Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

TRƯỜNG TRUNG HỌC TỔNG HỢP LÝ THƯỜNG KIỆT PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I. Vài Chuyện Quanh Ta


 TRƯỜNG TRUNG HỌC TỔNG HỢP
LÝ THƯỜNG KIỆT
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Vài Chuyện Quanh Ta
Cac em than men,
Bai ve truong LTK da danh dau.  Con vai cho chua chinh lam nhung nen nhan vay di vi nguoi danh dau da kho kha nhieu voi bai nay vi ten nguoi.  May la chi con nho bay nhieu.  Thi du: ten cua ND Phan (thieu dau sac), ND Tu (Tu khong dau thay vi co them dau sac), Pham Van Ty (thieu dau sac- Ty da mat- ngoi gan Doan Van Uc o ban cuoi lop de tu n.k. 65- 66 o Quang Trung).  Dai cuong 98% da dung.  Cac em LTK thay sai phai doc dung.  Doc gia khac thay sao doc vay.  Lam cuu hoc sinh LTK kho nhu vay do.
Cam on Lam Thi Phuong da am chu Hujiao (Ho Tieu).  Cac em Chan Phuoc Liem, Thanh Liem, Thanh Minh, Bo De, Sao Mai, Dong Tien, Thanh Minh Tan Phu, Co Doc, Hoang Gia Hue...doc bai nay de biet them mot truong ban.  Bac si Ly Van Xuan, Nguyen Kim Nen, ky su Hang Dieu Quang tung lam viec o Binh Duong vao nam 1975.  Do la nhung chuyen vien goc LTK vay.
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinh Lan (david)


From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Sunday, August 20, 2017 5:46 PM
To: David Pham
Subject: pham dinh lan - truong trung học tong hop ly thuong kiet


pham dinh lan - truong trung học tong hop ly thuong kiet

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Vài Chuyện Quanh Ta
VỀ TRƯỜNG TRUNG HỌC TỔNG HỢP
LÝ THƯỜNG KIỆT
 

          Hốc Môn là một quận trong tỉnh Gia Định nằm cách Sài Gòn lối 15 km. Sau năm 1954 giáo dục phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Cộng Hoà. Mỗi tỉnh đều có một trường Trung Học Đệ Nhị Cấp tức là có đủ các lớp để thi Tú Tài I và Tú Tài II. Tỉnh Gia Định có trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Hồ Ngọc Cẩn dành cho nam sinh và trường Lê Văn Duyệt dành cho nữ sinh.

Là một quận, trên nguyên tắc, Hốc Môn không có trường trung học được bộ Quốc Gia Giáo Dục công nhận. Trường hợp của quận Hốc Môn có vài khác biệt và ngoại lệ.

Hốc Môn có Trung Tâm Phát Tuyến Quán Tre, trường Sĩ Quan Cây Điệp (trước khi có trường Bộ Binh Thủ Đức), Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Những biến cố lịch sử đẫm máu diễn ra trong trận Thập Bát Phù Viên ở Bà Điểm, một xã trong quận Hốc Môn và vụ bạo động thiêu hủy nhà đốc phủ Trần Tử Ca vào cuối thế kỷ XIX khiến Pháp lưu ý đến địa danh này bằng cách cho xây thành Ông Năm (vì thành do một vị đại tá chỉ huy ) và lập thiết lộ Sài Gòn- Hốc Môn.

Hốc Môn là quận sinh quán của Nguyễn An Khương, thân phụ của nhà cách mạng Tây học Nguyễn An Ninh. Nguyễn An Khương là một Đông y sĩ lập ra tờ Nông Cổ Mín Đàm và dịch truyện Tàu ra quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX. Đó là nơi nhà cách mạng duy tân Phan Châu Trinh từng tạm trú khi từ Pháp về nước. Đó cũng là cái nôi của Hội Kín Nguyễn An Ninh vào thập niên 1920 và Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm 1940.

Trường Lý Thường Kiệt ra đời năm 1957 trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung gần nhà thờ để dạy cho con em các quân nhân phục vụ trong Trung Tâm và các học sinh quanh Trung Tâm như Trung Chánh, Chợ Cầu, Bà Điểm, Xóm Mới, Đông Hưng Tân. Học sinh phải qua một kỳ thi tuyển tương đối không khó khăn vào những năm đầu thành lập. Điều kiện tuổi tác linh động hơn các trường nổi tiếng ở Sài Gòn- Chợ Lớn- Gia Định. Trường chỉ dạy đến lớp đệ ngũ. Học xong đệ ngũ học sinh phải chuyển trường để học lớp đệ tứ ở Hồ Ngọc Cẩn, Pétrus Ký, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trưng Vương, Võ Trường Toản hay cả Mạc Đỉnh Chi ở Phú Lâm. Vị hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Lâm Hữu Bằng. Các giáo sư dạy ở trường vào những năm đầu thành lập là ông Nguyễn Văn Đô, Phạm Hoài Đức, Lê Gia Đát, Tôn Thất Quỳnh Nam, Lê Hoàng Long, cô Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Vũ Thị Oanh, Lê Thị Túy Đại, Đàm Thị Dâng, Nguyễn Thị Song An, Khiếu Đức Long v.v.

Dần dà trường có lớp đệ tứ và bắt đầu có lớp đệ nhị cấp đầu tiên vào niên khoá 1963- 1964 khi trường có vị hiệu trưởng thứ nhì: Ông Trần Mai Châu. Ông Phạm Đình Huy, Nguyễn Đức Minh và tôi là những giáo sư mở đầu cho các lớp đệ nhị cấp của trường. Lúc ấy trường có hai cơ sở cách nhau lối 2 km: một ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và một ở Hốc Môn. Ở Hốc Môn chỉ có một dãy gồm 04 lớp. Văn phòng vẫn ở trường trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Trường Lý Thường Kiệt Hốc Môn chưa có văn phòng dành cho giáo sư. Khi hết giờ dạy tôi thường ra ngồi ngoài hiên đình Thới Tam Thôn. Anh tư chủ quán nước giải khát trước cửa trường mời tôi về nhà anh nghỉ trưa. Nhà của anh tư ở gần trường. Khi nói chuyện với tôi anh tỏ ra có cảm tình với tôi khi biết tôi gốc ở Thủ Dầu Một vì anh là người sinh trưởng ở Búng. Ngày mới về trường ông Võ Văn Nhân mời chúng tôi về nhà ông nghỉ trưa. Ông Nhân lúc ấy từ trường Long Khánh về. Ông là hiệu trưởng trường này khi tỉnh Long Khánh mới thành lập. Nhà ông Nhân mướn gần nhà của Đỗ Thị Cài và Ngô Đình Lợi. Chúng tôi có ba người nên đành phải khước từ ý tốt của ông Nhân trước ba tân giáo sư ở Sài Gòn chưa có gia đình nên không có ý nghĩ thuê chỗ ở tại địa phương. Ông Huy, Minh và tôi thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam khác nhau nhưng có hai Phạm Đình trùng hợp với nhau. Chúng tôi tạm nghỉ trên gác một quán ăn ở Trung Chánh và nhờ bà chủ quán nấu cơm trưa vào những ngày chúng tôi có giờ dạy trong tuần. Trong thời gian này ông Đặng Phúc Xuân, Đào Quốc Tuý thường đến chuyện trò với chúng tôi. Ông Xuân cũng mới thuyên chuyển về trường sau chúng tôi khoảng một tháng.

Sau cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963 các trường học ở phía nam vĩ tuyến 17 đều có những xáo trộn lớn. Trường Lý Thường Kiệt cũng nằm trong cơn lốc xoáy chung nhưng ở cường độ thấp không đến đỗi gây sứt mẻ tình Sư- Đệ. Nhiều giáo sư từ các các trường khác đổ về Lý Thường Kiệt. Ông Nguyễn Thành Long, giám học Petrus Ký, về dạy Pháp Văn. Ông Bùi Văn Bảy từ Vĩnh Bình về làm giám thị. Ông Trần Hữu Danh, hiệu trưởng trường Sa Dec, về dạy Pháp Văn. Ông Nguyễn Hữu Thành từ trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ về dạy Văn, sau dạy Triết. Ông là anh của dân biểu đối lập Nguyễn Hữu Chung. Vào đầu thập niên 1970 ông Thành là tham vụ ngoại giao. Ông Nguyễn Văn Chương, hiệu trưởng trường Cần Đước, về dạy toán. Ông Bùi Đức Chu, cựu dân biểu một tỉnh miền bắc Trung Phần về dạy Pháp Văn. Thật là một sự bất ngờ! Một trường nhỏ vô danh ở một quận cách Sài Gòn 15 km nhưng được xem là hẻo lánh lại mở vòng tay đón nhận giáo sư từ các nơi khác về.

