Cac em than men,
Men goi cac em bai viet trich tu BTTH 104 va duoc danh dau.
Phan Kim Ngoc: Cam on mon an mien Tay. Da nhan duoc tu Buu Dien hom nay. San pham cua nha nong hoc chac chan ngon nhu da an qua.
Van Su Lanh.
Thay Lan
phamdinhlan (david)
From: daniel pham <pham_hungdaniel@yahoo.com>
Sent: Sunday, October 29, 2017 10:35 PM
To: david pham
Subject: Re: pham dinh lan - hoa ky: một quoc gia tre ...
Sent: Sunday, October 29, 2017 10:35 PM
To: david pham
Subject: Re: pham dinh lan - hoa ky: một quoc gia tre ...
Bài viết rất hay và hợp thời. Anh hoàn toàn đồng ý. Anh Lưu vĩnh Lữ cũng thấy như vậy. Tham vọng quá lớn của Trung Quốc sẽ đưa nước nầy vào thảm họa cũng như nước Nhựt trước đây thời quân phiệt với tham vọng Đại Đông Á. Riêng nước Mỹ đang đi xuống và tự ý từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới dưới thời D. Trump. Một divided nation không thể phát triển được, nhứt là công phí quá cao, nợ công quá nặng mà lại giảm thuế đến 5 trillion cho nhà giàu..
On Sunday, October 29, 2017 5:41 PM, david pham <davidlanpham@hotmail.com> wrote:
Anh Nam kinh men,
Kinh goi anh bai viet lich su va thoi su da duoc danh dau.
Anh bam phan chu tim bai ro hon. co ban do Hoa Ky.
Van su Lanh
Em
phamdinhlan (david)
From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Sunday, October 29, 2017 8:38 PM
To: David Pham
Subject: pham dinh lan - hoa ky: một quoc gia tre ...
Sent: Sunday, October 29, 2017 8:38 PM
To: David Pham
Subject: pham dinh lan - hoa ky: một quoc gia tre ...
pham dinh lan - hoa ky: một quoc gia tre ...
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.HOA KỲ:MỘT QUỐC GIA TRẺ TẠO BA CƯỜNG QUỐCVÀ BẮT ĐẦU GIÀ NUASo với Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nga, Trung Hoa, Nhật Bản, Hoa Kỳ là quốc gia quá trẻ. Tính đến năm 2017 Hoa Kỳ mới được 241 tuổi. Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc, một nước Cộng Hòa có hiến pháp thành văn lâu đời trên thế giới. Chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ tạo nguồn cảm hứng cho cách mạng 1789 của Pháp. Diện tích Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ gia tăng nhanh chóng và trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. 91 năm kể từ ngày lập quốc Hoa Kỳ nới rộng lãnh thổ lên tận Alaska. Đến thế kỷ XIX Hoa Kỳ trở thành một cường quốc kỹ nghệ và quân sự trên thế giới.Quốc gia trẻ này trở thành mẫu dân chủ cho nhân loại dưới mắt các học giả chánh trị học Pháp. Trong chừng mực nào đó và trong hoàn cảnh éo le lịch sử ngoài ý muốn, Hoa Kỳ là quốc gia mẫu cho Nhật Bản, Nga và Trung Hoa noi theo để vươn lên.NHẬT BẢNTừ năm 1600 đến 1867 nước Nhật đặt dưới sự thống trị của các tướng quân (shogun) dòng Tokugawa. Chế độ tướng quân (shogunate) giống như thời vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài từ thế kỷ XVII đến hậu bán thế kỷ XVIII. Ở Nhật Thiên hoàng vẫn được tôn kính nhưng vô quyền. Thiên hoàng ngụ ở Kyoto. Thực quyền nằm trong tay các tướng quân. Tướng quân ngụ ở Edo tức Tokyo sau này.Các tướng quân xây dựng sự nghiệp bằng kiếm cung. Ho dùng các hiệp sĩ (samurais) để bảo vệ quyền hành và giữ nước, trị dân.Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã đến miền nam nước Nhật từ năm 1543. Năm 1620 Nhật cấm việc truyền giảng đạo Thiên Chúa. Nhưng người Hòa Lan vẫn còn được buôn bán vì họ chỉ chú trọng đến thương mại chớ không nặng việc truyền bá đạo Christ. Như vậy Nhật đã sớm thi hành chánh sách bế quan tỏa cảng ở Đông Á và tin rằng đó là phương cách bảo quốc tốt hơn cả.Năm 1853 một tàu chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của đề đốc Perry bắn thị uy ngoài khơi Edo, yêu cầu Nhật mở cửa giao thương. Sau những phát súng đại bác của Perry chánh quyền dòng Tokugawa phải ký hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng với Hoa Kỳ và các nước Âu Châu khác. Uy tín của dòng Tokugawa suy giảm trầm trọng. Năm 1867 tướng quân Yoshinobu Tokugawa phải từ chức, trao quyền cho hoàng tử Mutsu Hito lên ngôi tức Thiên hoàng Meiji (Minh Trị). Thiên hoàng Meiji thiên đô về Edo và cải danh thành Tokyo (Đông Kinh). Thiên hoàng Meiji canh tân xứ sở, học hỏi tinh hoa của từng nước Tây Phương trong đó Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Hoà Lan và Thụy Điển là chủ yếu. 27 năm sau cuộc canh tân Nhật đánh bại Trung Hoa quốc gia rộng lớn và đông dân nhất thế giới. 37 năm sau cuộc canh tân họ đánh bại Nga, quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới và có dân số đông nhất ở Âu Châu trên chiến trường Mãn Châu. Năm sau họ đánh bại hạm đội Nga trên eo biển Tsushima trong 35 phút giao tranh! Chiến thắng Tsushima làm cho Hoa Kỳ sửng sốt. Sự lo ngại Hoàng Họa bắt đầu từ đó. Mộng đế quốc của Nhật cũng phát sinh từ đó.Hoa Kỳ và Anh là hai cường quốc hăng hái tìm mọi cách hạn chế sự phát triển hàng hải của Nhật. Hội nghị các cường quốc hàng hải ở Washington năm 1922 đưa đến việc ấn định tỷ lệ đóng tàu của Nhật. Tỷ lệ ấy phải nhỏ hơn tỷ lệ đóng tàu của Anh và Hoa Kỳ.Để thực hiện mộng đế quốc ở Đông Á Nhật có ba con đường:1. Đầu cầu Triều Tiên: Sau khi đánh bại Trung Hoa trên bán đảo Triều Tiên, ảnh hưởng của Nhật bành trướng trên bán đảo này. Đó là đầu cầu để Nhật tiến vào lục địa Á Châu. Đó cũng là cửa ngỏ ngăn chặn sự Bắc tiến của Trung Hoa và Đông tiến của Nga. Năm 1910 Nhật biến Triều Tiên thành thuộc địa của họ.2. Thuyết Đông Á Thịnh Vượng Chung dựa vào khẩu hiệu Châu Á của người Á Châu như Monroe của Hoa Kỳ với Châu Mỹ của người Mỹ Châu. Đó là mộng ước của Nhật muốn làm bá chủ ở Đông Á chạy dài từ bán đảo Triều Tiên đến Indonesia. Hầu hết các nước trong vùng này là thuộc địa của các nước Âu Châu: Việt Nam Cambodia, Lào thuộc Pháp; Phi Luật Tân thuộc Hoa Kỳ; Mã Lai thuộc Anh; Miến Điện thuộc Anh; Hong Kong thuộc Anh; Macau thuộc Bồ Đào Nha; Port Arthur (Lữ Thuận) thuộc Nga; Indonesia thuộc Hòa Lan. Thái Lan độc lập nhưng chưa đủ mạnh nên sẵn sàng ngã theo quốc gia nào có thế lực mạnh trong vùng.3. Thành lập Mãn Châu Quốc (Manchukuo- 1932): tức tách rời vùng đất trù phú và có nhiều quặng mỏ ra khỏi Trung Hoa trước khi mở cuộc xâm lăng vào nước này vào năm 1937.Trong đệ nhị thế chiến Nhật thành công trong việc đánh bại: Pháp trên bán đảo Đông Dương; Anh ở Mã Lai và Miến Điện; Hoa Kỳ ở Phi Luật Tân; Hoà Lan ở Indonesia. Nhưng cuối cùng họ bị bại trước Hoa Kỳ vì hai trái bom nguyên tử.Hoa Kỳ trở thành ân nhân của Nhật sau đệ nhị thế chiến. Nước này được dân chủ hoá, từ bỏ tham vọng quân sự để xây dựng một nền kinh tế kỹ nghệ, thương mại thời bình. Ngày nay Nhật Bản là một đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ. Kẻ thắng (Hoa Kỳ) và người bại (Nhật Bản) có sự tương kính và thông hiểu nhau. Chuyện Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) năm 1941, chuyện Phi Luật Tân năm 1942 và chuyện hai trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã lùi vào quá khứ lịch sử. Người Nhật không xem tướng Mc Arthur là kẻ thù mà là một ân nhân trong việc tái thiết và phục hưng xứ sở họ thời hậu chiến.35 năm sau ngày bại trận Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới sau Hoa Kỳ và vượt trội hơn kinh tế của Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu (CEE).TRUNG HOAVào thế kỷ XIX Trung Hoa như một cái bánh ngọt bị các cường quốc Âu Châu kể cả Nhật, một quốc gia Á Châu, chia xẻ từng mảnh. Bồ Đào Nha đã chiếm Macau từ thế kỷ XVI. Chiến tranh nha phiến do Anh khởi động mở đầu cho các nước phương Tây bắt Trung Hoa phải ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng. Tiếp thep đó các liệt cường dùng võ lực buộc Trung Hoa nhường các thành phố, bến cảng cho Anh, Nga, Pháp. Trung Hoa mất đảo Taiwan (Đài Loan- Formosa) vào tay Nhật sau khi bị Nhật đánh bại năm 1894. Hoa Kỳ kêu gọi các liệt cường tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Trung Hoa dù vậy Hoa Kỳ vẫn có tham dự Bát Quốc Liên Quân năm 1901.Với cách mạng Tân Hợi (1911) Trung Hoa thoát khỏi sự thống trị của người Mãn Châu. Linh hồn của cách mạng Tân Hợi là Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên), một người Guangdong (Quảng Đông) theo đạo Tin Lành, từng sống và học ở Honolulu và học y khoa ở Hồng Kông. Sun Yatsen chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương hay nói rõ hơn văn hóa Anh và Hoa Kỳ khi thành lập Quốc Dân Đảng (Kuomintang- Guomindang) và đưa ra chủ nghĩa Tam Dân (San Min Chu I). Người vợ thứ hai của Sun Yatsen là Song Qingling (Tống Khánh Linh), ái nữ của Charlie Song tức Song Jiashu (Tống Gia Thụ), một mục sư đạo Tin Lành giàu có nổi tiếng trong nước nhờ in ấn Thánh Kinh. Charlie Song có tên Hoa Kỳ, học đại học Vanderbilt và Duke. Các ái nữ của ông đều học trường Hoa Kỳ ở Trung Hoa từ lúc còn nhỏ. Bà Song Qingling học đại học ở Georgia. Em của bà, Song Meiling (Tống Mỹ Linh), vợ của Chiang Kaishek, lãnh tụ Quốc Dân Đảng sau khi Sun Yatsen mất, cũng học đại học Georgia. Cả hai đều là vợ hai lãnh tụ thời cận đại của Trung Hoa: Sun Yatsen (Tôn Dật Tiên) và Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch).Tuy Sun Yatsen chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Phương, Tam Dân Chủ Nghĩa của ông đượm màu chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) và chủ nghĩa xã hội (Socialism). Ông không được sự hoan nghinh của Hoa Kỳ. Trái lại ông được Liên Sô giúp đỡ giữa lúc quân Quốc Dân Đảng của ông chỉ mạnh ở Hoa nam. Miền Bắc bị các đốc quân chiếm giữ. Đó là các tướng lãnh đàn em của Yuan Shikai (Viên Thế Khải). Nhật chi phối chánh phủ Bắc Dương quân phiệt. Đảng Cộng Sản Trung Hoa ra đời năm 1921 ở Shanghai chưa thu hút nhiều đảng viên trong một quốc gia đông dân nhất thế giới với trên 90% dân số là nông dân. Moscow chiếu cố đến Sun Yatsen bằng cách liên minh Quốc Dân Đảng với đảng Cộng Sản Trung Hoa, giúp Sun Yatsen thành lập trường Võ Bị Whampao (Hoàng Phố) để đào tạo các sĩ quan chỉ huy quân đội. Chiang Kaishek được gởi sang Liên Sô thụ huấn. Về nước ông làm giám đốc trường Võ Bị Whampao; Zhou Enlai (Chu Ân Lai) là giám đốc chánh trị. Lúc ấy ở Moscow có trường đại hoc Sun Yatsen.Năm 1927 Chiang Kaishek ly dị mẹ của ông Chiang Chingkuo (Tưởng Kinh Quốc) để cưới bà Song Meiling. Chiang Kaishek là một quân nhân. Ông phá vỡ liên minh Quốc- Cộng của Sun Yatsen và bắt đầu đàn áp các đảng viên Cộng Sản. Bà Song Qingling bỏ chạy sang Moscow và lên án Chiang Kaishek không theo đường lối do Sun Yatsen vạch ra. Chiang Kaishek được thế lực tài chánh của gia đình họ Song (Tống) với nhiều ngân hàng ở Shanghai (Thượng Hải) ủng hộ. Bà Song Meiling không theo chủ nghĩa xã hội như chị bà, Song Qingling. Năm 1928 quân Quốc Dân Đảng của Chiang Kaishek thống nhất Trung Hoa bằng cách đánh bại các đốc quân miền Bắc. Chánh phủ Quốc Dân Đảng không mang cho người Trung Hoa một sự đổi mới nào trong cuộc sống. Trong nước họ bị du kích Cộng Sản tuyên truyền và võ trang chống phá. Năm 1931 Mao Zedong thành lập Cộng Hòa Sô Viết Jiangxi (Giang Tây). Năm 1932 Nhật thành lập Mãn Châu Quốc và không ngừng đe dọa xâm lăng Trung Hoa. Trong chiến tranh Hoa- Nhật lần thứ hai (1937- 45) uy tín của chánh phủ Quốc Dân Đảng sụt giảm đáng kể. Trái lại số đảng viên Cộng Sản gia tăng nhanh chóng. Chiến khu Yenan (Diên An) trở thành vùng bất khả xâm phạm của Cộng Sản Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Zedong (Mao Trạch Đông) sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh lịch sử (1934- 35). Chánh phủ Quốc Dân Đảng rời bỏ Nanjing (Nam Kinh) thiên đô về Zhongqing (Trùng Khánh) để chống Nhật trong đệ nhị thế chiến. Bà Song Meiling có vai trò tích cực trong việc tranh thủ sự trợ giúp của Hoa Kỳ để kháng chiến chống Nhật. Nhật đầu hàng năm 1945. Trung Hoa của Chiang Kaishek trở thành quốc gia Đồng Minh chiến thắng. Cuộc nội chiến Quốc- Cộng tiếp diễn. Năm 1949 quân Quốc Dân Đảng bại trận phải rút ra đảo Taiwan. Sự chiến thắng của Cộng Sản dừng lại trên eo biển Taiwan vì e ngại sự can thiệp của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ.Lục địa Trung Hoa theo chủ nghĩa Marx- Lenin- Mao. Đó là loại chủ nghĩa Cộng Sản mà Stalin ghét bỏ. Trung Hoa rách nát về phương diện kinh tế và xã hội. Mao dùng vốn người đông đảo để biến nước Trung Hoa thành một đế quốc như tiền nhân của ông đã làm trong quá khứ. Ông muốn có bom nguyên tử và tất cả các loại kỹ thuật tân tiến như Anh, Hoa Kỳ. Khrushchev sẵn sàng đoạn giao với ông chớ không thể nào giúp ông có võ khí độc hại để chống lại nước láng giềng đồng chủ nghĩa và đồng đảng Búa- Liềm. Người đọc có thể đoán biết quốc gia nào ngấm ngầm giúp cho Trung Quốc kỹ thuật sản xuất võ khí hạt nhân. Cuộc chiến tranh biên giới Sô- Trung năm 1969 là đỉnh cao của sự căng thẳng giữa hai nước Cộng Sản anh em. Tình vô sản keo sơn lung lay tận gốc rễ. Danh dự của Mao được tổng thống Hoa Kỳ Nixon mang lại khi chấp nhận cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc thay thế Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan) tại tổ chức Liên Hiệp Quốc năm 1971 và sự thăm viếng Beijing (Bắc Kinh) của tổng thống Nixon năm 1972. Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) có học ở Pháp và thụ huấn ở Liên Sô. Ông có vài đường lối khác biệt với Mao Zedong. Nhưng cả hai đều dè dặt và ngờ vực Liên Sô. Mao Zedong học tiếng Anh, tiếng Pháp nhưng không học tiếng Nga. Deng Xiaoping thực thi Bốn Hiện Đại bằng cách gởi nhiều sinh viên sang học ở Hoa Kỳ mà không gởi sang Nga, quốc gia đồng chí láng giềng. Điều này cho thấy sự thành công về kinh tế và kỹ thuật quốc phòng của Trung Quốc hiện nay là do lòng quảng đại của Hoa Kỳ mà có. Một phần khác cũng do việc tặc kỹ thuật cao nữa. Sinh viên học ở Liên Sô chưa chắc được dạy tận tình. Việc tặc kỹ thuật cao ở đây càng khó khăn và nguy hiểm hơn ở Hoa Kỳ!NGAAnh, Pháp, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều quan hệ lịch sử thù địch với Nga hơn Hoa Kỳ.Năm 1867 Hoa Kỳ mua Alaska của Nga với giá 7. 2 triệu Mỹ kim. Alaska rộng 1.7 triệu km2 (5.15 lần lớn hơn nước Việt Nam) được bán với giá 4.23 Mỹ kim/ km2. Nga phải bán vì ở trong thế yếu giữa lúc Hoa Kỳ đang bành trướng lãnh thổ bằng hai chủ trương rõ rệt: cây gậy và cà rốt.Năm 1905 tổng thống Hoa Kỳ, Theodor Roosevelt, làm trung gian cho Nhật và Nga thương thuyết sau khi Nga bị Nhật đánh bại. Sự trung gian của Hoa Kỳ giúp cho Nga rất nhiều vì nó hạn chế bớt sự đòi hỏi của quốc gia chiến thắng (Nhật).Năm 1917 Lenin được Đức đưa về Nga để làm cách mạng lật đổ chánh phủ Kerensky và tuyên bố không đánh nhau với Đức trong đệ nhất thế chiến. Lúc ấy Trotsky cũng từ Hoa Kỳ về Nga phụ với Lenin làm cuộc cách mạng vô sản.Khi hoạt động cách mạng nhằm lật đổ chánh quyền do các Nga hoang dòng Romanov đại diện, Lenin có ba đối tượng để hướng về:1. chủ nghĩa Marxism và Leninism (bạo lực cách mạng) để thu hút công nhân vô sản, dân nghèo thành phố, bần nông, nông nô trong nước làm lực lượng đấu tranh cướp chánh quyền. Karl Marx và Lenin chỉ quan tâm đến giai cấp công nhân trong thời kỳ kỹ nghệ và chủ nghĩa tư bản phát triển ở Âu Châu. Giai cấp công nhân không đông vì Nga còn là một nước nông nghiệp. Kỹ nghệ còn phôi thai. Đa số người nghèo ở Nga là những nông nô.2. tổ chức của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Vatican. Năm 1919 ông thành lập Comintern (Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản) đào luyện cán bộ Cộng Sản Quốc Tế từng về nước họ hoạt động. Những cán bộ Công Sản thoát ly này phải trung thành với lãnh tụ (Lenin, Stalin…), với đảng (Comintern) và nước Nga. Họ phải từ bỏ tôn giáo, tổ quốc gốc của họ và xem nước Nga là tổ quốc của chính họ. Nước Nga là thành trì của xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Với Comintern (Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản) Lenin có tham vọng biến Karl Marx thành Thánh Tổ; bản thân ông là Giáo chủ và Moscow là Vatican của một tôn giáo mới bài trừ tôn giáo và đề cao vô thần chủ nghĩa: Cộng Sản Quốc Tế trên Thánh Địa Nga. Đảng viên Công Sản thoát ly phải quên gia đình, tổ quốc gốc và tôn giáo để trung thành với tổ quốc mới, Nga, và Thánh Tổ mới, Marx và Lenin.3. tổ chức của Hoa Kỳ và những thành quả kinh tế và khoa học kỹ thuật của nước này. Khi còn sống Lenin luôn luôn nhắc đến điện hóa như một ước mơ mà vào thời ông sống chỉ có Hoa Kỳ thực hiện trọn vẹn mà thôi. Ông vẫn mạnh dạn nói rằng nếu ông có tổ chức của Hoa Kỳ thì ông sẽ gồm thu thiên hạ! Hoa Kỳ trở thành mẫu mực mà Lenin ước mơ. Chế độ Cộng Sản và Tư Bản là phim chụp và ảnh rửa. Đối tượng chụp là một. Trong phim màu đen thì rửa ra ảnh thành màu trắng và ngược lại. Ảnh rửa lúc nào cũng đẹp hơn phim chụp tối mò. Chủ nghĩa Cộng Sản là chủ nghĩa duy vật. Xã hội nào dồi dào vật chất hơn xã hội Hoa Kỳ? Chế độ Cộng Sản tự nhận là chế độ xã hội chủ nghĩa. Hoa Kỳ là một nước Tư Bản. Đời sống của nhân dân được đảm bảo về mặt vật chất, tâm linh, giáo dục với đầy đủ các quyền con người được minh định trong hiến pháp. Những từ phúc lợi xã hội, tem phiếu lương thực, quản lý, xã công…mà các nước Cộng Sản dùng ở đâu mà ra nếu không dịch từ welfare, social security, foodstamp, management, social worker… của Hoa Kỳ? Ngày 01-05 được xem là ngày Lễ Lao Động há không xuất phát từ cuộc đấu tranh của công nhân Hoa Kỳ? Ngày 08-03 là ngày Phụ Nữ há không phải là thành quả đấu tranh nữ quyền của phụ nữ Hoa Kỳ? Năm 1922 Stalin thành lập Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa (Liên Sô) há không phỏng theo Liên Bang của Hoa Kỳ về hình thức? Tuyên Ngôn Cộng Sản của Karl Marx có tiếng vang lớn ở Âu Châu nhưng nó hầu như không được quan tâm ở hai nước sớm phát triển kỹ nghệ là Anh và Hoa Kỳ. Karl Marx sống như người tỵ nạn ở Anh và chết ở đó. Ông không thành công ở quốc gia dung dưỡng ông vì nước Đức của Bismarck không hoan nghinh ông. Chủ nghĩa của ông lại thành công ở một nước nông nghiệp Nga nhờ công của Lenin. Lenin lại phải nhờ Đức đưa về nước làm cách mạng để giúp Đức khỏi phải lo phòng ngự mặt trận phía đông khi Hoa Kỳ tham chiến ở mặt trận phía tây bên hàng ngũ phe Đồng Minh. Liên Sô nhanh chóng phát triển kỹ nghệ nhờ hai kế hoạch ngũ niên do Stalin phát động năm 1928. Năm 1940 Liên Sô bị Đức tấn công. Thành quả do hai kế hoạch ngũ niên mang lại bị Đức xoá sạch. Sau năm 1945 Liên Sô phải tháo gỡ các nhà máy kỹ nghệ của Đức đem về Nga như là sự bồi thường chiến phí. Thanh thế của Liên Sô rất to thời hậu đệ nhị thế chiến. Liên Sô đưa các quốc gia Đông Âu ngoại trừ Nam Tư (Yugoslavia) vào quĩ đạo Liên Sô. Liên Sô cạnh tranh với Hoa Kỳ từ thời hậu đệ nhị thế chiến đến khi Liên Sô tan rã vào năm 1991.****Sân khấu chánh trị quốc tế như một sòng bạc. Trong sòng bạc người đánh bạc nào cũng có ích kỷ riêng: giành phần thắng cho mình. Do đó trên sân khấu chánh trị quốc tế bạn, thù biến dịch từng lúc chớ không cố định.Tiếng đại bác của Perry không có nghĩa là Hoa Kỳ giúp ích gì cho Nhật mà nó cảnh tỉnh giới lãnh đạo Nhật về sức mạnh kỹ thuật Tây Phương trước gươm dáo của các hiệp sĩ Nhật. Sự từ chức của tướng quân Yoshinobu và sự canh tân nước Nhật nói lên tinh thần trách nhiệm và ý thức đưa tổ quốc tiến lên của tướng quân và Thiên hoàng. Sau khi bại trận quả tình Hoa Kỳ tích cực giúp đỡ cho các quốc gia bại trận phục hưng kinh tế. Nhật, Tây Đức và Ý bắt đầu ổn định kinh tế. Đến thập niên 1980 Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới. Hiện nay Nhật là cường quốc kinh tế hạng ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc nhưng nước này là chủ nợ hàng đầu của Hoa Kỳ.Như chúng ta đã biết, trong canh bạc ai cũng muốn mình là người thắng cuộc chớ không phải người đánh bạc nào khác dù đó là người bạn chí thân, chí thiết. Người Hoa Kỳ ưa chuộng thể thao và thương trường. Họ thích sự cạnh tranh công bằng trong thể thao và trên thương trường. Có đối tượng cạnh tranh mới có động não, sáng tạo và tiến bộ. Lợi thế của Hoa Kỳ là: xứ hợp chủng, dân chủ, tự do, con người được pháp luật bảo vệ nên Hoa Kỳ dễ thu hút nhiều nhân tài từ các xứ khác đến.Hoa Kỳ không có kẻ thù nhưng luôn luôn có đối thủ. Họ từng đánh nhau đẫm máu với Nhật, Đức, Ý nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt họ không xem các nước chiến bại là thù mà còn giúp đỡ để họ tái thiết xứ sở và ổn định kinh tế và đời sống của dân chúng. Khi kinh tế Nhật Bản vươn lên người ta có cảm giác Nhật sẽ qua mặt Hoa Kỳ. Sự tiên đoán bi quan này không đúng sau một thời gian dài kiểm nghiệm. Hoa Kỳ từng bị Nhật tấn công ở Pearl Harbor và đánh bại ở Phi Luật Tân. Nhưng cuối cùng người chỉ huy tấn công Pearl Harbor, đô đốc Yamamoto, cũng bị giết chết trên phi cơ và nước Nhật phải đầu hàng trước guồng máy chiến tranh cực mạnh của Hoa Kỳ. Những tiên đoán về kinh tế vào thập niên 1980 đều sai trên thực tế. Những khối óc siêu việt vô hình trong bóng tối đã thắng những lời tiên đoán bi quan. Nhật hưng vượng về kinh tế, tinh vi về kỹ thuật. Dù vậy Nhật cũng phải nhường bước trước đà phát triển khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ. Nhật là một quốc gia nhỏ hẹp, tài nguyên nghèo nàn. Nhật là quốc gia Á Châu duy nhất đoạt nhiều giải thưởng Nobel nhưng so với số giải thưởng Nobel mà Hoa Kỳ đoạt được thì số giải thưởng của Nhật còn khiêm tốn lắm.Khi Liên Âu vươn lên người ta thấy đồng EURO sẽ đánh bạt đồng đô- la của Hoa Kỳ. Thực tế không thấy như vậy.Trong chiến tranh lạnh với Liên Sô người ta thấy Liên Sô có vẻ là quốc gia thắng thế. Từ một nước Nga Cộng Sản, chế độ Cộng Sản gia tăng với các nước Đông Âu, Trung Hoa lục địa, Bắc Hàn, Bắc Việt Nam, Cuba và đông đảo các quốc gia Á-Phi- Châu Mỹ La Tinh cảm tình với Cộng Sản Liên Sô hay Cộng Sản Maoist. Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam sau 08 năm tham gia trực tiếp vào chiến cuộc. Thế mà chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu năm 1989 rồi Liên Sô năm 1991.Thực tế Hoa Kỳ áp dụng nhuần nhuyễn câu:Thắng không kiêu,
Bại không nản.Trong tình thế hiện nay Hoa Kỳ có hai đối thủ nặng ký đang liên kết nhau: Liên Bang Nga và Trung Quốc. Diện tích hai nước ấy rộng 28 triệu km2 tức 20.8% diện tích đất nổi trên địa cầu và tổng dân số hai nước là 1.6 tỷ người tức 21.33% tổng dân số hoàn cầu. Về phẩm và lượng sự liên kết của Nga và Trung Quốc nhằm đối đầu với Hoa Kỳ cao hơn Trục Đức+ Ý+ Nhật trong đệ nhị thế chiến. Nó rất nặng đối với Hoa Kỳ vì trong chiến tranh lạnh vừa qua Liên Sô và Trung Quốc là hai nước Cộng Sản nhưng thù nghịch nhau vì tranh quyền lãnh đạo, sự khác biệt giữa chủ nghĩa Cộng Sản Leninist- Stalinist (Công Nhân- Kỹ Nghệ) với Cộng Sản Maoist (Nông Dân- Nông Nghiệp) và tranh chấp biên giới. Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XXI là một nước lặn hụp trong chiến tranh ở Afghanistan, Iraq, Syria, Libya, chiến tranh chống khủng bố Al Qaeda, ISIS ở Trung Đông, Nam Á, Bắc Phi, vấn nạn Bắc Hàn, Iran. Nợ quốc gia lên đến 20,4 trillion (cải) (01 trillion: 1,000 tỷ). Nhật và Trung Quốc là hai chủ nợ lớn của Hoa Kỳ.Hoa Kỳ không ngại kinh tế của Nga nhưng dè dặt với tiềm năng quân sự của nước này.Đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ bắt đầu lo ngại nước này sẽ vượt qua Hoa Kỳ về phương diện kinh tế. Về tiềm năng quân sự hiện nay Trung Quốc đứng hạng ba trên thế giới. Ngay từ đầu thế kỷ XXI Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào) đã đòi lãnh đạo thế giới và dùng Nhân Dân Tệ thay thế cho Mỹ Kim. Với Xi Jinping (Tập Cận Bình) vai trò của Trung Quốc trên thế giới càng rõ nét hơn. Tàu bè Trung Quốc xuất hiện trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương trên đường đến biển Baltic tập trận với hải quân Nga. Đường Tơ Lụa thời Marco Polo chỉ bằng 25% Đường Tơ Lụa do Xi Jinping vạch ra. Đó là Xa Lộ kinh tế, thương mại và chiến lược to lớn của Trung Quốc nối liền lục địa Á- Âu.Ở Hoa Kỳ ứng cử viên Donald Trump mạnh miệng đả kích các tổng thống tiền nhiệm, tướng lãnh, thẩm phán, báo chí, cơ quan tình báo và ca ngợi tổng thống Nga và được đắc cử. Ông là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên ca ngợi một tổng thống độc tài của Nga và được vị này ca ngợi cho rằng tổng thống Trump phải được dân chúng Hoa Kỳ tôn kính. Sự thông hiểu giữa người Bạch Chủng và người Da Màu ở Hoa Kỳ không được bình thường như trước. Nền dân chủ truyền thống của Hoa Kỳ ít nhiều bị tổn thương. Kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn dẫn đầu trên thế giới. Tiềm năng chiến tranh của Hoa Kỳ vẫn còn dồi dào nhưng xem chừng tinh thần của nhân dân Hoa Kỳ bị xáo động không ít.Một điều đáng lưu ý là Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ mạnh dạn đưa người trẻ vào các chức vụ lãnh đạo tối cao. Các tổng thống Theodor Roosevelt, Kennedy, Clinton, Bush II, Obama được bầu tổng thống vào tuổi 40. Không thể tiên liệu trong tương lai như thế nào nhưng với những dữ kiện sẵn có trước mắt chúng ta thấy nước Mỹ bắt đầu già nua với tổng thống Donald Trump nhậm chức năm 71 tuổi. Nếu đến năm 2020 ông tái đắc cử lúc ấy ông chấm dứt nhiệm kỳ hai vào tuổi 79, chỉ trẻ hơn ông Tôn Đức Thắng của CHXHCNVN và Robert Mugabe của Zimbabwe mà thôi. Về phía đảng Dân Chủ những người khả dĩ được đưa ra tranh tổng thống năm 2020 như ông Biden, Sanders, Kerry, bà Hillary Clinton đều trên 70. Nước Mỹ lão hoá trong khi các nước Canada, Pháp, Áo, Tân Tây Lan đang trẻ trung hoá. Các vị lãnh đạo các nước ấy ở vào tuổi 30!Trong chiến tranh lạnh Liên Sô sụp đổ vì chiến tranh xâm lăng Afghanistan và việc chạy đua võ trang với Hoa Kỳ. Hiện nay Hoa Kỳ có vẻ nhường quyền lãnh đạo thế giới cho Trung Quốc để lui về Mỹ Châu.Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 2, lăm le chiếm ghế số 1 nhưng Trung Quốc vẫn còn 500 triệu dân nghèo. Đời sống dân chúng chưa có thể so sánh với Pháp, Đức, Nhật, Na Uy, Thụy Điển… càng bành trướng xa càng hao tổn. Chuyện gì sẽ xảy ra với Đường Tơ Lụa? An ninh con đường này ra sao khi đi ngang qua các vùng núi đồi, sa mạc và các quốc gia Hồi Giáo, Ấn Giáo? Trung Quốc có nhiều nhà tỷ phú hơn Hoa Kỳ. Nhưng xã hội Trung Quốc có phải là một xã hội hoàn mỹ tôn trọng luật pháp nghiêm chỉnh và không bất công? Cuộc chạy đua giành giựt ghế lãnh đạo thế giới chắc chắn gay go và tốn kém đối với một quốc gia còn 500 triệu người còn trong tình trạng nghèo đói. Nước Mỹ phú cường đã sớm lão hóa sau không đầy một thế kỷ lãnh đạo thế giới.Vạn Sự Lành Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét