THOÁT HIỂM
phamdinhlan (david)
Cac em than men,
Men goi cac em bai viet cu nhung doc lai van thay co nhieu cho phai nghien ngam. Trong chuyen I la truong sinh cuu toi. Trong chuyen II chua Jesus cuu toi. Trong chuyen III don dap hai lan nha anh toi bi xet khi toi co mat nhung khi den phong toi nam cong an bo ra (02 lan nhat la lan thu nhi la dem toi o do de luc 02 gio dem di vuot bien) va dem toi sap di Sai Gon bi truong khu go ngoai cong nha keu con toi di trinh dien nghia vu quan su). Di vuot bien tuc la tron CS, coi xe den Vinh Phu cach nha 04 cay so ve phia nam lai gap ong dai ta phuc vien don dau cho trai mit!!
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)
thoat hiem
http://www.art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_thoathiem.html
www.art2all.netPHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I. THOÁT HIỂM Lời nói đầu: Xin bạn đọc đừng quá quan tâm đến tựa đề to lớn mà tôi đặt trên đây.
Vạn sự như được sắp xếp theo thứ tự thời gian và sự việc trong bộ máy Thiên Cơ.
Quang Nguyen
Trang 3
Đứng trên mũi, đưa ống nhòm nhìn tứ phía, tôi hy vọng tìm ra một hòn đảo . Mặt trời đỏ, to như cái mâm,vãi ánh sáng lấp loáng trên mặt biển, không sóng, không mây,báo hiệu một ngày đẹp.
Từ xa, một cột đen hiện ra, tôi và Ngọc tưởng tượng Nữ-Thần Tự-Do. Một thanh niên hô to:
“ SOS ! No food. No water. You and God save us ”.
Đêm Giáng Sinh trên đảo tị nạn Galang 1982
==========================================================================
Mời thầy và quý vị xem THUYỀN NHÂN.
https://www.youtube.com/watch? v=_lQhDdqTOBA
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.
****************************** ****************************** ****************************** *******************
Những dòng sông lớn
chẩy ra biển
Xế chiều một ngày đầu thu năm 1982, trên bến phà sông Hậu, bắc Vàm- Cống, tôi ngồi nhìn dòng nước đục ngầu lừ lừ đưa những mảng lục bình trôi thuận chiều ra biển. Bên kia là tỉnh Long- Xuyên. Nhìn cảnh vật chiều nay bỗng lòng tôi nôn nao xúc động. Rồi tôi phải xa chốn này! Dòng sông định mệnh sẽ đưa tôi ra biển,chỉ còn một hai tuần nữa như đã dự trù cho một hành trình tìm Tự- Do.
Bất giác nghĩ về cha tôi, hơn hai mươi năm trước, năm 1954, không biết ông có mối xúc cảm như tôi hôm nay. Khi phải rời bỏ quê cha đất tổ nơi đồng bằng sông Hồng, đã bao đời nuôi sống tổ tiên và thế hệ ông. Cộng Sản chiếm miền Bắc, phát động đấu tố cải cách ruộng đất, giết chết hằng trăm ngàn người! ông phải bỏ Bắc vào Nam, di cư lánh nạn.
Đồng bằng sông Hồng-Hà và sông Cửu-Long dư thừa lúa gạo, nuôi sống cả nước.Vậy mà chiếm được rồi, chính quyền Cộng-Sản ngăn sông cấm chợ, thâu tóm ruộng đất, ép nông dânvào hợp tác xã, nhà nước quản lý. Hàng hóa, gạo thâu vét chở ra Bắc! Cải tạo công thương nghiệp. Bắt bớ, tù đầy. Miền Nam dân đã biết không a dua đấu tố. Saigon dân túa ra đường bán lạc-xoong . Kinh-tế hai miền kiệt quệ. Cả nước đói !
Năm 1977 cha tôi, sĩ quan chế độ VNCH bị tù cải tạo tại Katum, Tây- Ninh. Tôi và mẹ đi thăm nuôi. Tưởng gặp mặt nhau vui mừng, nào ngờ ông nghiêm mặt nhìn tôi:
Đồng bằng sông Hồng-Hà và sông Cửu-Long dư thừa lúa gạo, nuôi sống cả nước.Vậy mà chiếm được rồi, chính quyền Cộng-Sản ngăn sông cấm chợ, thâu tóm ruộng đất, ép nông dânvào hợp tác xã, nhà nước quản lý. Hàng hóa, gạo thâu vét chở ra Bắc! Cải tạo công thương nghiệp. Bắt bớ, tù đầy. Miền Nam dân đã biết không a dua đấu tố. Saigon dân túa ra đường bán lạc-xoong . Kinh-tế hai miền kiệt quệ. Cả nước đói !
Năm 1977 cha tôi, sĩ quan chế độ VNCH bị tù cải tạo tại Katum, Tây- Ninh. Tôi và mẹ đi thăm nuôi. Tưởng gặp mặt nhau vui mừng, nào ngờ ông nghiêm mặt nhìn tôi:
- - Giờ này sao con còn ở đây ? Khi về mau lo cho các em đi đi !
Câu nói của bố, như mệnh lệnh giao phó một sứ mạng. Nó thôi thúc tôi ngày đêm tìm đường vượt biên. Tôi nghĩ, dần dà chờ ông về rồi đi, chưa muộn. Nhưng câu nói của ông đầy ngụ ý: Đừng chờ, hãy đi đi.
Con đường Saigon -Rạch Gía, từ ngày Cộng Sản chiếm miền Nam, tôi đi lại nhiều lần, nhưng sao lần này thấy quyến luyến lạ, miên man suy nghĩ, rồi đây chẳng bao giờ tôi còn dịp nhìn lại!
Sau nhiều lần thất bại, trắng tay, vợ con, các em, đã có lần vào tù. Hết tiền, hai con bịnh, mất, cùng cực, buồn thảm. Càng thất bại, tôi càng ngộ ra phải đóng lấy con tầu, tự vạch kế hoạch mà đi.
Dân Saigon lúc đó, không còn cá mà ăn. Tầu đánh cá vượt biên gần hết! Sở Thủy Sản cho phép đóng thêm tầu mới. Quen biết nhiều chủ tầu tại cảng cá Chánh-Hưng, họ giúp tôi xin được giấy phép. Còn giới thiệu thêm người nhà từ Rạch-Gía lên giúp đóng con tầu, rồi cùng đi. Bây giờ tôi xuống báo cho họ biết, ngày ra đi.
Trang 1
Lần trước chúng tôi ra đi ở cửa Vũng Tầu, bể, tôi cứu được con tầu, vợ con bị bắt, gia đình họ thì không. Nhưng năm Đai Hàn, ngươời giúp tôi đóng tầu, sợ, không dám, chỉ đồng ý cho con trai 16 tuổi theo tôi.
Về Saigon, xếp lại đội ngũ. Tôi bầy kế, cho con tầu lởn vởn gần trạm biên phòng Cần-Giờ; nghi ngờ, tầu công an ra kéo vào giữ ba ngày. Nhờ thế chúng tôi biết được nội tình và giờ tuần tiễu của họ. Sau đó, tôi sơn con tầu mầu xám, giống tầu tuần. Mua thêm đồ bộ đội.
Chúng tôi hẹn Trung -Thu âm lịch ra khơi. Nhằm ngày 13 tây lịch, bà con sợ! Tôi trấn an nói ra là đi sáng sớm ngày 14.
Chiều nay, bà con từ Saigon - Gò Vấp sẽ ra xa lộ Biên -Hoà, đứng đón xe ngược chiều như muốn về Saigon. Một xe đò, chúng tôi thuê chất củi trên nóc, đến đón đưa ra Bà rịa, đổ người, bỏ củi xuống xe vào lúc chập tối. Lúc ồn ào là lúc bà con chui vào con rạch !
Con đường Saigon -Rạch Gía, từ ngày Cộng Sản chiếm miền Nam, tôi đi lại nhiều lần, nhưng sao lần này thấy quyến luyến lạ, miên man suy nghĩ, rồi đây chẳng bao giờ tôi còn dịp nhìn lại!
Sau nhiều lần thất bại, trắng tay, vợ con, các em, đã có lần vào tù. Hết tiền, hai con bịnh, mất, cùng cực, buồn thảm. Càng thất bại, tôi càng ngộ ra phải đóng lấy con tầu, tự vạch kế hoạch mà đi.
Dân Saigon lúc đó, không còn cá mà ăn. Tầu đánh cá vượt biên gần hết! Sở Thủy Sản cho phép đóng thêm tầu mới. Quen biết nhiều chủ tầu tại cảng cá Chánh-Hưng, họ giúp tôi xin được giấy phép. Còn giới thiệu thêm người nhà từ Rạch-Gía lên giúp đóng con tầu, rồi cùng đi. Bây giờ tôi xuống báo cho họ biết, ngày ra đi.
Lần trước chúng tôi ra đi ở cửa Vũng Tầu, bể, tôi cứu được con tầu, vợ con bị bắt, gia đình họ thì không. Nhưng năm Đai Hàn, ngươời giúp tôi đóng tầu, sợ, không dám, chỉ đồng ý cho con trai 16 tuổi theo tôi.
Về Saigon, xếp lại đội ngũ. Tôi bầy kế, cho con tầu lởn vởn gần trạm biên phòng Cần-Giờ; nghi ngờ, tầu công an ra kéo vào giữ ba ngày. Nhờ thế chúng tôi biết được nội tình và giờ tuần tiễu của họ. Sau đó, tôi sơn con tầu mầu xám, giống tầu tuần. Mua thêm đồ bộ đội.
Chúng tôi hẹn Trung -Thu âm lịch ra khơi. Nhằm ngày 13 tây lịch, bà con sợ! Tôi trấn an nói ra là đi sáng sớm ngày 14.
Chiều nay, bà con từ Saigon - Gò Vấp sẽ ra xa lộ Biên -Hoà, đứng đón xe ngược chiều như muốn về Saigon. Một xe đò, chúng tôi thuê chất củi trên nóc, đến đón đưa ra Bà rịa, đổ người, bỏ củi xuống xe vào lúc chập tối. Lúc ồn ào là lúc bà con chui vào con rạch !
Tôi từ Quang- Trung đi ngả Thủ Đức. Đến nơi biết mọi người trốn được vào con rạch hai bờ sậy cao, đang tiến dần tới chỗ tầu đậu. Tôi xuống nghe nhỏ cùng vợ con, đi ngược lên hàng đáy Số Chín, trở vào gặp tầu gỗ đang nấp trong bụi cây cách đó khoảng hai cây số.
Tôi nhẩy lên tầu, đưa vợ con theo. Dự trù 40 sao đông qúa thế này. Có tiếng ồn ào, thủy thủ đòi đuổi người lạ xuống. Tôi phải can thiệp, để họ lại. Đề nghị mọi người coi nhau như người nhà. Cả tầu im bặt. Tầu nhổ neo,
Ánh trăng vằng vặc, đêm mênh mông huyền ảo mây trời, xa xa bên kia là bờ Vũng-Tầu, loe loét vài ánh đèn! Tôi thay quần áo, mặc bộ đội, đội nón cối, đeo ống nhòm, không quên thủ cỗ tràng hạt trong túi, rồi luồn bên hông trèo lên đứng nơi mũi tầu.
Tôi nhẩy lên tầu, đưa vợ con theo. Dự trù 40 sao đông qúa thế này. Có tiếng ồn ào, thủy thủ đòi đuổi người lạ xuống. Tôi phải can thiệp, để họ lại. Đề nghị mọi người coi nhau như người nhà. Cả tầu im bặt. Tầu nhổ neo,
Ánh trăng vằng vặc, đêm mênh mông huyền ảo mây trời, xa xa bên kia là bờ Vũng-Tầu, loe loét vài ánh đèn! Tôi thay quần áo, mặc bộ đội, đội nón cối, đeo ống nhòm, không quên thủ cỗ tràng hạt trong túi, rồi luồn bên hông trèo lên đứng nơi mũi tầu.
Ánh đèn trạm công an biên phòng lập lòe chân trời phía trước. Tôi dặn tài công đưa con tầu vào vùng nước giữa Vũng-Tầu và Cần-Giờ với hy vọng công an biên phòng hai bên đều ngộ nhận. Người tê dại nhưng tôi vẫn cố đưa ống nhòm lên quan sát khắp phía. Thình lình, một vệt đen từ trạm gác tách ra, to dần, tầu công an rượt ! Tôi ngồi xuống gõ vào cửa kiếng buồng lái.
- - Bật đèn lên,chậy chậm lại.
Đèn carbin đủ sáng hắt ra ngoài,tôi thấy tôi hiện rõ trong đêm, như một bộ đội đứng trên tầu đi tuần. Rùng mình, tôi thọc tay túi quần,tìm cỗ tràng hạt, tay kia vẫn cầm ống nhòm đăm đăm nhìn tầu rượt mà không biết điều gì sắp xẩy đến. Ngón tay tôi bấm mạnh tràng chuỗi.
- - Đằng trước có tầu Liên Xô.
Ngọc lên tiếng, hắn là sĩ quan hải quân, tù cải tạo mới thả, cầm vô lăng. Tôi quay lại, đằng trước là một vùng biển sáng rực, con tầu Liên Xô cao lớn đồ sộ, sừng sững hiện ra, nó đứng bên phía phải, đèn sáng chưng !
- - Đi gần, nhưng đừng sát. Tôi lên tiếng.
Đằng trước tầu Liên Xô cộng sản, đằng sau tầu tuần công an cộng sản ! Nỗi sợ hãi tăng lên gấp đôi. Con tầu nhỏ bé bắt đầu lọt vào vùng ánh sáng, nó băng qua mũi con tầu khổng lồ. Tôi đưa ống nhòm lên nhìn.
Trang 2
Cái gì xẩy ra kìa. Tầu tuần quay mũi về trạm, không tin mắt mình. Tôi nhìn lại lần nữa. Chúa ơi ! thật rồi, thoát hiểm. Tôi nhìn lên tầu Liên Xô, nỗi sợ đã vơi đi rất nhiều, con tầu tiếp tục lao vào đêm mênh mông.
Cái gì xẩy ra kìa. Tầu tuần quay mũi về trạm, không tin mắt mình. Tôi nhìn lại lần nữa. Chúa ơi ! thật rồi, thoát hiểm. Tôi nhìn lên tầu Liên Xô, nỗi sợ đã vơi đi rất nhiều, con tầu tiếp tục lao vào đêm mênh mông.
Quay lại nhìn Vũng- Tầu, ngọn núi đứng sừng sững. Tượng Chúa Jesu dang tay nổi bật trên bầu trời. Nhớ tới lời dặn của dân chài Long- Hương, đi theo hướng tay chúa Jesu chỉ ra biển, tôi nhắc tài công tống ga chậy thật lẹ.
Vài giờ sau không còn nhìn gì được bến bờ, tôi vào phòng lái bàn thảo phương hướng, chúng tôi đồng ý, cứ tiến thẳng ra hải phận quốc tế, rồi tính sau.
Ra khơi sáng nay, trời đẹp biển êm, nhớ đến dân chài Rạch-Gía dậy tôi chọn mùa Đồng-Chung, hôm nay tháng 8 âm lịch, tháng 10 dương lịch. Đến chiều, tầu ngang Phú-Quốc, nhưng khoảng cách bằng Vũng-Tầu. Bất giác tôi nhìn thấy loong Cô Ca nổi lềnh bềnh, rồi vài cái nữa xuất hiện. Tôi hô lên.
- Đến hải phận quốc tế rồi bà con ơi !
Mừng qúa, tôi liệng mũ cối, bỏ cờ, vất nốt bộ quần áo bộ đội xuống biển. Không quên giữ lại cỗ tràng hạt quàng lên cổ. Cho tầu giữ 170 độ xuôi Nam, tránh cướp vịnh Thái-Lan. Màn đêm buông xuống, biển càng êm hơn nữa, ánh trăng rằm vằng vặc không gian mênh mông. Bữa ăn tối, tôi lấy hai hộp bánh Trung-thu, mang đãi mọi ngươời mừng thoát nạn !
Ra khơi sáng nay, trời đẹp biển êm, nhớ đến dân chài Rạch-Gía dậy tôi chọn mùa Đồng-Chung, hôm nay tháng 8 âm lịch, tháng 10 dương lịch. Đến chiều, tầu ngang Phú-Quốc, nhưng khoảng cách bằng Vũng-Tầu. Bất giác tôi nhìn thấy loong Cô Ca nổi lềnh bềnh, rồi vài cái nữa xuất hiện. Tôi hô lên.
- Đến hải phận quốc tế rồi bà con ơi !
Mừng qúa, tôi liệng mũ cối, bỏ cờ, vất nốt bộ quần áo bộ đội xuống biển. Không quên giữ lại cỗ tràng hạt quàng lên cổ. Cho tầu giữ 170 độ xuôi Nam, tránh cướp vịnh Thái-Lan. Màn đêm buông xuống, biển càng êm hơn nữa, ánh trăng rằm vằng vặc không gian mênh mông. Bữa ăn tối, tôi lấy hai hộp bánh Trung-thu, mang đãi mọi ngươời mừng thoát nạn !
Tầu bám dòng hải lưu vài giờ, hy vọng được vớt. Đuổi theo thương thuyền lớn cầu cứu. Nó bỏ đi ! Sau sợ lạc, đành bỏ cuộc, xuôi Nam tiếp tục.
Ngày thứ ba, vẫn mây trời biển nước, tiếng máy nổ đều, tôi vẫn đứng trên mũi, đã hai đêm không ngủ ! Màn đêm buông xuống, gío rít, sóng bắt đầu vỗ mạnh vào mạn, con thuyền bắt đầu lắc lư, ngoi lên, sụp xuống liên hồi! Bão. Bà con được thông báo. Sáu ruột xe hơi được thổi phồng, cùng vài thùng nhựa rỗng đựng dầu, bây giờ tập chung, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xẩy đến. Tôi đưa mẩu sâm Cao Ly còn lại cho lái tầu xong thì mệt lử, toàn thân tê dại, mò xuống cuối sàn tầu, tôi nằm vật , không còn biết gì nữa, chỉ thấy thân thể bị đưa lên nhồi xuống, tôi mê man!
Khi tỉnh lại, trời đã hừng đông! Trời êm, biển lặng, tiếng máy xình xịch, nhìn mọi người, họ tỉnh táo. Tôi yên tâm, leo lên phòng lái hỏi:
- Đêm qua bão cấp mấy ?
- Cấp bốn, nhằm nhò gì anh, khỏe chưa ?
Không trả lời, tôi gật đầu.
Ngày thứ ba, vẫn mây trời biển nước, tiếng máy nổ đều, tôi vẫn đứng trên mũi, đã hai đêm không ngủ ! Màn đêm buông xuống, gío rít, sóng bắt đầu vỗ mạnh vào mạn, con thuyền bắt đầu lắc lư, ngoi lên, sụp xuống liên hồi! Bão. Bà con được thông báo. Sáu ruột xe hơi được thổi phồng, cùng vài thùng nhựa rỗng đựng dầu, bây giờ tập chung, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xẩy đến. Tôi đưa mẩu sâm Cao Ly còn lại cho lái tầu xong thì mệt lử, toàn thân tê dại, mò xuống cuối sàn tầu, tôi nằm vật , không còn biết gì nữa, chỉ thấy thân thể bị đưa lên nhồi xuống, tôi mê man!
Khi tỉnh lại, trời đã hừng đông! Trời êm, biển lặng, tiếng máy xình xịch, nhìn mọi người, họ tỉnh táo. Tôi yên tâm, leo lên phòng lái hỏi:
- Đêm qua bão cấp mấy ?
- Cấp bốn, nhằm nhò gì anh, khỏe chưa ?
Không trả lời, tôi gật đầu.
- - Đến đâu rồi?
- - Trên đường đi Borneo.
Đứng trên mũi, đưa ống nhòm nhìn tứ phía, tôi hy vọng tìm ra một hòn đảo . Mặt trời đỏ, to như cái mâm,vãi ánh sáng lấp loáng trên mặt biển, không sóng, không mây,báo hiệu một ngày đẹp.
Từ xa, một cột đen hiện ra, tôi và Ngọc tưởng tượng Nữ-Thần Tự-Do. Một thanh niên hô to:
- - Dàn khoan.
Chúng tôi quyết định tiến thẳng về hướng đó. Dàn khoan hiện ra ở cuối chân trời vòng cung. Một con tầu hiện lờ mờ, to dần, qua mặt chúng tôi. Mừng qúa, kêu cứu, nó bỏ đi ! Không tuyệt vọng, tôi mang bảng carton và sơn đỏ, ra vẽ:
-
Lạ thay, nó đứng lại. Mọi người reo hò! Tầu sắt thả neo. Tầu gỗ áp sát, thang dây từ trên cao thả xuống, thanh niên leo lên. Một lồng dây thả xuống, dành cho phụ nữ, trẻ em . Không còn ai, tôi quay lại nhìn con tầu nhỏ bé thân thương lần cuối, vĩnh biệt !
Tôi nhờ ông anh họ, sĩ quan trước đây, tập họp ba hàng người ngồi trên boong, dặn giữ sạch sẽ, kỷ luật, trật tự. Nắng chói, boong tầu nóng bỏng. Chúng tôi ngửa cổ nhìn hàng thủy thủ quần áo trắng trên cao đang vẫy tay chào. Vài người vất bánh, kẹo xuống rào rào. Nhưng không ai nhặt. Thấy lạ. Một cấp chỉ huy đi xuống. Tôi nhờ cô Dần trước dậy Anh văn, cùng tôi tách đám đông đến gặp ông.
Tôi nhờ ông anh họ, sĩ quan trước đây, tập họp ba hàng người ngồi trên boong, dặn giữ sạch sẽ, kỷ luật, trật tự. Nắng chói, boong tầu nóng bỏng. Chúng tôi ngửa cổ nhìn hàng thủy thủ quần áo trắng trên cao đang vẫy tay chào. Vài người vất bánh, kẹo xuống rào rào. Nhưng không ai nhặt. Thấy lạ. Một cấp chỉ huy đi xuống. Tôi nhờ cô Dần trước dậy Anh văn, cùng tôi tách đám đông đến gặp ông.
- - Các bạn cần gì xin cho chúng tôi biết.
- - Xin ông giúp chăm sóc người gìa và trẻ em. Họ đang yếu mệt. Nắng và boong tầu nóng qúa, tôi nghĩ họ không thể chịu đựng được lâu! Ông cho gì cũng biết ơn .
Chúng tôi được cung cấp bánh, nước uống. Ăn xong, chúng tôi dọn sạch boong tầu, họ hài lòng. Thủy thủ nhường phòng cho ở. Khi khám sức khỏe, tôi vội rảo một vòng quan sát. Thình lình, thấy người đàn ông ôm khư khư vợ con, ngồi một xó. Tôi sức nhớ ra vợ con mình, suy nghĩ cả tầu toàn thủy thủ đàn ông xa nhà lâu ngày. Ông này làm vậy là phải. Tôi lao đi tìm vợ con. Ổn thỏa, đang trò chuyện cùng bà xã, cô Dần đến báo thuyền trưởng muốn gặp tôi. Chúng tôi đến phòng chỉ huy. Ngạc nhiên, bốn người ngồi chờ với bữa tiệc dọn sẵn. Vừa bối rối vửa xúc động đứng chết trân! Thanh niên da ngăm đứng lên giới thiệu:
- - Ông Noel, thuyền trưởng. Ông Duncan thuyền phó. Ông John kỹ sư trưởng và tôi là kỹ sư cơ khí, xin mời ngồi.
Tôi và cô Dần an vị, thuyền trưởng lên tiếng :
- - Tôi là thuyền trưởng tầu CHANTIK PANAMA, tầu tiếp tế cho dàn khoan. Chúng tôi gặp thuyền ông lúc 9 giờ 50 phút sáng nay. Ông có cần đánh điện báo tin cho người nhà biết không ? Công ty chúng tôi ở Singapore sẽ giúp.
Nhớ ra chiếc áo, cuốn tự điển bỏ quyên, tôi nhờ ông lấy lại, rồi xin đánh điện về VN.
Trang 4
Người kỹ sư trẻ trả lời.
Người kỹ sư trẻ trả lời.
- - Chúng tôi đã dọn sạch sẽ con thuyền, mọi thứ đều vất xuồng biển, rất tiếc, trễ mất rồi.
Thuyền trưởng tiếp:
- - Ông tên gì?
Tôi chưa kịp trả lời, cô Dần đã nói:
- - Đây là anh Quang.
Ông thuyền trưởng ghé tai kỹ sư trẻ nói gì đấy. Anh ta bỏ đi ra ngoài. Lát sau trở lại người kỹ sư trẻ tặng tôi áo, quyển tự điển, tấm hình. Anh nói:
- - Tầu gỗ của ông được sơn phết lại, sau cơm chiều xong chúng tôi chạy thử, ông nhớ ra xem.
Thuyền trưởng tiếp:
- Bây giờ chúng tôi cần bàn với ông, tuần trước nhận thông báo từ công ty, chúng tôi không được vớt thuyền vượt biên, ngoại trừ trường hợp đang bị đắm. Ông thấy đấy, chúng tôi bỏ đi. Có người đề nghị lấy ý kiến đa số, cuối cùng tầu ông được vớt với điều kiện ông cần xác nhận thuyền đang trong tình trạng cần cứu. Chúng tôi đã soạn đầy đủ giấy tờ, ông xem rồi ký. Ông đồng ý giúp chúng tôi không ?
Tôi cùng cô Dần đọc và bàn bạc, tôi đồng ý, ký xong, họ mời dùng bữa. Nhớ lõm bõm vài điều ghi trong giấy như sau: Tầu tị nạn dài 12 mét, ngang hai mét rưởi, chở 80 người, đàn bà trẻ con, cụ gìa nằm liệt, vô nước tầu nghiêng, không thể chậy, hết dầu, hết nước, hết lương thực. Tôi đồng ý ký giấy cho công ty con thuyền này dùng vào việc cứu người vượt biển. Nó được đăng ký và neo tại câu lạc bộ công ty tại Singapore. Tôi hài lòng câu sau cùng, tầu được dùng vớt người tỵ nạn.
Mọi người trong bàn đều hài lòng. Tôi xin danh tánh và địa chỉ mọi người :
- Bây giờ chúng tôi cần bàn với ông, tuần trước nhận thông báo từ công ty, chúng tôi không được vớt thuyền vượt biên, ngoại trừ trường hợp đang bị đắm. Ông thấy đấy, chúng tôi bỏ đi. Có người đề nghị lấy ý kiến đa số, cuối cùng tầu ông được vớt với điều kiện ông cần xác nhận thuyền đang trong tình trạng cần cứu. Chúng tôi đã soạn đầy đủ giấy tờ, ông xem rồi ký. Ông đồng ý giúp chúng tôi không ?
Tôi cùng cô Dần đọc và bàn bạc, tôi đồng ý, ký xong, họ mời dùng bữa. Nhớ lõm bõm vài điều ghi trong giấy như sau: Tầu tị nạn dài 12 mét, ngang hai mét rưởi, chở 80 người, đàn bà trẻ con, cụ gìa nằm liệt, vô nước tầu nghiêng, không thể chậy, hết dầu, hết nước, hết lương thực. Tôi đồng ý ký giấy cho công ty con thuyền này dùng vào việc cứu người vượt biển. Nó được đăng ký và neo tại câu lạc bộ công ty tại Singapore. Tôi hài lòng câu sau cùng, tầu được dùng vớt người tỵ nạn.
Mọi người trong bàn đều hài lòng. Tôi xin danh tánh và địa chỉ mọi người :
1. Thuyền trưởng: Mr Noel Richard Barret. “ Pacific International Lines” Company.
2. Thuyền phó: Mr. Duncan Maddison.
3. Kỹ sư trưởng. Mr John Roge.
4. Ky sư cơ khí: Mr. Roy Silva .
Ông kỷ sư trẻ còn ưu ái ký tặng trên quyển tự điển, chúc tôi chóng giỏi anh văn. Cơm chiều xong, tôi rủ ông anh họ ra lan can hóng gío. Trời trong xanh, biển êm, vài con cá heo chậy theo tầu nhảy lên khỏi mặt nước như đùa dỡn. Nhìn xuống nước hàng đàn cá bơi lội tung tăng, có vài con cá to qúa, cả đời tôi chưa hề nhìn thấy, cả con mực nữa kìa, mình to, râu tua tủa ngang đến hai mét. Bất giác cảm thấy lòng tràn hạnh phúc, tôi nói :
Trang 5
Ky sư cơ khí: Mr. Roy Silva,tang sach .
- Cảnh này đẹp như thiên đàng anh nhỉ.
- Ừ, biết thế này, anh cho chị các cháu đi chung.
- Cảnh này đẹp như thiên đàng anh nhỉ.
- Ừ, biết thế này, anh cho chị các cháu đi chung.
- Tôi quay sang nhìn anh, mắt anh đỏ hoe, rồi hai giọt nước chảy dài trên má.
Đang tính an ủi anh vài câu, thình lình tôi nghe tiếng máy nổ quen thuộc, rồi tiếng nó gầm lên.Con tầu gỗ từ sau phóng tới, lao trên mặt nước, rẽ làn nước làm đôi, tung tóe hai bên sườn, để lại trên biển hai vệt dài trắng xóa. Nó nổi bật, phá tan khung cảnh êm đềm biển cả chiều nay. Vui sướng, mọi người túa ra lan can xem con tầu lượn qua lượn lại đánh vòng ngoạn mục, đẹp mắt. Tôi thán phục tay nào lái thật tài tình. Toàn thân nó bây giờ xanh đậm, bên lườn vài chữ trắng to đập vào mắt:
- “ Anh Quang Rescue Boat ”
Tôi bối rối, xấu hổ xen kẻ lẫn cảm động. Thì ra cô Dần gọi tôi là anh Quang, tiền mọi người cùng đóng góp, đâu riêng tôi ! Hai ngày trên tầu Panama Supplier Ship, chúng tôi hạnh phúc vì không còn sợ hãi, những bữa cơm trắng, cơm gà sao mà ngon. Ăn xong còn dư, họ bắt đổ xuống biển, tôi không chịu, dằng co mãi cuối củng phải đổ, lòng tôi xót xa, nhớ người đói ở nhà! Tối đến, tôi lấy cây đàn mang theo, tổ chức văn nghệ, mời thủy thủ nghe chúng tôi hát, rồi cám ơn họ đã cứu vớt.
Chiều ngày 5 tháng mười , cơm vừa xong, chúng tôi thấy con tầu Kota Berani xuất hiện, họ thông báo, tầu hải quân Indonesia đến đưa chúng tôi vào đảo hoang Kuku. Trên tầu này ba ngày, chúng tôi được đối đãi tử tế. Mỗi tối lại tổ chức văn nghệ. Một hôm, có thanh niên dấu đâu được cái điếu cầy, mang ra hút xoẹt xoẹt, thủy thủ trông thấy. Họ la lên:
Chiều ngày 5 tháng mười , cơm vừa xong, chúng tôi thấy con tầu Kota Berani xuất hiện, họ thông báo, tầu hải quân Indonesia đến đưa chúng tôi vào đảo hoang Kuku. Trên tầu này ba ngày, chúng tôi được đối đãi tử tế. Mỗi tối lại tổ chức văn nghệ. Một hôm, có thanh niên dấu đâu được cái điếu cầy, mang ra hút xoẹt xoẹt, thủy thủ trông thấy. Họ la lên:
- - Thằng kia hút thuốc phiện, tóm lấy nó.
Tôi hết hồn, giải thích, thuốc lào Việt-Nam, hắn không tin. Tịch thu điếu cầy và mấy sợi thuốc rê còn lại, mang đi trình cấp trên. Sáng ra, nghe ngóng, yên tĩnh, mới hoàn hồn..
Tầu Kota cập bến, tôi thấy người lố nhố xuất hiện trên bờ. Đâu phải đảo hoang! Càng gần, chúng tôi càng nhận ra họ là người Việt. Họ dơ tay vẫy chào, vui mừng.
Tầu Kota cập bến, tôi thấy người lố nhố xuất hiện trên bờ. Đâu phải đảo hoang! Càng gần, chúng tôi càng nhận ra họ là người Việt. Họ dơ tay vẫy chào, vui mừng.
Xuồng tầu tôi gặp rắc rối, bản đồ, hải bàn mang theo, họ tịch thu ,không chịu, họ không cho tôi rời tầu, sau đành giao, tôi lên đảo. Vẫy chào tầu hải quân Indonesia.
Lại khám sức khỏe, chúng tôi được đưa đến ở trong căn nhà chòi lợp lá, bên trong đóng cọc dài, đặt ngang dọc phía trên làm thành dẫy giường liền nhau. Thu xếp cho vợ con chỗ ở xong, tôi hối hả tìm gặp những người đến trước để thăm dò. Có một thuyền tỵ nạn người Việt đến trước gồm 97 người, một linh mục và một ngươời quen. Ở đây, lúc này người ta đã dựng được nhà thờ nhỏ, bệnh xá, văn phòng, nhà tiếp rước, ba nhà để ở, cầu tiêu ngoài nghềng đá bờ biển, tất cả đều nhỏ,lợp lá, vách ván. Chúng tôi xây thêm hang đá Đức Mẹ, ghi tên mỗi tầu trên đấy làm kỷ niệm.
Một chiều rảnh , mình tôi chèo lên lưng đồi phía sau thám hiểm. Cây cối rậm rạp, bầy khỉ kêu chí chóe. Đám cỏ mọc xanh um, vài ngôi mộ hiện ra. Tôi rùng mình, nhớ câu chuyện kể
Trang 6
khi mới đến, về con thuyền bất hạnh khi cập bến bị gío to, sóng lớn, va đá ngầm lật úp, lúc đó đảo hoang, ít người, cứu không kịp, một số chết đang nằm đây. Tôi rùng mình, cúi đầu, cầu nguyện cho họ, rồi vội đi xuống.
Nhớ đến một thanh niên cùng tầu, lên đảo bị nóng sốt, nằm bịnh xá cả tuần chưa khỏi, ghé thăm, tôi đưa đại 4 viên Tylenol còn xót, hắn uống, khỏe lại. Chúng tôi ở đây 17 ngày. 25 tháng mười, chúng tôi được chuyển đến Galang. Tim, một thanh niên ngăm đen, râu rậm, năng nổ, đẹp trai, vui tính, tình nguyện viên từ Jakata đến đón. Hắn kể câu chuyện vui về “Galang tình người, Galang tình xù”.
Một chiều rảnh , mình tôi chèo lên lưng đồi phía sau thám hiểm. Cây cối rậm rạp, bầy khỉ kêu chí chóe. Đám cỏ mọc xanh um, vài ngôi mộ hiện ra. Tôi rùng mình, nhớ câu chuyện kể
khi mới đến, về con thuyền bất hạnh khi cập bến bị gío to, sóng lớn, va đá ngầm lật úp, lúc đó đảo hoang, ít người, cứu không kịp, một số chết đang nằm đây. Tôi rùng mình, cúi đầu, cầu nguyện cho họ, rồi vội đi xuống.
Nhớ đến một thanh niên cùng tầu, lên đảo bị nóng sốt, nằm bịnh xá cả tuần chưa khỏi, ghé thăm, tôi đưa đại 4 viên Tylenol còn xót, hắn uống, khỏe lại. Chúng tôi ở đây 17 ngày. 25 tháng mười, chúng tôi được chuyển đến Galang. Tim, một thanh niên ngăm đen, râu rậm, năng nổ, đẹp trai, vui tính, tình nguyện viên từ Jakata đến đón. Hắn kể câu chuyện vui về “Galang tình người, Galang tình xù”.
Galang như làng phố nhỏ. Làng vì được tổ chức qui củ. Phố vì không ai từng sống nơi đây quên được con đường từ Cầu Tầu kéo dài quanh co qua khu Barrack người Kumpuchia. Ngôi chùa, chợ, văn phòng trưởng trại IN-ĐÔ, bệnh xá, hội Hồng-Thập-Tự, hội Save The Childen. Báo quán Tự-Do . Trường học, năm khu Barrack thuộc Galang Một , mỗi khu gọi là Zôn, có căn nhà trống để hội họp, sinh hoạt. ShopTầu xem Video phim trả tiền. Quán cà-phê hủ-tíu. Phòng lương thực, hằng tuần, mỗi người được phát một túi P3V. Giếng nước.Cầu tiêu công cộng. Văn phòng đại diện người tỵ nạn.Nhà thờ, khu Cao-Ủy và Khu phỏng vấn định cư. Nghĩa trang và lối đi vào Galang Hai, nơi dành cho người được đi Hoa-Kỳ . Trên con lộ chính này, tối ngày có người qua lại nhộn nhịp. Nhất là vào buổi trưa và chiều tối. Nó như con phố nhỏ thân tình. Người ta dễ gặp nhau, nhận ra người quen. Tối đến đèn thắp sáng chưng, bánh trái, tạp hóa bầy bán đầy hai bên đường. Người đi xem truyền hình, Video, trai gái, độc thân lang thang tìm bồ. Tình người nẩy nở, ra đi định cư đành bỏ lại, hóa ra tình xù là thế.
Cuối tuần, nhà thờ chật ních. Một phần ba là người không công giáo. Họ đến để nghe cha Dominici giảng bằng tiếng Việt, ông từng sống và bị trục xuất khỏi Việt-Nam sau ngày 30.4.75 Ông hiểu lịch- sử và văn- hóa Việt cùng nỗi đau tận cùng của người tị nan, sự mất người thân trên đường vượt biển, bị hải tặc hãm hiếp, bị ức hiếp trên đảo, bị đói phải ăn thịt người đã chết trên tầu, bị lừa gạt tiền bạc và sự hận thù Cộng Sản mang theo.
Ông bênh vực mọi ngơời bị đối xử bất công. Ông chính là niềm tin, chỗ dựa tinh thần, người hàn gắn vết thương lòng. Ông nhắc đến tha thứ và niềm hy vọng, thử thách đang đón chờ người tỵ nạn ở nước thứ ba, sắp định cư.
Ba tháng đầu, tôi làm quen không khí trong trại, ngóng chờ thư và tiền tiếp tế từ người thân. Sáu tháng sau tôi coi Trung Tâm Trẻ Không Thân Nhân. Đám trẻ không ai chăm sóc. Chúng thiếu học, thiếu ăn, thiếu ngủ, lang thang đêm ngày đây đó, làm phiền không ít đến sinh hoạt chung. Đã ba năm, ùn tắc không nước nào nhận định cư! Vài cháu gái vị thành niên có bầu, cơ quan trách nhiệm điên đầu! Vài đứa lấy cồn pha loãng uống làm rượu . Chết ! Ba ngôi mộ mới còn nằm song song trong nghĩa trang cạnh con lộ dẫn vào Galang hai.
Cao Ủy đành giao phó cho Hồng-Thập-Tự Nam-Dương, Save The Childen, nhà thờ Công- Giáo và Tin-Lành lo vụ này. Tôi cùng vài anh chị em thiện nguyện đến nhận nhiệm vụ, một danh sách, ba dẫy nhà trống trơn. Bước đầu chỉ có thế, các em phải lấy tre rừng làm đũa ăn cơm. Tôi dùng tre làm bút vẽ biểu đồ. Dần dần hai Barrack chứa chật khoảng 500 em, Barrack còn lại làm trường học.
Ông bênh vực mọi ngơời bị đối xử bất công. Ông chính là niềm tin, chỗ dựa tinh thần, người hàn gắn vết thương lòng. Ông nhắc đến tha thứ và niềm hy vọng, thử thách đang đón chờ người tỵ nạn ở nước thứ ba, sắp định cư.
Ba tháng đầu, tôi làm quen không khí trong trại, ngóng chờ thư và tiền tiếp tế từ người thân. Sáu tháng sau tôi coi Trung Tâm Trẻ Không Thân Nhân. Đám trẻ không ai chăm sóc. Chúng thiếu học, thiếu ăn, thiếu ngủ, lang thang đêm ngày đây đó, làm phiền không ít đến sinh hoạt chung. Đã ba năm, ùn tắc không nước nào nhận định cư! Vài cháu gái vị thành niên có bầu, cơ quan trách nhiệm điên đầu! Vài đứa lấy cồn pha loãng uống làm rượu . Chết ! Ba ngôi mộ mới còn nằm song song trong nghĩa trang cạnh con lộ dẫn vào Galang hai.
Cao Ủy đành giao phó cho Hồng-Thập-Tự Nam-Dương, Save The Childen, nhà thờ Công- Giáo và Tin-Lành lo vụ này. Tôi cùng vài anh chị em thiện nguyện đến nhận nhiệm vụ, một danh sách, ba dẫy nhà trống trơn. Bước đầu chỉ có thế, các em phải lấy tre rừng làm đũa ăn cơm. Tôi dùng tre làm bút vẽ biểu đồ. Dần dần hai Barrack chứa chật khoảng 500 em, Barrack còn lại làm trường học.
Trang 7
Thầy cô ngày đầu thành lập Unaccompanied Minors Center Minors nhóm thủ công : tác phẩm trong ngày Tết ta 1983 Minors & cô giáo ngày phát thưởng
Chúng học chữ cùng các em trong trại. Học cưa lọng, hội họa, sinh hoạt, nhận qùa tặng và ở tại Trung Tâm. Các em được chia từng đội, mỗi đội chừng 12 em, có một huynh trưởng trông coi. Ban ngày học, sinh hoạt, thể thao, liên tục. Tối về mệt lử, ngủ vùi, không còn cảnh lang thang phá xóm phá làng. Các em vui đùa, học hành hồn nhiên.
Sau ba tháng đi xin viện trợ khắp nơi cha Domici trở về, đến gõ cửa văn phòng,ngài nhỏ nhẹ:
Chúng học chữ cùng các em trong trại. Học cưa lọng, hội họa, sinh hoạt, nhận qùa tặng và ở tại Trung Tâm. Các em được chia từng đội, mỗi đội chừng 12 em, có một huynh trưởng trông coi. Ban ngày học, sinh hoạt, thể thao, liên tục. Tối về mệt lử, ngủ vùi, không còn cảnh lang thang phá xóm phá làng. Các em vui đùa, học hành hồn nhiên.
Sau ba tháng đi xin viện trợ khắp nơi cha Domici trở về, đến gõ cửa văn phòng,ngài nhỏ nhẹ:
- Ông trung tâm trưởng này, tôí mới về hôm qua, xin báo ông biết, thế giới bắt đầu nản làn sóng tỵ nạn Đông-Dương rồi. Tôi không còn được ủng hộ tiền bạc như trước, ông và thầy cô có thể vượt qua khó khăn được không ?
- - Chào cha, con đang tính lên thăm, mời cha vào.
Khi ông an tọa, tôi chỉ trên tường đồ biều vẽ và viết bằng tre, thuyết trình tình hình Trung Tâm. Nửa tiếng sau, ông yên tâm. Tôi thêm:
- Vắng cha, chúng con tự xoay trở được. Nhưng có cha chúng con có chỗ dựa tinh thần. Báo quán Tư-Do quan trọng hơn Trung Tâm Minor. Xin cha yên tâm.
Ông ra về. Sáng hôm sau, sơ Inet xuất hiện nói:
- - Cha Dominici đưa tôi cái này, ngài dặn, ông nên chia đều các thầy cô. Mỗi tháng tôi sẽ lại gặp ông.
Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng vui vì được viện trợ, cầm phong bì đựng tiền mang chia đều các thầy cô, phần tôi, nhường cho người đàn ông ra đi mang theo hai con nhỏ. Ông giúp sinh hoạt, giữ kỷ luật, trật tự, cho các em.
Chúng tôi sống và làm việc trong niềm hạnh phúc của các em. Nhìn những khuôn mặt ngây thơ trong sáng, nụ cười hớn hở, tôi luôn hy vọng, mai sau chúng sẽ nhớ mãi tình người tình dân tộc trong suốt hành trình cuộc đời. Các cơ quan thiện nguyện tiếp tục trợ cấp, dụng cụ học sinh,quần áo,thực phẩm, còn chúng tôi cho chúng tình thương và sự chăm sóc.
Tháng 7 phái đoàn tòa đại sứ Hoa -Kỳ Jakata đến thăm, ghé Uncompanied Minors Center, tôi có dịp tiếp chuyện. Nhìn cảnh đáng thương của chúng, ông bà đại sứ cùng ông trưởng toán phỏng vấn định cư Hoa- Kỳ bàn thảo rất lâu. Sau vài ngày các em được gọi lên phỏng vấn và được nhận gần hết đi định cư.
Chúng tôi sống và làm việc trong niềm hạnh phúc của các em. Nhìn những khuôn mặt ngây thơ trong sáng, nụ cười hớn hở, tôi luôn hy vọng, mai sau chúng sẽ nhớ mãi tình người tình dân tộc trong suốt hành trình cuộc đời. Các cơ quan thiện nguyện tiếp tục trợ cấp, dụng cụ học sinh,quần áo,thực phẩm, còn chúng tôi cho chúng tình thương và sự chăm sóc.
Tháng 7 phái đoàn tòa đại sứ Hoa -Kỳ Jakata đến thăm, ghé Uncompanied Minors Center, tôi có dịp tiếp chuyện. Nhìn cảnh đáng thương của chúng, ông bà đại sứ cùng ông trưởng toán phỏng vấn định cư Hoa- Kỳ bàn thảo rất lâu. Sau vài ngày các em được gọi lên phỏng vấn và được nhận gần hết đi định cư.
Hồi tưởng cảnh vượt biên bi thảm, giây phút lo sợ, lòng tôi nay còn bồi hồi xúc động, đau xót. Nhưng niềm vui sống sót, chia sẻ vui buồn cùng các em mồ côi, không thân nhân, tôi thấy hạnh phúc được sống một quãng đời có ý nghĩa .
Xin cám ơn những người thiện hảo gặp trên đường vượt biển, gần 30 năm qua ước gì tôi được gặp lại.
Quang Nguyễn, Đông 2010
Tác gỉa giữ bản quyền cho Hoi ky se XB trong tuong lai.
Xin cám ơn những người thiện hảo gặp trên đường vượt biển, gần 30 năm qua ước gì tôi được gặp lại.
Quang Nguyễn, Đông 2010
Tác gỉa giữ bản quyền cho Hoi ky se XB trong tuong lai.
==========================================================================
Mời thầy và quý vị xem THUYỀN NHÂN.
THUYỀN NHÂN : Các trại tị nạn cho người vượt biên bằng đường biển sau năm 1975. Tàu Hải Hồng đưa những người "vượt biên có giấy phép" tới Malaysia cuối năm 1978, tới Hong Kong đầu năm 1979. Những người tới Hong Kong bằng tầu Trường Xuân, trong số đó có NS Lam Phương, đi từ Sài Gòn ngày 30/4/75 được đối xử tử tế, được ra ngoài làm việc kiếm tiền. Những người vượt biên sau này khổ cực hơn, nhất là những người tới Hong Kong sau năm 1988.
LP
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét