Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Trích Bản Tin Thân Hữu số 118 - Tháng 12/2018)


Cac ban than,
Than goi cac ban bai trich tu BT Than Huu 118 duoc danh dau.
Cam on: chi Tran thi Trung Thu, em Bui thi Quy, Phung Thi Thanh & Duong Van Anh, Nguyen Dang Cung, Truong Minh Tue (co thay anh chup o nha Do Thi Cai), chau Pham Quoc Kiet, Huynh van Thanh (An),  goi loi tham hoi.  Chi Thu, toi van binh thuong nhung vo giai phau vao cuoi thang 7 vua qua.  Nay tren da binh phuc.
Van su lanh
Than
phamdinhlan (david)
 

From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Thursday, January 3, 2019 10:24 AM
To: David Pham
Subject: nguoi viet song ngoai nuoc viet
 


nguoi viet song ngoai nuoc viet

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
NGƯỜI VIỆT SỐNG NGOÀI NƯỚC VIỆT

            
Người Việt Nam sống bằng nghề nông và chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng Giáo nên thường sống lần quẩn nơi sinh quán để canh tác đất đai và gìn giữ mồ mả ông bà. Đến cuối thế kỷ XVIII một số quân lính của họ Nguyễn phò chúa Nguyễn Ánh lánh nạn sang Xiêm La tức nước Thái Lan bây giờ. Vào thế kỷ XIX việc cấm đạo và giết đạo làm cho một số tín đồ Thiên Chúa Giáo Việt Nam chạy trốn sang Xiêm La.
Xiêm La và miền Nam nước Trung Hoa là nơi tạm trú của những nhà cách mạng Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nhà cách mạng Phan Bội Châu, các đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu và ông Thầu Chín (Hồ Chí Minh) đều có sống và hoạt động một thời gian ở Xiêm La.
Năm 1917 có một số lính Việt Nam được đưa sang Pháp với tư cách lính thợ không chuyên nghiệp (ONS: ouvrier non spécialisé). Khi đệ nhất thế chiến chấm dứt một ít người trong số này ở lại Pháp. Trong hai cuộc chiến tranh Việt Nam có một số sinh viên du học ở Pháp không về nước mà ở lại làm việc và nhập Pháp tịch.
Sau năm 1954 có một số người Việt có Pháp tịch hồi hương về Pháp. Căn cứ vào lịch sử ông Đỗ Hữu Phương, thân sinh của ông Đỗ Hữu Vị, là người Việt Nam đầu tiên có Pháp tịch từ năm 1879.
Vào cuối thế kỷ XIX Pháp mộ phu trên châu thổ sông Hồng đưa sang New Calédonia gần Úc Đại Lợi để làm thợ khai mỏ nickel. Một số con cháu các vị này về Việt Nam trong thời kỳ đất nước qua phân. Một số sang Pháp sống. Một số sống ở Úc hay Tân Tây Lan. Hiện nay ở New Calédonia chỉ còn lối 4,000 người Việt Nam. Tất cả đều nói tiếng Pháp rất thông và có cuộc sống ổn định.
Vào đầu thế kỷ XX nhà cách mạng Phan Bội Châu hoạt động ở Trung Hoa sau khi Phong Trào Đông Du thất bại. Ông lập Việt Nam Quang Phục Hội trên lãnh thổ Trung Hoa. Nhiều thanh niên hưởng ứng hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu sang Hoa nam. Sau này có người theo Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam, do Lý Thụy tức Hồ Chí Minh sau này thành lập cùng với Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lâm Đức Thụ (Nguyễn Công Viễn) v.v. Một số theo Kuomintang (Quốc Dân Đảng). Các ông Nguyễn Hải Thần, Hồ Tùng Mậu, Trương Bối Công, Vũ Hồng Khanh (VNQDD)… là những sĩ quan cao cấp trong quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng dưới sự thống lãnh của thống chế Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch). Nguyễn Sơn là sĩ quan cao cấp của Hồng quân Trung Quốc. Một số thanh niên cách mạng sống ở Hoa nam vào đầu thế kỷ XX có vợ người Hoa và sống ở quê vợ như người địa phương.
Cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất chấm dứt. Đất nước bị qua phân. Gần một triệu người trên châu thổ sông Hồng di cư vào Nam. Họ rời nơi sinh quán nhưng vẫn còn sống trên đất Việt, nói tiếng Việt và sống chung với người đồng chủng, đồng văn hóa và đồng ngôn ngữ.
Cuộc chiến tranh Việt Nam lần thứ hai chấm dứt bằng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà. Một làn sóng vượt biên bằng đường thủy và đường bộ kéo dài 20 năm (1975- 1995) như là một thông điệp của những người mất tự do và lẽ sống gởi cho chánh quyền Cộng Sản Việt Nam và cộng đồng thế giới. Đó là những thương nhân khá giả người Việt gốc Hoa, những người liên hệ đến chế độ cũ bị ngược đãi dưới chế độ Cộng Sản, những ngư dân sống dọc theo duyên hải Thái Bình Dương và Vịnh Thái Lan. Họ bị tước đoạt quyền sống và các quyền tự do căn bản của con người. Con cái không được quyền học cao dù có khả năng và không được học hành theo ước muốn. Tính đến thập niên đầu thế kỷ XXI có lối 4 triệu người Việt Nam sống trên 80 quốc gia trên thế giới.
Về phương diện chánh trị và địa lý những người Việt sống ở nước ngoài gồm có hai nhóm:
NHÓM I: là những người sống ở phía nam vĩ tuyến 17 tức Việt Nam Cộng Hoà. Nhóm này gồm những người rời VNCH trước ngày 30-04-1975, những người vượt biên, những người Việt gốc Hoa đăng ký ra đi bán chánh thức bằng cách nộp mỗi đầu người từ 5 đến 10 lượng vàng, những người Mỹ lai Việt (Amerasians), những người đến Mỹ theo diện bảo lãnh theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (ODP: Orderly Departure Program), các quân nhân, công chức VNCH học tập từ 03 năm trở lên ra đi theo diện HO (Humanitarian Operation). Nhóm I (gồm cả một số người ở miền Bắc vượt biên sang Hồng Kông trong thời kỳ bang giao giữa Trung Quốc và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam căng thẳng và một số cán bộ Cộng Sản miền Bắc lẫn MTGP vượt biên) đa số được định cư ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc Đại Lợi, Tây Đức v.v.
NHÓM II: là những người đăng ký lao động ở các quốc gia Cộng Sản như Liên Sô, Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Romania, Bulgaria. Trước năm 1975 những người lao động này đều sống ở phía bắc vĩ tuyến 17. Sau năm 1975 có một số người ở phía nam vĩ tuyến 17 được danh dự sang các nước Cộng Sản Đông Âu lao động. Sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu (1989) và Liên Sô (1991) họ tìm cách ở lại Âu Châu chớ không về nước. Nhóm II trở nên hùng hậu và giàu có hơn với các du sinh Việt Nam học ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức… từ thập niên 1990 về sau. Không nghe nói về số du sinh ưu tú này về nước bao nhiêu và đã ứng dụng điều đã học để phát triển nước Việt Nam mà chỉ nghe nói họ mua nhà nguy nga tráng lệ, lái xe đắt tiền nhất và cưới vợ, con gái người vượt biên hay con gái gia đình HO, để được ở lại Mỹ và âm thầm nhập tịch Mỹ.

 
Người Việt sống ngoài nước Việt vẫn là người Việt?

Câu hỏi có vẻ lẩm cẩm nếu không nói là ngu ngốc. Người Việt không phải người Việt chớ người gì? Hình hài có gì thay đổi? Vẫn da vàng, mũi tẹt, mắt xếch, lưỡng quyền cao, râu tóc thưa. Rõ ràng là dòng giống Mongoloids không cách gì chối cãi được. Sống trên xứ người vẫn có trường dạy tiếng Việt, chùa chiền, nhà thờ Thiên Chúa, nhà thờ Tin Lành với các sư tăng, linh mục, mục sư người Việt nói tiếng Việt lưu loát. Có chợ búa bán thức ăn Việt Nam và đủ các loại trái cây ngon miền nhiệt đới. Có báo chí, truyền hình Việt Nam với đầy đủ phim Tàu các loại. Có dân biểu Liên Bang và nghị sĩ tiểu bang. Có tướng lãnh và sĩ quan trong quân đội Mỹ. Có các nhà kinh tế, khoa học gia và nhà giáo dục gốc Việt khắp nơi trên nước Mỹ và thế giới v.v.

Các bậc thức giả nhìn xa thấy rộng, muốn duy trì tiếng nói và văn hóa Việt Nam cho con cháu Việt Nam lớn lên ở Mỹ hay sinh và trưởng thành ở Mỹ. Đó là một cố gắng lớn lao đáng đề cao còn kết quả ra sao thời gian sẽ trả lời.

Hình hài cố định nhưng tư tưởng di động để thích ứng với hoàn cảnh và môi trường sống. Nước Mỹ là một Liên Bang hợp chủng. Tất cả các sắc dân và văn hóa của loài người đều hiện diện ở Mỹ. Người Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc v.v. há không muốn bảo tồn văn hóa của họ ở Mỹ sao? - Có, nhưng tất cả đều bị nung chảy để có một nền văn hóa mới: văn hóa Hoa Kỳ!
Ngày xưa người Mỹ muốn nhập tịch Anh rất khó khăn. Bây giờ người Anh lại muốn nhập tịch Mỹ.

Người Pháp ở Mỹ là những người Pháp từ Canada đến (Cajuns âm trại từ Canadians). Một số khác từ Pháp đến sau cuộc cách mạng 1789 và sự sụp đổ đế triều của Napoleon I năm 1815. Người Pháp ở Mỹ tập trung đông đảo ở Louisiana. Hiện nay không còn mấy người Mỹ gốc Pháp ở miền nam nước Mỹ nói được tiếng Pháp. Những người Mỹ gốc Hòa Lan, Ý, Đức, Nga, Na Uy, Thụy Điển, Ái Nhĩ Lan… cũng không cưỡng lại nổi làn sóng hội nhập và đồng hoá của Mỹ.

Tiếng Anh đơn giản hơn tiếng Pháp và các tiếng nói Âu Châu khác vì không dấu, không giống đực, giống cái, không chia động từ với quá nhiều thì. Tiếng Anh của người Mỹ càng đơn giản và tự nhiên trong cách diễn đạt ý tưởng. Sức mạnh và sự lôi cuốn của tiếng Anh xuất phát từ sức mạnh kinh tế, quân sự của Anh và Mỹ. Ngôn ngữ của người Tây Phương có khả năng chinh phục cao vì sức mạnh kinh tế và quân sự của các nước ấy. Người bình dân Việt Nam không biết chữ nhưng nói phú lít (police) hay mã tà (matas- tiếng Mã Lai) thì biết mà nói cảnh sát thì không biết! Nói nhà băng (banque) thì hiểu mà nói ngân hàng thì không hiểu v.v. Người cao niên ở Mỹ cũng vậy. Nói ‘welfare’, ‘food stamp’ thì hiểu ngay mà nói 'phúc lợi xã hội' hay ‘tem phiếu lương thực' thì có vẻ xa lạ lắm!

Trẻ em ở Mỹ nói tiếng Anh dễ dàng hơn nói tiếng Việt. Cha mẹ, ông bà là người Việt, nói tiếng Việt trong nhà. Trẻ em vẫn nói tiếng Việt không dấu như người Mỹ. Cách diễn đạt tiếng Việt của các cháu cũng theo lối Mỹ như ông nội nhàcon gà nó hát chẳng hạn. Cha mẹ, ông bà và con cháu ít nói chuyện nhau. Con cháu không biết nhiều từ ngữ Việt. Ông bà, cha mẹ không nói tiếng Anh thông suốt nên các cháu đành im lặng vì không có đối thủ để đối thoại. Nhưng khi gặp trẻ em khác thì các cháu nói chuyện ồn ào như cảnh chợ nhóm.

Tôi có nghe câu chuyện một nữ trí thức Hoa Lục lúc bà còn ở Hoa Kỳ. Bà dành một số thì giờ trong tuần để dạy Quan thoại cho trẻ em người Hoa ở Mỹ để chúng biết văn hóa Trung Hoa và nhớ nguồn gốc Trung Hoa. Lạ thay! Chính con trai bà nhất định không học. Thì ra cậu bé ấy đã chịu ảnh hưởng của nền giáo dục thực tiễn của Mỹ. Tôi xin đưa ra một thí dụ điển hình về vấn đề này qua một câu hỏi và hai cách trả lời khác nhau để thấy óc thực tiễn của người Mỹ.

Một bà lớn Việt Nam hỏi một học sinh Việt Nam: "Cháu học để làm gì?” 
Cậu học sinh Việt Nam trả lời: ” Cháu học để làm người.” 
Cũng câu hỏi ấy học sinh Mỹ sẽ trả lời: "Cháu học để kiếm việc làm.”
Câu trả lời thứ nhất của cậu học sinh Việt Nam làm cho chúng ta giựt mình và hỏi lại: 
"Vậy trước khi đi học cậu ấy không làm người thì làm cái gì?” 
"Những người không đi học không làm người sao?”

Câu trả lời thứ hai phản ánh mục đích trung thực của việc học: có việc làm, ổn định và cải thiện cuộc sống. Và chính vì cái thực tiễn đó mà cậu bé người Hoa sinh và lớn lên ở Mỹ không chịu học tiếng Quan thoại do mẹ cậu dạy. Cậu bé không sinh, không sống ở Trung Hoa. Cậu được nuôi bằng sữa, bánh mì, thịt, cá của Mỹ, được học ở trường Mỹ. Sức khỏe của cậu được bảo vệ bởi thuốc men và thầy thuốc Mỹ. Cậu được luật pháp Mỹ bảo vệ. Mỗi ngày cậu phải mất 07 tiếng đồng hồ ở trường. Khi đi học phải mang trên lưng từ 05 đến 15 pounds sách. Về nhà phải làm túi bụi các bài làm ở nhà, đọc sách, xem truyền hình, tập thể dục. Thật khó đối với cậu khi phải thương, nhớ và ra công gìn giữ một cái gì tưởng như gần và quen thuộc, thực tế rất xa lạ, trừu tượng và mơ hồ.

Các em bé Việt Nam sinh và lớn lên ở Mỹ có khác với em bé gốc Hoa kia không? Hình như câu trả lời đã có trong hiện tại và sẽ rõ nét trong tương lai.

Thời Pháp thuộc ở Việt Nam người ta tranh nhau học tiếng Pháp để có công việc tốt ở các nhà buôn, ngân hàng, nhà máy sản xuất bia, nước ngọt hay trong các đồn điền do người Pháp làm chủ đúng như câu trả lời của cậu học trò Mỹ: Học để kiếm việc làm.

Trong chiến tranh Việt Nam lần thứ hai người ta đổ xô nhau học tiếng Anh ở Hội Việt- Mỹ hay ở các trường tư thục dạy Anh Văn không ngoài mục đích vừa nói.

Trẻ em Việt Nam sinh ở Việt Nam và lớn lên ở Mỹ và trẻ em sinh và lớn lên ở Mỹ mang hình hài Việt Nam 100% nhưng các cháu hoà nhập văn hóa và đời sống Mỹ 100%. Các cháu nói tiếng Anh như người Mỹ, thích ăn thức ăn Mỹ hơn là thức ăn mà cha mẹ các cháu ưa thích. Chắc chắn cha mẹ các cháu không có cách gì ngăn cản sự tự do yêu đương của các cháu sau này. Sự thuần chủng dòng giống Rồng Tiên là giấc mơ quá khứ của người già.

Đó là trường hợp trẻ em Việt Nam sống ngoài nước Việt Nam.

Còn người lớn thì sao?

Bốn triệu người Việt Nam sống rải rác trên 80 quốc gia trên thế giới. Họ có 80 quốc tịch khác nhau và nói đủ các thứ tiếng của quốc gia nơi họ định cư, sinh sống và nhập tịch. Hình hài còn đó nhưng họ là con người khác. Họ có quyền lợi và nghĩa vụ đối với quốc gia ban quốc tịch cho họ. Họ phải theo đường lối chánh trị và tuân hành luật pháp của quốc gia mà họ mang quốc tịch. Bốn triệu người Việt Nam sống ngoài nước Việt Nam có 80 khuynh hướng chánh trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Người Việt Nam mang quốc tịch của nước A được quyền ứng cử và bầu với tư cách công dân nước A theo luật định. Nhưng đừng quên rằng người ấy là công dân nước A chớ không phải là người Việt Nam. Anh ấy ra tranh cử để phục vụ cho quyền lợi nước A và dân chúng nước A trong đó có người Việt Nam nhập tịch công dân A chớ không ích kỷ phục vụ cộng đồng Việt Nam và nước Việt Nam được. Bỏ phiếu lựa chọn người lãnh đạo đất nước là hướng về tương lai chớ không phải ngó ngoái về quá khứ. Nên những lập luận đảng Cộng Hoà chống Cộng, đảng Dân Chủ lật đổ Ngô tổng thống, Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hoà, Việt Nam Cộng Hòa mất vì Do Thái, vì ông Kissinger v.v. trong các kỳ bầu tổng thống Hoa Kỳ đều có vẻ lạc lõng.

Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới tội phản quốc là tội nặng nhất. Thống chế Pétain (1856- 1951) của Pháp, người anh hùng Verdun năm 1916 trong đệ nhất thế chiến, bị xử tử hình vì hợp tác với Đức trong đệ nhị thế chiến (chánh phủ Vichy). Bản án tử hình được đổi thành bản án chung thân vì người Pháp vẫn còn nghĩ đến công lao của ông trong đệ nhất thế chiến. Ông chết trong ngục từ năm 1951.

Nhìn chung người Việt sống ngoài nước Việt thay đổi hình hài từ 25% đến 30% (mập mạp, hồng hào, phong thái, ngôn từ và cách ăn mặc có vẻ trí thức và Tây Phương hơn v.v). Nhưng tinh thần, quyền lợi và nghĩa vụ chánh trị, kinh tế, xã hội của họ thay đổi hoàn toàn để sống hài hòa với cư dân trên tân thổ. Cây cao su Dầu Tiếng, Hớn Quản, Xuân Lộc, Bà Rá, Mã Lai, Indonesia… rời nguồn gốc Brazil để thích ứng với đất, nước và khí hậu nhiệt đới Á Châu.


PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
( Trích Bản Tin Thân Hữu số 118 - Tháng 12/2018)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét