lòng tôi dậy anh là dẫn anh vào bếp chỉ từng món một:
- Anh ơi, đây là cái “ bát” và cái “thìa”, anh đừng gọi là cái “chén” và cái “muỗng” nữa nhé.
Anh nhanh nhẩu:
- Biết rồi, còn cái “giá” múc canh kia kêu là cái “môi” chứ gì?
Tôi không hài lòng:
- Đấy, sao anh lại nói tiếng Nam “kêu là” phải “gọi là” như tiếng Bắc em chứ. Em đã nói rồi, hai vợ chồng sống chung cả đời với nhau dưới một mái nhà thì phải cùng một thứ ngôn ngữ cho đồng điệu mà, đơn giản chỉ vì thế thôi, chứ em không ghét bỏ gì tiếng miền Nam của anh đâu. Nhưng dù sao tiếng miền Bắc cũng …dễ thương hơn, thí dụ chiếc thuyền còn được đưa vào thơ vào nhạc, “thuyền tình” chứ ai nói “ghe tình” bao giờ. “Đi về” mà anh nói “Đi dìa” hay “tấm màn cửa” anh nói “tấm màng cửa” là sai lỗi chính tả đấy.
Anh Bông khiêm nhường chịu thua:
- Anh đồng ý là anh và em sẽ xài chung, à quên…sẽ dùng chung tiếng Bắc cho hoà hợp như tình yêu của chúng mình đã hòa hợp, cho dù em có thiên vị tiếng Bắc của em rõ ràng.
Ngoài việc dậy tiếng Bắc cho chồng, tôi còn sửa đổi anh bản tính ăn tiêu phong lưu, rộng rãi như đa số những người miền Nam sinh ra ở nơi chốn vốn được đất trời ưu đãi, ruộng vườn tươi tốt, nhiều sông rạch, nhiều cá nhiều tôm, huống chi anh lại là con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ.
Dần dần công tử Tây Đô của tôi cũng đã dùng quen nhiều từ miền Bắc và ăn được những món Bắc, tôi khỏi phải làm thực đơn phân loại hai miền Bắc Nam như hồi mới lấy nhau nữa.
Cái màn “cai rượu” cho anh mới là khó. Ban đầu tôi ra chỉ thị:
- Anh chỉ được phép uống rượu bia khi xã giao thôi nhé. Em không thích đàn ông có mùi rượu đâu.
Rồi tôi lườm, tôi nguýt mỗi khi thấy anh uống rượu, nên anh cũng giảm được đôi chút. Để nhắc nhở chồng, tôi dán một tờ giấy với hàng chữ viết to bằng mực đỏ: “Uống rượu vợ bớt yêu”, nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy.
Tôi tăng cường thêm một khẩu hiệu khác mạnh mẽ hơn: “Uống rượu sẽ mất vợ”.
Lần này anh Bông tức tốc hỏi tôi ngay:
- Em sẽ bỏ anh hả?
- Không bao giờ, em vẫn yêu anh suốt đời. Anh bỏ em thì có, vì nếu anh không nghe em bỏ rượu thì một ngày nào đó anh say xỉn không trúng gió ở ngoài quán hay lề đường chết bất tử thì cũng sơ gan, ung thư gan mà chết sớm, em sẽ ôm trọn gia tài anh để lại và đi lấy chồng khác ráng chịu.
Thế là anh Bông bớt rượu và bỏ rượu hẳn. Không biết vì anh sợ mất vợ hay sợ mất gia tài?
Khi gia đình tôi được bảo lãnh sang định cư ở Mỹ, dòng máu Nam kỳ xả láng của anh Bông lại ngóc dậy, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.
Anh đi shopping trong mall mua quần áo, đồ dùng toàn là đồ hiệu đắt tiền, còn đi làm anh cũng lười không muốn mang giỏ đồ ăn theo, sáng sớm anh ghé tiệm mua điểm tâm cà phê trước khi vào hãng, trưa thì anh chạy xe ra ăn ngoài v..v…
Một lần nữa tôi lại phải uốn nắn, sửa đổi cho anh. Tôi ra kế hoạch:
- Anh ơi, mình phải sống tiết kiệm để dành tiền mua nhà.
Anh cằn nhằn:
- Mới xong kế hoạch mua xe bây giờ đến mua nhà…
Tôi kế hoạch tiếp:
- Còn nữa, xong mua nhà tới để dành tiền cho hai con vào đại học.
Anh thảng thốt đến nỗi quên phéng tiếng miền Bắc của vợ, mà xổ nguyên một câu miền Nam quen thuộc:
- Trời đất qủy thần thiên địa ơi, hết kế hoạch này tới kế hoạch kia, em giống cộng sản Việt Nam y chang hà, lúc nào cũng chỉ tiêu và kế hoạch làm cho dân tình lầm than. Lấy vợ Bắc Kỳ cứ tưởng mãi mãi là cô em Bắc Kỳ dễ thương, ai dè em lo xa, tằn tiện, bóc lột đời anh không ngừng nghỉ.
Đợi anh nguôi ngoai cơn “sốc”, tôi “khiếu nại” anh đã dùng tiếng miền Nam, là đi sai đường hướng thuận hòa của hai vợ chồng, và anh đã phải học thuộc câu thảng thốt bằng tiếng miền Bắc là: “Ối giời cao đất dầy ôi” thay vì “Trời đất qủy thần thiên địa ơi”.
Anh hứa lần sau nếu đụng chuyện anh sẽ xử dụng câu này.
Đấy, anh chồng Nam kỳ của tôi hiền lành và dễ bảo như thế, kiếp sau tôi không lấy anh thì cũng phí. Chỉ lo là kiếp sau anh Bông… có chịu lấy tôi nữa hay không mà thôi.
Buổi trưa tôi lại vào email của nhóm bạn học, lần này đọc được hai hung tin một lúc. Một người bạn bên Việt Nam mới bị đụng xe chết tốt, và một người bạn ở Mỹ thì bị stroke đang nằm hôn mê trong bệnh viện. Chúng tôi nhào nháo hỏi thăm nhau những tin tức liên quan đến hai người bạn đồng môn bất hạnh này và bàn xa tán gần đến cuộc sống vô thường ngắn ngủi, chẳng biết sống chết lúc nào. Người nọ khuyên người kia hãy lo hưởng thụ cuộc đời, của cải vật chất chỉ là bọt bèo, hãy thương yêu vợ, chồng mình thêm nữa. Ai cũng biết thế, nhưng cuộc sống luôn có những điều để người at phải lo toan, tính toán.
Hôm nọ tôi mới bị cảm mà đã thấy mệt mỏi chán đời. Lúc ấy tiền bạc, món ăn ngon, niềm vui thú nào cũng đều vô nghĩa. Vậy tại sao tôi không hưởng những thứ ấy khi đang khỏe mạnh, yêu đời.
Tôi nhớ mãi câu chồng tôi đã thảng thốt kêu lên “Trời đất qủy thần thiên địa ơi” suốt nhiều năm nay, bỗng thấy ân hận và thương anh Bông quá. Hai con đã học đại học xong rồi, tôi lại đề ra chỉ tiêu chắt chiu để dành tiền mai mốt… cho cháu nội cháu ngoại. Lo toan như tôi thì kéo dài đến cả kiếp sau cũng chưa hết.
Hôm nay tôi sẽ thay đổi chính mình, một cuộc thay đổi quy mô và bất ngờ cho chồng tôi ngạc nhiên và sung sướng. Ngay chiều nay tôi sẽ không thèm nấu cơm, chốc anh đi làm về tôi sẽ rủ anh đi nhà hàng, chiêu đãi anh những món ngon và đắt tiền nhất để đánh dấu một cách sống khác, một bước ngoặt trên con đường đời của một đôi vợ chồng hạnh phúc.
Anh vừa bước chân vào cửa tôi đã hớn hở xông ra ôm chầm lấy anh, nũng nịu:
- Welcome anh đã đi làm “dìa”.
Anh Bông ngạc nhiên chất vấn và chỉnh tôi:
- Sao em lại nói tiếng miền Nam sai lỗi chính tả thế? Ừ, anh đã đi làm về.
Tôi dịu dàng hơn bao giờ:
- Hôm nay em thích tiếng miền Nam của anh mà. Em biết là tiếng miền nào cũng có cái dễ thương của nó, ngay cả tiếng miền Trung nặng nề khó nghe, khó hiểu.
- Nhưng sao em lại welcome anh? Em lịch sự bất ngờ thế? một ngày anh đi làm về như mọi ngày.
Tôi nghiêm chỉnh nói:
- Em chờ anh về để thông báo một tin rất vui là bắt đầu từ hôm nay trở đi chúng ta sẽ chi tiêu thoải mái, không phải hà tiện để dành tiền theo bất cứ kế hoạch nào nữa. Nhân dịp em vừa nghe tin hai người bạn gặp nạn, em sợ cuộc đời bất trắc, kiếp người còn phù du nói chi là tiền bạc. Chúng ta hãy vui hưởng cuộc sống ngay khi còn khỏe mạnh anh ạ, nhà cửa, xe cộ trả hết sạch sẽ rồi, tiền bạc trong 401K và trong bank của hai vợ chồng mình khá nhiều vì dành dụm suốt nhiều năm nay. Chúng ta sẽ mua xe đẹp, loại đắt tiền, sẽ sắm quần áo xịn, sẽ đi du lịch đó đây mỗi năm, và chốc nữa đây vợ chồng mình sẽ đi ăn tiệm anh nhé. Mai sau về già chúng mình đều có tiền retire, lo gì.
Nói xong tôi nhìn anh với vẻ ban ơn huệ, như một cai tù độ lượng vừa phóng thích cho một tù nhân mang án tù vô hạn định, tưởng anh sẽ mừng vui và hét lên thỏa thích khi được trở về bản chất Nam Kỳ của chính mình vì bao nhiêu năm nay anh đã sống theo cách sống Bắc Kỳ của tôi, theo sự quản lý của tôi. Nhưng tôi kinh ngạc quá, anh thảng thốt lên một tràng với những từ miền Bắc rất chuẩn:
- Ối giời cao đất dầy ôi, em đang tỉnh hay mê? sao em liều và to gan thế? Sao bỗng dưng em rửng mỡ đòi tiêu xài hoang phí thế? Khi mà trước đây anh tiêu xài hoang phí em đã điên tiết lên cấm cản anh. Em có biết là nước Mỹ đang nợ ngập đầu ngập cổ không? Ngân sách chính phủ Mỹ càng ngày càng eo hẹp, đang phải cắt xén bớt tiền phúc lợi của người già, người về hưu không? Người ta còn tiên đoán rằng chẳng bao lâu nữa chính phủ sẽ không có đủ tiền trả cho những người hưu trí nữa đấy. Nên dù chúng ta không phải lo cho con cái nữa, nhưng vẫn phải sống căn cơ, dành dụm tiền để sau này về già có mà chi tiêu, ở Mỹ điều kiện khoa học, y tế cao chúng ta sẽ sống lâu, sống thọ lắm. Không ai thương mình bằng chính mình đâu em.
Thì ra suốt mấy chục năm sống bên nhau, bây giờ anh đã lo xa, tính toán hơn cả dân Bắc Kỳ thứ thật là tôi đang đứng trước mặt anh. Mẹ tôi ở dưới suối vàng chắc cũng đang mỉm cười mãn nguyện?
Tôi còn đang ngẩn ngơ không ngờ người chồng Nam Kỳ của tôi đã bị tôi Bắc Kỳ hóa nhuần nhuyễn đến thế thì anh ân cần và rất rành rẽ nói:
- Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Rất thích bài này. cám ơn chị. cưu hs LTK 1079
Trả lờiXóa