Sau biến cố năm 1963 ông Âu Trường Thanh làm tổng trưởng bộ Kinh Tế trong chánh phủ Nguyễn Ngọc Thơ. Ông giúp cho trường xây thêm một dãy đối diện với đình Thới Tam Thôn. Trường Lý Thường Kiệt Hốc Môn bắt đầu có hình chữ L, có cột cờ và tường rào. Vài cây mã đậu được trồng trong sân trường cho có bóng mát. Sở dĩ trồng mã đậu mà không trồng phượng vĩ (flamboyant) vì cây mã đậu tăng trưởng rất nhanh để tạo bóng mát cho sân trường. Hơn nữa trường chịu ảnh hưởng của việc trồng cây mã đậu trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Các vị nam, nữ giáo sư hiện diện ở trường trước chúng tôi là ông Nguyễn Văn Đằng (Vạn Vật), cô Lữ Thị Hoài (Pháp Văn), Trần Đăng Khánh (Lý Hóa), Nguyễn Văn Vĩnh (Toán), Phạm Hải Nam (Công Dân), cô Vũ Thị Oanh (Việt Văn), cô Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Việt văn, Anh Văn), cô Đàm Thị Dâng (Nữ Công Gia Chánh), Nguyễn Đăng Hiện (Việt Văn), cô Lê Thị Túy Đại (Toán), Nguyễn Văn Đô (Hội Họa), Lê Hoàng Long tức Hoàng Đức Luận (Nhạc), Trần Thị Hoa (không nhớ dạy môn gì chỉ biết cô là chủ vài chiếc xe đò chạy tuyến đường Gò Vấp- Hốc Môn), Khiếu Đức Long (Văn), Nguyễn Thị Song An (Văn) v.v. Về sau ba nhà giáo chuyên nghiệp chúng tôi có các ông Đoàn Ngọc Quý (Toán sau này là tổng giám thị), Hoàng Văn Nghi từ Long Xuyên về dạy Toán. Ông Phạm Đình Huy làm giám học của trường nhưng còn dạy vài giờ Văn.
Trường Lý Thường Kiệt càng lúc càng mở mang thêm. Thế hệ 1959 (vào đệ thất năm 1959) là thế hệ học sinh đầu tiên chỉ học hai lớp trung học đệ nhị cấp (lớp đệ tam và đệ nhị). Đó là thế hệ của Phan Kim Ngọc, Phạm Thị Phương, Trịnh Thị Bài, Lê Thị Tâm, Tô Thị Thủy, Trần thị Hoa, Khổng Thị Chè, Phạm Thị Thoa, Nguyễn Thị Thiềm, Trần Văn Tạo, Nguyễn Hữu Khoát, Nguyễn Văn Vĩnh, Đỗ Ngọc Tân, Đỗ Thị Cài, Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Thị Thu Hà, Đinh Quang Đại, Ngô Đình Lợi, Đoàn Mạnh Hùng, Nguyễn Viết Hiếu, Chu Bá Thư, Trương Minh Tuệ, Nguyễn Ngọc Chiểu, Hoàng Viết Dưỡng, Võ Văn Thành, Nguyễn Công Thành, Võ Long Thành, Thạch Tâm, Đoàn Văn Hiển, Nguyễn Đăng Cung, Nguyễn Mạnh Thường, Lê Tấn Hùng, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Văn Lầu (anh của Nguyễn Văn Được) v.v. Đậu Tú Tài I các em phải bôn ba xuống Sài Gòn, Gia Định, Phú Lâm để học lớp đệ nhất chuẩn bị lấy Tú Tài II. Đến thế hệ 1960 của Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Văn Lũy, Nguyễn Thường Lại, Trần Ngọc Thanh, Hoàng Phùng Vương, Nguyễn Hữu Điền, Phạm Văn Ty, Đoàn Văn Ức, Nguyễn Văn Lực, Bùi Viết Thạc, Nguyễn Thượng Khôi, Phạm Minh Sĩ, Phan Văn Lân, Trần Hoàng Giang, Phạm Cương Quyết, Nguyễn Công Phóng, Nguyễn Công Cửu, Phạm Ngọc Anh, Phan Thành Ngộ, Lê Văn Bài, Lê Văn Sắc v.v. các em không phải bận tâm như lớp đàn anh. Trường đã có lớp đệ nhất. Trường Lý Thường Kiệt trở thành một trong 15 trường ở Việt Nam Cộng Hòa trở thành Trường Trung Học Tổng Hợp do Đại Học Ohio bảo trợ. Việc tuyển chọn học sinh vào đệ thất của trường trở nên gay go vì học sinh Lý Thường Kiệt không chỉ ở Hốc Môn, Bà Điểm, Trung Chánh, Lạc Quang, Xóm Mới, Nhị Bình mà còn ở Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông, Củ Chi, Hậu Nghĩa và cả Trảng Bàng xuống dự cuộc thi tuyển vào đệ thất nữa! Sự cạnh tranh khá vất vả. Học sinh của trường gồm học sinh Bắc, Trung, Nam, người Việt gốc Hoa và gốc Khmer từ các nơi đến chưa kể học sinh từ các vùng lân cận. Học sinh có ba tôn giáo chính: Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo và Cao Đài Giáo. Học sinh có tôn giáo có kỷ luật, tinh thần hiếu học và có hiểu biết rộng rãi hơn học sinh không có tôn giáo rõ rệt. Điều này được chứng mình rõ ràng: Hốc Môn là một quận hẻo lánh nhưng có ba trường công lập lớn (Lý Thường Kiệt, Văn Hoá Quân Đội và Nguyễn Hữu Cầu (tên sau 1975) và 05 trường tư thục lớn (Thánh Liêm Bùi Môn, Thánh Minh Hốc Môn, Nhất Trí, Tân Dân, Hoàng Gia Huệ). Trường Tân Dân do ông Nguyễn Ngọc An làm chủ. Ở Trảng Bàng ông có trường Minh Đức. Trường Minh Đức do ông Trần Văn Hương làm hiệu trưởng. Năm 1964 ông Hương làm thủ tướng, ông An là đổng lý văn phòng bộ Nội Vụ. Sau biến cố Mậu Thân ông An là tổng trưởng bộ Thông Tin Chiêu Hồi. 
Trường Lý Thường Kiệt được lưu ý qua:

- Đặc San Xuân Lý Thường Kiệt
- Ban Văn Nghệ
- tỷ lệ học sinn đậu Tú Tài I và Tú Tài II
- tỷ lệ học sinh được đậu vào các trường đại học như Đại Học Sư Phạm, Đại Học Nông Lâm Súc, Công Chánh, Y Khoa, Dược Khoa, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ v.v. Vì cách Sài Gòn không xa nên một số học sinh của trường đi học thêm toán, Anh Văn ở Hội Việt Mỹ, Pháp Văn ở Centre Culturel Francais ở Sài Gòn. Các học sinh của trường đậu Tú Tài II hạng Ưu hay Bình và được học bổng du học nước ngoài. Nguyễn Thượng Lai được chọn đi học ở Tây Đức sau khi học hết năm thứ nhất trường kỹ sư Công Chánh. Nguyễn Hiền Sĩ, Nguyễn Hiền Đạt (con ông trưởng phòng Bưu Điện Hốc Môn) du học Canada (Plan Colombo?), Trịnh Văn Thân được học bổng du học sang Pháp. Thân là anh của Trịnh Thị Sương, bạn thân của Nguyễn Thị Mỹ Tiên học cùng lớp với Hoàng Ngọc Môn và cùng cấp lớp và cùng niên khoá với Ngọc Lan. Đỗ Thành Mỹ được học bổng du học Úc Đại Lợi v.v. Nhiều học sinh của trường thành công trong ngành y dược (Nguyễn Hữu Khoát, Trần Thị Hoa, Nguyễn Đăng Cung, Nguyễn Thượng Khôi, Nguyễn Văn Chí, Khương Văn Lịch, Nguyễn Văn Lực, Trần Văn Nhỏ Lớn, Nguyễn Văn Lũy, Lý Văn Xuân, Lê Quang Minh, Vũ Văn Trí, Nguyễn Đức Phán, Trần Hoàng Nguyên, Hồng Tú Bạch, Nguyễn Thị Hạnh, Lâm Thị Phuơng, Tô Hồng Lĩnh, Phạm Thị Kim Khánh, Tạ Văn Ga, Nguyễn Thị Tính, Phan Quang Vinh, Phan Quang Hiển v.v.), sư phạm (Tô Thị Thủy, Lê Thị Tâm, Trịnh Thị Bài, Phạm Thị Phương, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Thị Thiềm, Trần Thị Tuyến, Trần Thị Lệ Minh, Trần Quang Sáng, Lý Chiêu Hà, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Văn Cư, Nguyễn Trung Trực (Trực được học bổng sang Pháp học về Toán sau khi tốt nghiệp ĐHSP ban Toán), Võ Văn Thành, Phạm Minh Sĩ v..v) và Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ (Phạm Đức Khá, Trần Quang Thăng, Hàng Diệu Quang, Nguyễn Thành Công, Hoàng Văn Âm, Bùi Minh Châu, Nguyễn Hữu Nam, Phạm Đoan Trang v.v.). Trịnh Thị Bài, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Thị Tâm sau này về dạy ở trường cũ. Lê Thị Tâm bây giờ là một ni sư tên tuổi có tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ. Nguyễn Văn Tài trở thành giáo sư trường Đại Học Nông Lâm Súc trên đường Cường Để, Sài Gòn. Đa số các sĩ quan Không Quân và Hải Quân gốc Lý Thường Kiệt đều có cơ hội xuất ngoại tu nghiệp kỹ thuật chuyên môn ở Hoa Kỳ như Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Viết Thạc, Chu Bá Thư, Phan Tấn Lộc, Nguyễn Viết Hiếu, Hoàng Phùng Vương, Đinh Quang Đại, Nguyễn Văn Cấp v.v. Trần Đình Vân, Lê Văn Bài, Thạch Tâm, Nguyễn Văn Lực có gia đình khi còn trên ghế nhà trường. Nguyễn Văn Lực có gia đình khi học lớp đệ nhị. Vậy mà Lực vẫn học 07 năm y khoa trơn tru.

Văn Phòng trường Lý Thường Kiệt gồm: ông Trần Mai Châu, Hiệu Trưởng; Phạm Đình Huy: Giám học; Võ Văn Nhân: phụ tá Giám Học; Đoàn Ngọc Quý : Tổng Giám Thị; Bùi Văn Bảy, Đỗ Đức Hiệt (kiêm Phát Ngân Viên), Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Đình Tư, Đoàn Văn Hiền (cựu LTK sau khi giải ngũ): Giám Thị; Nguyễn Văn Trọng, Phùng Vĩnh Quê, Phạm Thị Lủi (cựu LTK): thơ ký. Phùng Vĩnh Quê nhập ngũ và không thấy trở lại trường.
Thành phần bản giảng huấn của trường đại để gồm có: Trần Mai Châu (Hiệu Trưởng (Pháp & Anh Văn sinh ngữ II), Phạm Đình Huy (Giám Học, Văn, Triết), Nguyễn Hữu Thành (Triết), Nguyễn Đức Minh (Anh Văn), Vũ Đảo (Văn), Phạm Gia Pháp (Văn), Nguyễn Quang Xy (Văn), Lê Thị Bất Tri (Văn), Phạm Hoài Đức (Văn), Nguyễn Từ Mẫn (Pháp Văn), Bùi Đức Chu (Pháp Văn), Trần Hữu Danh (Pháp Văn), Võ Hữu Lễ (Pháp Văn), Chu Khắc Duy (Lý Hóa), Võ Văn Nhân (phụ tá giám học, Anh Văn), Nguyễn Phước Ngọc Lan (Pháp Văn), Phạm Quang Trung (Pháp Văn), Trần Thị Ngọc Yến (Pháp Văn), Giang Ngọc Huy (Toán), Đinh Văn Lô (Toán- niên trưởng), Lê Công Thành (Toán), Nguyễn Vân Chương (Toán), Lê Gia Đát (Công Dân), Nguyễn Mạnh Cầm (Công Dân, Văn), Phạm Hải Nam (Công Dân), Phạm Đình Phùng (Triết), Võ Triêm (Lý Hóa), Võ Đình Ái (Lý Hóa), Trần Đăng Khánh (Lý Hóa), Nguyễn Công Trừ (Lý Hóa), Nguyễn Văn Đằng (Vạn Vật), Phạm Đình Lân (Sử Địa, Công Dân, Quản Thủ Thư Viện), Lâm Quang Hồng (Sử Địa), Phạm Văn Dũng (Sử Địa), Phạm Thị Mộng Điệp (Sử Địa- Cô Mộng Điệp mất sau khi sinh sau năm 1975); Trịnh Văn Cảnh (Anh Văn), Đặng Thị Mỹ (Anh Văn), Phạm Duy Cần (Anh Văn), Võ Văn Dũng (Anh Văn), Nguyễn Thanh Tùng (Pháp Văn), Phạm Đức Thịnh (Văn), Lê Văn Lân (Toán), Trần Thị Xuyến (Toán), Quách Đức Minh (Vạn Vật, Anh Văn),Tôn Nữ Thủy Tiên (Vạn Vật), Lê Thị Nga (Sử Địa), Võ Thị Hương (Sử Địa), Lê Thị Túy Đại (Toán), Lê Thị Thủy Hải (Anh Văn), Nguyễn Thị Bạch Tuyết (Văn, Anh Văn), Nguyễn Văn Thuyết (Văn), Võ Thị Chi (Văn) v.v.

Ba ông Đồng, Chỉ, Phượng là ba cựu quân nhân trước năm 1954 về phục vụ cho trường và được hưởng trợ cấp cựu quân nhân và lương bổng hàng tháng. Còn ông Đông là kỹ sư Nguyễn Hữu Nam. Theo Nguyễn Đức Phan thì Nam mất tin tức khi vượt biên.

Các ông Võ Hữu Lễ, Chu Khắc Duy, Nguyễn Văn Trọng là ba cựu sĩ quan trước năm 1954. Ông Lê từ trường Vĩnh Long về. Hiện ông sống ở Strasbourg, Pháp.

Ông Võ Triêm là người thành công trong việc kinh doanh (trước 1975) cũng như ông Trần Đăng Khánh sau năm 1975 vậy. Hai con của Võ Triêm đều học trường Tàu ở Chợ Lớn. Ông là em rể của Lê Quế một thời làm phó tỉnh trưởng Bình Long. Không biết hiện giờ ông ở đâu? Đoàn tụ với ông Lê Quế ở Canada? Tôi ước muốn có tin tức của Võ Triêm để liên lạc.

Ông Nguyễn Đình Tứ là người cầu tiến và có một cuộc sống kham khổ để tự rèn luyện ý chí của mình. Ông miệt mài học tiếng Anh nhằm mục đích xuất ngoại để trở thành kỹ sư. Ông là người đầu tiên đi làm bằng xe đạp! Hình như ông đã đạt ước nguyện của mình.
Ông Nguyễn Hữu Thành thực sự là một nhà hiền triết. Học sinh chọc phá cách mấy ông cũng tỉnh bơ.

Các ông Phạm Đình Phùng, Nguyễn Văn Đằng và Nguyễn Hữu Thành là ba ông thầy ốm yếu nhất nhưng dạy rất khỏe.

Niên trưởng Đinh Văn Lô và Bùi Đức Chu thường nói chuyện với tôi. Ông Chu gọi tôi là Alphonse Daudet. Cụ Đinh Văn Lô tìm cách liên lạc với tôi khi được biết tôi đã đến Hoa Kỳ. Năm 1999 Lê Quang Thanh chở tôi đến nơi cụ ở để rước cụ tham dự cuộc họp mặt của các học viên Lý Thuờng Kiệt. Trương Thị Hạnh và chồng là thầy thuốc Nguyễn Văn Rạng thuộc gia đình Lý Thường Kiệt, đấu giá một giò lan và tặng cho tôi. Tôi tặng lại cho cụ Đinh Văn Lô vì nhà ở xa không thể mang về được. Giáo sư Đinh Văn Lô là Hiệu Trưởng trường Cần Giuộc và là tác giả nhiều sách Toán được ưa chuộng vào thập niên 1950 và 1960. Bạn già Vũ Kim Toàn của tôi dạy ở đây trước khi gia nhập vào ngành ngoại giao phục vụ ở Mã Lai Á.

Ông Nguyễn Văn Đô là một họa sĩ vang bóng một thời. Ông là bạn của giáo sư Báu và Yên dạy ở trường Mỹ Nghệ Bình Dương. Ông tặng tôi bức tranh Chùa Sơn Tây. Nguyễn Thị Thanh Dương ngạc nhiên khi được biết ông Nguyễn Văn Đô là một họa sĩ nổi tiếng vào thập niên 1940. Ngạc nhiên là phải. Vì trường Lý Thường Kiệt đâu phải là môi trường rộng lớn cho ông thi thố tài năng.

Ông Lê Hoàng Long tức Hoàng Đức Luận là một nhạc sĩ vĩ cầm có tiếng cùng thời với ông Nguyễn Hùng Cường ở Hà Nội. Ông Long thường đến nói chuyện với tôi không phải về âm nhạc mà về Tử Vi!

Ông Võ Đình Ái là người Quảng Nam nhưng trưởng thành ở Tân Định nên biết rất nhiều về Sài Gòn. Ông là người dễ gần gũi với mọi người. Bạn đồng nghiệp và học sinh đều thương mến ông. Ông đã dạy trường Tân Dân và Minh Đức trước khi về dạy Lý Thường Kiệt. Ông quen nhiều người ở Hốc Môn vì trong đệ nhị thế chiến gia đình ông di tản về sống ở Hốc Môn một thời gian.

Cô Lê Thị Túy Đại là một cô giáo phúc hậu được các nam nữ đồng nghiệp cảm mến và học sinh nễ trọng.

Cô Tôn Nữ Thủy Tiên là hiền thê của ông Đào Thanh Quế, giáo sư Chu Văn An sau này là giám sát viên Viện Giám Sát VNCH. Cô là em của ông Tôn Thất Trình, tổng trưởng bộ Canh Nông.

Một nữ giáo sư họ Lê của trường rất khiêm tốn đến nỗi không ai biết chồng của cô là một tổng trưởng có uy tín trong nội các Trần Thiện Khiêm.

Do sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trường được mở rộng và có lầu 03 từng. Sân vận động Hốc Môn trở thành khuôn viên của trường Lý Thường Kiệt. Dãy lớp học hình chữ L vẫn để nguyên như cũ. Nó trở nên nhỏ bé, cổ xưa và khiêm tốn trước dãy trường lầu chữ L trên sân vận động cũ. Hình như bây giờ trường có 04 từng và có hình chữ U. Trường có thư viện, dụng cụ dạy huấn nghệ, tủ lạnh, bếp nấu điện hay ga cho lớp nữ công, gia chánh. Tôi xin giở nón chào cư dân Hốc Môn đã hy sinh sân vận động để nới rộng trường lầu Lý Thường Kiệt và một trường Cấp I & Cấp II bên cạnh. Tương lai tuổi trẻ là trên hết.
 
****
Tôi đã dành gần một tuần lễ để viết bài này bằng trí nhớ của người đã qua tuổi hưu trí từ lâu. Tôi viết những dòng chữ này để nhớ lại mái trường nghèo ngày trước, các bạn đồng nghiệp và các học sinh cũ. Về các đồng nghiệp lẫn học sinh nhiều cấp lớp khác nhau tôi có thể nhớ thiếu sót nên chỉ ghi ngần ấy tên và thành tích. Chắc chắn còn thiếu sót nhiều lắm.

Địa danh Hốc Môn không xa lạ với tôi ngay từ lúc còn trẻ. Tôi đến đó nhiều lần vì có một bà dì họ người An Sơn có chồng Pháp, ông Henri, làm xếp ga ở Hốc Môn. Tôi vui thú với tên trường, tên Trung Tâm Huấn Luyện và địa danh sinh quán của nhà cách mạng tân học trẻ Nguyễn An Ninh. Đó là sự vui thú siêu hình của người rất thích dạy học nhất là dạy Sử Địa.

Trường Lý Thường Kiệt mang danh là Trường Tổng Hợp (Comprehensive School) rất đúng nghĩa trên thực tế. Đó là nơi tổng hợp ban giảng huấn lẫn học sinh ba miền Bắc, Trung, Nam, người Việt gốc Hoa, người Việt gốc Khmer. Có một tổng hợp đầy tính xây dựng trong sự dị biệt tư tưởng. Có một sự sắp xếp vô hình nho nhỏ khá ngộ nghĩnh như sau:

1. Ông Phạm Đình Huy, Nguyễn Đức Minh và tôi (Phạm Đình Lân) về trường cùng một lúc. Ông Huy là người Bắc; ông Minh: người Trung; tôi (Phạm Đình Lân): người Nam. Về tuổi tác ông Huy lớn tuổi hơn ông Minh. Ông Minh lớn tuổi hơn tôi.

2. Trong trường có ba giáo sư họ Phạm Đình: a. Phạm Đình Huy (Bắc) b. Phạm Đình Phùng (Trung) c. Phạm Đình Lân (Nam). Theo thứ tự trên, về tuổi tác ông Huy lớn tuổi hơn ông Phùng. Ông Phùng lớn tuổi hơn tôi. (Tuổi thật của ông Huy lớn hơn tuổi ông đứng trên giấy tờ 06 tuổi. Ông Phùng là môn đệ của ông Bùi Đức Chu).

Sự tử tế của hiệu trưởng Trần Mai Châu, giám học Phạm Đình Huy, tinh thần trọng giáo dục của cư dân Hốc Môn, sự lễ độ và hiếu học của học sinh trường là động lực thúc đẩy các giáo sư giảng dạy hăng say và tận tụy. Có một lần giáo sư Hoàng Văn Nghi hỏi tôi về một học sinh họ Trịnh sau này có tiến sĩ khoa học ở Pháp hình như đang dạy đại học ở Việt Nam:

“Anh nghĩ sao về em học sinh này?” 
“Em ấy có xúc phạm gì anh không?” Tôi hỏi lại ông Nghi. 
“Không. Nhưng em ấy hỏi tôi nhiều quá! Không biết là em ấy thử thầy hay chỉ thắc mắc mà thôi?” Ông Nghi nói tiếp.

“Em học sinh họ Trịnh ấy rất giỏi và rất lễ độ. Em ấy không có ý gì thử thầy đâu.” Tôi nói.
“Anh nói vậy thì tôi yên lòng.” Ông Nghi nói.

Tôi đánh giá cao tinh thần của cư dân Hốc Môn. Chính cái tinh thần này đã thu hút tôi dành hết cuộc đời công chức của tôi tại đó. Nó cũng thu hút gia đình ông Võ Văn Nhân và Nguyễn Văn Trọng, hai gia đình gốc ở Mỹ Tho (Định Tường), đã chọn Hốc Môn làm nơi cư trú cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng. Tôi không quên lòng tốt của ông Võ Văn Nhân và anh tư chủ quán nước giải khát vào những ngày đầu tôi mới đến giảng dạy ở trường. Lòng tốt của hai người cho thấy cả hai đều có quan tâm đến hoàn cảnh của người khác, những người mới đến bơ vơ lạc lõng ở một vùng xa lạ. Vẻ đẹp tinh thần tiềm tàng không trang sức diêm dúa nầy nói lên lòng nhân ái và hào hiệp của hai bằng hữu chưa hề quen biết nhau trước đó.

Ngoài sự lễ độ và hiếu học của học sinh tôi còn để tâm đến những học sinh có cha mẹ có danh phận trong vùng như Ngô Thị Xuân Hoa, Phan Kim Ngọc, Lê Thị Thu Vân, Lê Trí Dũng, Võ Thị Hạnh, Đinh Tuấn Hùng, Vũ Văn Tiên, Chu Bá Thư, Phan Quang Vinh, Phan Quang Hiền. Tất cả đều không có dấu hiệu “công tử” hay “tiểu thơ” địa phương trái lại hòa mình cùng các bạn học và lễ độ đối với các thầy dạy. Hoa là con của quận trưởng Ngô Tấn Nghĩa. Hoa học với tôi không đầy một tháng thì ông Nghĩa được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Bình Thuận. Ngọc, Vinh, Hiển là con của ông phó quận trưởng Phan Quang Phát. Vân và Dũng là con của quận trưởng Lê Trí Vị. Ông được xem là một quận trưởng xuất sắc của VNCH lúc bấy giờ. Thân phụ của Hạnh, Tiến, Hùng, Thư là những trung tá, đại tá trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Học sinh Lý Thường Kiệt đạt những thành quả to lớn dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và cả dưới thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nữa.

Ở Hoa Kỳ các cựu Lý Thường Kiệt có:

- đại gia Nguyễn Ngọc Chiểu, Hoàng Viết Dưỡng, Mai Thị Tuyết, Trần Quang Thăng, Phùng Thị Thành, Nghiêu Minh, Hồ Hữu Đức, Trương Thị Hạnh & Nguyễn Văn Rạng.
- văn thi sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương, Phạm Đức Nhì, Nghiêu Minh, Lữ Phương.
- nhạc sĩ sáng tác: Nghiêu Minh (Nguyễn Văn Minh), Lữ Phương (Phạm Văn Lẫm)
- ca sĩ: Ngọc Lan (đã mất).
- M.D Nguyễn Bích Liên có chương trình Y Tế trên đài Truyền Hình Việt ngữ ở California.
Nhân đây tôi cũng xin nói qua về hai nữ hiền mẫu gốc Lý Thường Kiệt: Đỗ Thị Dung và Phạm Thị Phương. Cả hai đều rời Việt Nam với con nhỏ trong khi chồng còn ở lại đơn vị trước khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Dung có ba cháu; Phương có hai. Cả hai đều là tín hữu Thiên Chúa Giáo. Cả hai đều cố gắng làm việc để nuôi con trong những năm tháng khó khăn đầu tiên trên xứ lạ bất đồng văn, bất đồng chủng và đầy băng giá vào mùa đông. Đỗ Thị Dung sống ở Rochester trong tiểu bang New York; Phạm Thị Phương định cư ở New Jersey gần thành phố New York. Cả hai nữ anh hùng Lý Thường Kiệt này đã nuôi con thành tài trên vùng tuyết trắng. Riêng Phạm Thị Phương bất chấp băng giá, quyết định đi học sau giờ làm việc và lấy BS với hạng Magna cum laude. Phương tiếp tục học để lấy Master hầu trở thành một chuyên viên về computer. Sự gian khổ nào cũng được đền bù xứng đáng. Hiện nay Dung và Phương đều hưu trí. Đỗ Thị Dung vẫn còn ở New York. Phạm Thị Phương di chuyển về San Jose để tìm chút nắng ấm và sống gần các thân nhân.

Tôi xin chấm dứt bài viết bằng: 
- lời cầu chúc mái trường xưa sống mãi với thời gian. 
- một nén hương gởi đến hương hồn các đồng nghiệp và học sinh cũ đã vĩnh viễn ra đi
- một lời cầu chúc cho các đồng nghiệp và cựu học sinh trong và ngoài nước vui hưởng tuổi già bên cạnh con và cháu.

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét