Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Pham Dinh Lan - lac da tam su


Pham Dinh Lan - lac da tam su

Hộp thư đến
x

david pham davidlanpham@hotmail.com

09:54, Th 3, 11 thg 12, 2018
tới AnAnAnAnhBatBuuCanhCheChiChienChieuCuaCungDanDanDanielDaoDianaDiemDungDuocDuongDzungGaHiepHoaHoaHoanHungHungKennyKhanhKhoakhuongKhuyenKietKimdungLamLichLinhLocLocLocLoiLuMaiMaiMaiMonMuotngaNghiNgọcngocNgocNhanPetertôiPhongphuocphuocPhuongPhuongPhuongQuanQuangQuangQuocQuyRuoiSaSangsangSongTaiTaoThanhThanhThanhThanhThapTheThiThiThoThoathuTienTrienTrietTrinhTroiTrongTuanTueTuyetUcVanViethieuVinhVinhVPHoangVy
Cac ban than,
Than goi cac ban bai viet ve lac da co nhieu lien he den van hoa sa mac va Hoi Giao. (bam phan chu tim de co hinh ro hon)
Van su lanh.
GIANG SINH VUI VE
TAN NIEN VAN PHUC
Than
pham dinhlan (david)
TB: 
Anh LPTrien:  co nhan email cua anh.  Cam on. Anh chup ma anh thay la Vo Kim Lan cho khong phai toi!  Toi khong map nhu vay.  Chi hon luc con o que nha loi 15 ki.  Co ve Ben Tre cho toi goi loi tham anh Tran Kim Ton.
Anh Nguyen Huu Cua:  Bai ve ong Thi Truong Canada rat co khi the giong nhu lap luan cua thu tuong Uc truoc kia.  Vao nha nguoi ta ma muon nguoi ta phai lam theo y minh, tap tuc minh.  Vay thi chiem nha cho roi!
Cam on:  Nguyen Thi Thap (Chan Phuoc Liem), Nguyen Manh Hung, Le Thi Nga (Ly Thuong Kiet) co loi tham hoi nhan Giang Sinh va Tan Nien 2019.


From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Monday, December 10, 2018 9:31 PM
To: David Pham
Subject: Pham Dinh Lan - lac da tam su
 

Pham Dinh Lan - lac da tam su

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
LẠC ĐÀ TÂM SỰ

            Ban nhạc Le Chameau trình diễn bản nhạc dựa theo câu châm ngôn của Pháp Les Chiens Aboient, La Caravane Passe. Hội trường được trang trí bằng hình ảnh của những đoàn lạc đà di chuyển trên những biển cát trắng mênh mông không có một bóng cây ở Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi. Tất cả các đại biểu động vật hoàn vũ đều khen ngợi sự trình diễn của ban nhạc Le Chameau và bản nhạc Les Chiens Aboient, La Caravane Passe từ lời cho đến âm điệu. Hội Nghị Quốc Tế Động Vật tổ chức tại Phi Châu, địa bàn sống của Lạc Đà nên phái đoàn Lạc Đà được ưu ái đặc biệt. Đại diện cho Lạc Đà hoàn vũ là một lão Lạc Đã một bướu gốc Saudi Arabia. Lão ăn mặc sang trọng và có vẻ kiêu căng và quyền uy lắm. Đó là cái kiêu căng của kẻ có quyền thế và lắm tiền bạc. Ai cũng khen ban nhạc Le Chameau và bản Les Chiens Aboient, La Caravane Passe. Chỉ có lão không khen, không vỗ tay mà còn ra mặt khó chịu. Lão cho người gọi trưởng ban nhạc Le Chameau đến. Trưởng ban nhạc Le Chameau là nhạc sĩ Lạc Đà nghèo gốc Algeria. Trông ông ta lấm lét trước mặt trưởng lão Lạc Đà Saudi Arabia.
"Thưa trưởng lão có điều chi dạy bảo?” Trưởng ban nhạc Le Chameau chào hỏi.
“Ta có điều muốn nói với ngươi. Tại sao đặt tên cho ban nhạc Lạc Đà là Le Chameau tức bằng tiếng Pháp mà không đặt tên là ban nhạc Jamal?” Trưởng lão Lạc Đà Saudi Arabia hỏi.
"Cháu không rành, thưa trưởng lão. Cháu không phải là người đặt tên ban nhạc.” Nhạc trưởng ban nhạc Le Chameau nói.
"Ngươi có biết ‘le chameau’ là tiếng lóng có nghĩa rất xấu không?(1)” Trưởng lão Lạc Đà hỏi.
"Dạ, cháu không biết.” Trưởng ban nhạc Le Chameau đáp.
"Thôi, ngươi về lo công việc của ngươi đi. Nên bàn lại với các nhạc sĩ đổi tên Chameau thành Jamal. Hiểu chưa?”
"Dạ, cháu hiểu.” Trưởng ban nhạc Le Chameau đáp.
Trở về với ban nhạc, viên nhạc trưởng điều khiển ban nhạc trình tấu bài Bình Minh Trên Sa Mạc Gobi. Bản nhạc vừa dứt, ban tổ chức mời trưởng lão Lạc Đà Saudi Arabia lên đọc tham luận.
Đại diện tộc Lạc Đà Hoàn Vũ là một lão Lạc Đà Saudi Arabia. Trông lão kiêu căng lắm. Vẻ mặt lúc nào cũng hầm hầm. Có lẽ lão tự hào về sự giàu có của mình. Nhìn cách ăn mặc diêm dúa của lão đủ biết lão là một đại gia miền sa mạc. 

(1) Chameau: tiếng lóng chỉ người đàn bà dâm đảng; đàn ông xấu xa đê tiện.

 
****
            Địa bàn sinh sống của Lạc Đà chúng tôi là các vùng sa mạc nóng bức và khô hạn ở Trung Á kể cả Mông Cổ, bắc Ấn Độ, tây bắc Trung Hoa, Trung Đông và Bắc Phi. Cuộc sống của chúng tôi gắn liền với văn minh Hồi Giáo trên thế giới.

Lạc Đà chúng tôi là động vật to lớn như Trâu, Bò. Chúng tôi là động vật ăn cỏ, chân móng guốc, có xương sống, có vú, có máu đỏ và sinh con. Lạc Đà chúng tôi cũng là động vật ăn cỏ nhai lại nhưng không được liệt vào động vật nhai lại như mấy anh chị Trâu và Bò vì không có bao tử 04 ngăn như Ngưu tộc.

Có hai chi tộc Lạc Đà quan trọng trên thế giới:

Lạc Đà Á Rập hay Lạc Đà Một Bướu
Tên khoa học: Camelus dromedarius, gia đình: Camelidae.

Tên gọi thông thường:
Quốc GiaTên Gọi
AnhArabian camel; dromedary
PhápDromadaire
Trung HoaDan feng tuo
Tây Ban NhaDromedario

2. Lạc Đà Bactria hay Lạc Đã Hai Bướu
Tên khoa học: Camelus bactrianus hay Camelus ferus (Lạc Đà hai bướu hoang), gia đình: Camelidae.

Tên gọi thông thường:
Quốc GiaTên Gọi
AnhBactrian camel
PhápChameau de Bactriane
Trung HoaShuang feng tuo
Tây Ban NhaCamello bactriano

Bactria là một vùng của Trung Á bao gồm một phần của Afghanistan, Uzbekistan và Tajikistan bây giờ.

Trời sinh chúng tôi không được đẹp đẽ như Mã tộc, Ngưu tộc. Hình thù của Lạc Đà chúng tôi không cân đối chút nào cả: mặt nhỏ, cổ dài, bụng to, lưng có bướu, mắt có nhiều lông nheo để ngăn ngừa cát vào mắt khi có bão cát trong sa mạc, mũi có hai lỗ tự động mở hay khép kín để tránh cát vào mũi và chân đi xiêu vẹo. Hai chân đi một bên. Hai chân khác đi theo chiều khác khiến thân hình bềnh bồng như chiếc tàu di chuyển trên sa mạc. Hèn gì loài người ví những đoàn Lạc Đà như những chiếc tàu sa mạc. Quần áo của chúng tôi màu vàng hay trắng không sáng chói. Có người nói mặt chúng tôi giống Dê. Có người nói giống Chồn. Thật là một sự sỉ nhục đáng kể nếu so sánh Lạc Đà chúng tôi với bọn Dê hay Chồn Cáo.

Tên gọi Lạc Đà của chúng tôi cũng không có gì đẹp lắm nếu không nói là quá xấu. LẠC là động vật giống Chồn (Hồ tộc). ĐÀ là vật trên lưng tức cái bướu. Định mệnh an bài lưng Lạc Đà lúc nào cũng có vật nặng trên đó. Không phải là cái bướu hay các kiện hàng thì cũng có một anh Ấn Độ hay Ả Rập gì đó ngồi trên lưng.

Trung bình một anh Lac Đà trưởng thành cao 1.85 m tính từ chân lên đến vai hay 2.15 m tính từ chân lên đến đỉnh của cái bướu trên lưng. Nam Lạc Đà cao lớn và nặng cân hơn các nữ Lạc Đà. Lạc Đà Bactria (hai bướu) cân nặng từ 300- 1,000 ki-lô. Lạc Đà Ả Rập một bướu cân nặng trung bình từ 300- 600 ki-lô.

Cái bướu trên lưng Lạc Đà chúng tôi là một đề tài bàn cãi của loài người. Có phải đại văn hào Victor Hugo gắn cái bướu ấy trên lưng Quasimodo trong Notre Dame de Paris của ông để tạo một nhân vật xấu xí và quái dị? Có người nói cái bướu trên lưng chúng tôi là kho lương thực tự nhiên. Đó là khối mỡ nằm trên lưng thay vì ở dưới bụng như thường thấy ở loài người hay các động vật khác. Nhờ khối mỡ ấy mà chúng tôi có thể sống mặc dù không ăn gì trong một thời gian dài. Bướu trên lưng chúng tôi là kho dự trữ mỡ và chút ít nước

Nếu văn minh loài người sớm nảy nở ở miền đông Địa Trung Hải thì Lạc Đà chúng tôi đã có mặt ở vùng Lưỡng Hà Châu (Mesopotamia) từ năm 3000 trước Tây Lịch. Chúng tôi được loài người thuần hóa ở Trung Á khoảng 2500 trước Tây Lịch. Loài người thuần hóa chúng tôi để lấy thịt, sữa, da, lông. Họ bắt chúng tôi phải chiến đấu như Mã tộc mà họ gọi là Kỵ Binh. Đạo quân Kỵ Binh Lạc Đà chiến đấu trên chiến trường sa mạc đầu tiên trong trận đánh Quarqa vào năm 853 trước Tây Lịch thời vua Shalmaneser của Assyria III. Tướng Napoléon Bonaparte cũng dùng Kỵ Binh Lạc Đà trên chiến trường Ai Cập và Syria cuối thế kỷ XVIII. Cho đến đệ nhất thế chiến đế quốc Ottoman vẫn còn dùng Kỵ Binh Lạc Đà.
 Loài người bắt chúng tôi chuyên chở hàng hoá cho họ đi xuyên qua các sa mạc nóng bức ban ngày và giá buốt ban đêm. Con Đường Tơ Lụa có gì mà ca ngợi. Buồn tênh! Vắng vẻ! Nóng ban ngày; giá lạnh ban đêm. Dọc đường thường xảy ra cướp bóc, bão cát khủng khiếp. Bà con Lạc Đà chúng tôi kiếm một ngọn cỏ tươi đề ăn cũng không có đành phải ăn lá cây khô, xương rồng, nhánh cây keo đầy gai, và ăn luôn cả quần áo cũ, xác thú chết ngoài sa mạc hay giầy cũ của những người lữ hành bỏ xác trong sa mạc khô khăn, nóng bức. Mỗi anh chị Lac Đà cân nặng lối 650 ki-lô phải mang trên lưng một số lượng hàng hoá nặng từ 450 đến 500 ki- lô đi trên sa mạc cát trắng mênh mông và nóng bỏng suốt hàng ngàn cây số! Loài người bắt chúng tôi chở tơ lụa từ Trung Hoa ra bờ biển Địa Trung Hải; chở chà là từ Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á sang các nước lân cận để xuất cảng sang các nước Đông Nam Á. Họ bắt Lạc Đà chúng tôi chở hồi hương, hồ tiêu, bột nghệ, gừng, riềng, đinh hương…từ Ấn Độ ra Địa Trung Hải bán cho thương nhân Ý ở Venice để phân phối khắp các nước Âu Châu. Có khi chúng tôi chở hàng quốc cấm như á phiện từ Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan bán sang Ấn Độ, Trung Hoa và các nước Á Châu khác.

Lạc Đà chúng tôi ít tiểu tiện hơn các động vật khác. Chúng tôi có thể uống nước một lần để không uống nước suốt cả tuần lễ. Loài người chỉ cần không uống nước từ 05- 07 ngày thì có thể chết. Trong sa mạc Sahara bà con chúng tôi không uống nước 06 - 07 tháng liên tiếp vào mùa đông nhưng vẫn sống khỏe mạnh! Sự thoát nước trong cơ thể Lạc Đà rất nhỏ. Chúng tôi giữ nước trong thức ăn thảo mộc và nước tiểu. Lạc Đà ít tiểu tiện. Nước tiểu của chúng tôi rất nồng. Phân khô như phân Dê. Loài người chỉ mất 15% nước trong cơ thể thì có thể chết. Đối với Lạc Đà phải mất đến 40% nước mới chết.

So với Bò, Trâu, Ngựa, Voi, Lạc Đà chúng tôi khổ cực hơn nhiều. Bò, Trâu, Ngựa, Voi ăn cỏ tươi. Chúng tôi ít khi được ăn cỏ tươi mà ăn xương rồng, cành cây gai, xác thú sình thối, quần áo, giày v.v. Chiếc xe ngựa ở Việt Nam chở 06 người đi trên đường tráng dầu lối 10 km. Mỗi người Việt Nam cân nặng trung bình 45 ki-lô. Sáu người cân nặng: 45 x 06= 270 ki-lô. Trong khi đó một anh Lạc Đà chở tối thiểu 450 ki-lô hàng trên lưng đi trong sa mạc nóng bức, không một bóng cây, không một dòng nước. Các anh chị ấy phải đi hàng trăm cây số trên biển cát mênh mông như vậy không ăn cũng không uống. Sức khỏe được bảo tồn nhờ cái bướu mỡ và nước trên lưng! Lâu lâu gặp mấy thằng Đà Điểu và Mèo Rừng khó ưa như chế nhạo sự cực khổ của Lạc Đà. Mấy thằng cha Việt Nam không biết Lạc Đà cũng không biết sự khổ cực tột cùng của tộc chúng tôi khi nói " kiếp Trâu Ngựa", " kiếp Trâu cày Ngựa cỡi" v.v. Bọn Trâu, Ngựa không khổ như Lạc Đà chúng tôi.

Trời ban cho tộc Lạc Đà chúng tôi một số đặc điểm khác thường:
1. Lạc Đà sinh ra đã có tật gù lưng. Cục gù đó lại là kho dự trữ mỡ và chút ít nước để chúng tôi sống thích ứng với đời sống thiếu ăn, thiếu nước ở vùng sa mạc.
2. Sa mạc có nhiều cát. Khi có gió lớn cát bụi bay mịt mù. Lạc Đà đi trong sa mạc nhưng không bị cát vào mắt vì mắt được bảo vệ bởi những lông nheo dài và rậm.
3. Cát cũng không vào mũi Lạc Đà vì hai lỗ mũi của Lạc Đã tự động mở và khép.
4. Loài người quen dùng sữa Bò và sữa Dê. Rất ít dân tộc dùng sữa Lạc Đà. Sữa Lạc Đà bổ hơn sữa Bò gấp ba lần vì có nhiều potassium, chất sắt và sinh tố C hơn sữa Bò. Ở Vienna, Áo Quốc, có một công ty sản xuất kẹo sô-cô-la bằng sữa Lạc Đà.

5. Khi khí trời nóng bức động vật đều đổ mồ hôi. Trường hợp này không đúng đối với tộc Lạc Đà chúng tôi. Khi trời càng nóng bức cơ thể chúng tôi tăng thêm 11 độ chớ không toát mồ hôi như các động vật khác.

6. Giữ nước là đặc điểm của cơ thể Lạc Đà chúng tôi. Giữ nước bằng cách sản xuất nước tiểu và phân khô. Như đã thấy Lạc Đà ít tiểu tiện hơn các động vật khác. Lạc Đà chúng tôi có thể uống 200 lít nước trong vòng 03 phút và có thể không uống nước từ 03 đến 05 ngày liên tiếp. Trong các loài thảo mộc mà chúng tôi ăn cũng có nước.

7. Tướng đi của Lạc Đã rất đặc biệt. Nếu hai chân trước lệch về tay trái thì hai chân sau lệch về phía tay phải. Tướng đi hai hàng này bị các thầy tướng chê dữ lắm. Thế mới biết loài người ác lắm. Ác hơn những kẻ thù của Lạc Đà như Lang Sói, Sư Tử, Cọp Biển Chết Caspian, và bọn Kên Kên rỉa xác chết của các anh chị Lạc Đà bỏ mạng trên sa mạc hoang vắng. Lạc Đà có tướng đi xiêu vẹo nhưng chạy khá nhanh: 45- 60 km/giờ nên vẫn được loài người dùng làm Kỵ Binh Lạc Đà trong các trận mạc ngày xưa. Vậy xấu chỗ nào mà bị chê?

Cuộc đời tình ái của Lạc Đà không sôi động như Mã tộc, Khuyển tộc và Trư tộc. Nữ Lạc Đà động tình khi được 04 hay 05 tuổi. Tuổi trưởng thành và yêu đương của nam Lạc Đà là 06- 07 tuổi. Thuật ái ân của Lạc Đà không giống các động vật có vú và sinh con khác. Sau những cuộc ái ân các chị Lạc Đà mang thai khoảng 390 ngày tức lối 13 tháng thì sinh con. Thông thường Lạc Đà sinh một con. Ít khi sinh hai con. Lạc Đà con mới sinh cân nặng 35- 40 ki- lô. Lạc Đà con là mồi ngon của Chó Sói và Sư Tử. Họ cũng bị gia đình họ Điểu hiếp đáp nữa. Lạc Đà chúng tôi thông cảm câu nói của người Việt Nam: Đa thọ đa nhục. Câu này rất đúng với tộc Lạc Đà của chúng tôi trên hành tinh này.
Tuổi thọ trung bình của chúng tôi xê dịch từ 40 đến 50 tuổi. Đối với Lạc Đà chúng tôi tuổi thọ này quá cao. Sống lâu để chở hàng đi trong sa mạc? để xông pha trận mạc? để chạy đua như đua Ngựa? để tham dự các trò thể thao đó loài người đặt ra? Ngày về già thì bị xẻ thịt, lấy da, lấy lông. Tụi Trâu, Bò, Ngựa, Heo còn có chỗ ngủ sạch sẽ và ấm cúng. Bọn Lạc Đà chúng tôi ngủ ngoài trời, ánh sáng là trăng sao; giường ngủ là cát sa mạc. Thỉnh thoảng nghe những tiếng gầm thét khiếp đảm của bọn Sư Tử hung hãn.

Hiện nay trên thế giới dòng họ Lạc chúng tôi có khoảng 28 triệu đơn vị. Đa số đều tập trung ở các nước Phi Châu, Trung Á và Trung Đông như Somalia, Sudan, Saudi Arabia v.v. Người Anh du nhập Lạc Đà chúng tôi vào Úc Đại Lợi vào thập niên 20 của thế kỷ XIX. Bây giờ trong sa mạc Úc Đại Lợi người ta nói có 600,000 anh chị Lạc Đà. Đó là chưa kể số Lạc Đà thuần hóa thả hoang để trở thành Lạc Đà hoang. Trong số 28 triệu Lạc Đã trên thế giới có 95% là Lạc Đà Ả Rập Camelus dromedarius tức Lạc Đà một bướu và 5% là Lạc Đà Bactria Camelus bactrianus tức Lạc Đà hai bướu.
Úc Đại Lợi cung cấp thịt Lạc Đà cho Âu Châu và Nhật Bản. Điều đặc biệt là thịt Lạc Đà được bán sang Saudi Arabia và được dân ở đây bắt đầu tiêu thụ vào năm 2012!?
Nhân đây tôi xin được nói qua về đám bà con xa của Lạc Đà chúng tôi ở Nam Mỹ. Vì đường sá xa xôi chúng tôi chưa gặp mặt những người bà con xa không có bướu trên lưng nầy lần nào. Đó là các tộc: Guanaco, Vicuna, Llamavà Alpaca. Các tộc nầy thuộc gia đình Camelidae của Lạc Đà nhưng các anh chị nhỏ hơn Lạc Đà. Các anh chị ấy có dáng điệu thanh tú hơn Lạc Đà. Các anh chị ấy có mặt và tai như Thố tộc + cổ dài, bụng to như Lạc Đà + quần áo như Trừu, Dê vùng lạnh + vóc dáng và trọng lượng của Nai hay Dê, Trừu. Quần áo của các anh chị ấy màu hung đỏ và màu trắng. Khác với Lạc Đà, các anh chị ấy không có bướu trên lưng và không sống trong sa mạc mà sống trên núi trên cao độ từ 3,000 đến 4,000 m. Vì vậy các anh chị ấy mặc quần áo dày hơn Lạc Đà chúng tôi để chống lạnh trên cao độ. Người ta còn gọi các anh chị Llama và Alpaca là Lạc Đà Gấm vì những đốm trên quần áo của các anh chị ấy. Nếu Lạc Đà gợi lên văn hóa Hồi Giáo và sa mạc thì các anh chị Llama và Alpaca tiêu biểu cho văn hóa Inca và miền núi Andes hùng vĩ.

Guanaco và Vicuna là bà con ở Nam Mỹ của tộc Lạc Đà sống hoang dại trên núi. Guanaco mang tên khoa họcLama guanicoe là tổ tiên của các anh chị Llama.

Llama là Lạc Đà Nam Mỹ cân nặng từ 130- 150 ki-lô. Thổ dân ở Nam Mỹ thuần hóa Llama để ăn thịt, uống sữa và lấy da và lông như khai thác lông Trừu vậy. Tên khoa học của Llama là Lama glama, gia đình: Camelidae.

Alpaca cũng giống như Llama. Đó là thân thuộc xa của Lạc Đà và là con cháu của Vicuna mang tên khoa họcVicugna vicugna. Tên khoa học của Alpaca là Vicugna pacos. Các anh chị Alpaca có tướng mạo và mặc quần áo có màu giống như các anh chị Llama. Việc lai giống giữa Llama + Alpaca rất dễ dàng.

Dân miền núi ở Nam Mỹ dùng Llama và Alpaca chuyên chở hàng trên miền núi như Lừa vậy. Llama và Alpaca có thể chở trên lưng số lượng hàng hoá bằng 25% hay 30% trọng lượng của họ và di chuyển trên một đoạn đường dài từ 10 đến 15 km. Một anh Llama cân nặng 150 ki-lô. Số hàng tối đa anh chị Llama và Alpaca có thể chở là 150 x 30: 100= 45 ki-lô. Loài người khen các anh chị Llama và Alpaca hiền hòa,' thông minh’ và thân thiện với loại người hơn Lạc Đà. Mặc dù là bà con với Lạc Đà, các anh chị Llama và Alpaca không giữ nước trong cơ thể như Lạc Đà. Vì vậy các anh chị ấy luôn luôn cần uống nước. Cố nhiên sự chịu dựng gian khổ, ít ăn, ít uống, chuyên chở hàng nặng di chuyển trong sa mạc nóng bức không một màu xanh của cây cỏ và không một dòng nước mát của các anh chị Llama và Alpaca hoàn toàn vắng bóng. Lạc Đà chúng tôi thấy được một ốc đảo như tìm lại sự sống.

Ngày nay đám bà con của chúng tôi ở Nam Mỹ còn lối 7 triệu đơn vị. Bắc Mỹ có 158,000 Llama và 100,000 Alpaca.

****

Lạc Đà chúng tôi sống gần gũi với loài người ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á nên ở những nơi này đều có hình ảnh của chúng tôi, hoặc là hình vẽ, hoặc là hình các bình hoa, ghế đá có hình Lạc Đà, hoặc là những hình khác trên vách đá thời cổ sử ở Ai Cập và vùng Lưỡng Hà Châu (Mesopotamia).

Lạc Đà được đề cập nhiều lần trong Thánh Kinh (Genesis 24: 64, 37: 25; Judges 7: 12; Samuel 30:17 v.v.). Tín đồ Do Thái Giáo không ăn thịt Lạc Đà vì không có móng chẻ và không được liệt với động vật nhai lại như Trâu, Bò. Thực tế Lạc Đà chúng tôi là động vật nhai lại. Căn cứ vào Thánh Kinh thì tổ phụ Abraham đã thuần hóa Lạc Đà. Chuyện này trở thành một đề tài bàn cãi khá sôi nổi trong xã hội loài người vào thời đại mới. Gần đây có hai nhà khảo cổ Do Thái ở Đại Học Tel Aviv dùng Carbon 14 (C14) để tính tuổi của hai mảnh xương Lạc Đà, một mảnh tìm thấy ở Do Thái và một mảnh ở Jordan để kết luận rằng loài người ở miền đông Địa Trung Hải thuần hóa Lạc Đà vào thế kỷ X trước Tây Lịch. Vậy Lạc Đà chưa được thuần hóa thời Abraham khoảng thế kỷ XIX trước Tây Lịch.

Có nhiều phản ứng về sự kết luận của hai nhà khảo cổ Do Thái này. Người ta đưa vài thí dụ cụ thể về hình người cỡi Lạc Đà tìm thấy ở Tall Halaf hay Tell Alaf, một phế tích khảo cổ ở đông bắc Syria vào thế kỷ XXIX trước Tây Lịch cũng như những bảng đất sét thời cổ Ai Cập với hình người cỡi Lạc Đà trước thời đại Abraham rất xa. Những chứng tích ấy cho thấy loài người ở Trung Đông và Ai Cập cổ đã thuần hóa Lạc Đà như đã ghi trong sách Genesis phần Cựu Ước Kinh.

Lạc Đà ở Trung Đông là Lạc Đà một bướu. Alexander Đại Đế và đế quốc Ba Tư (Persia- Iran) du nhập Lạc Đà hai bướu vào vùng Lưỡng Hà Châu và Ai Cập.

Lạc Đà có một vị trí quan trọng trong Hồi Giáo. Giáo chủ Muhammad cỡi chị Lạc Đà Al- Qaswa đi từ Mecca đến Medina năm 629 và trong cuộc chinh phục thành Mecca năm 630. Khi Giáo Chủ thăng thiên chị Al- Qaswa nhịn đói cho đến chết.

Tín đồ Do Thái Giáo và Hồi Giáo không ăn thịt Heo. Tín đồ Do Thái Giáo không ăn thịt Lạc Đà nhưng tín đồ Hồi Giáo được phép ăn.

Trong tinh tú học có chòm sao Camelopardalis do nhà tinh tú học Hòa Lan Petrus Plancius khám phá năm 1624. Thực sự sao Camelopardalis không phải là sao Lạc Đà.
Chữ Camelopardalis gồm:
Camelo: Lạc Đà (Kamelos- Hy Lạp ngữ)
Pardalis: Beo (Báo) (Hy Lạp Ngữ)

Camelopardalis chỉ các anh chị Hươu Cao Cổ vì Hươu Cao Cổ có cổ dài như cổ Lạc Đà; mình có bông tựa như quần áo có đốm của Báo tộc. Chòm sao Camelopardalis nằm ở Bắc Bán Cầu gồm có ba ngôi sao gần sao Bắc Đẩu. Ngôi sao sáng nhất là sao Beta Camelopardalis.

Quí vị thấy không, Lạc Đà chuyên chở gánh nặng cho loài người vậy mà họ đặt tên chòm sao thoạt mới nhìn tưởng họ nhớ đến Lạc Đà. Có ngờ đâu họ gắn danh dự ấy cho anh chị Hươu Cao Cổ miền thảo dã Phi Châu. Loài người là như thế đó. Họ quí hột kim cương hơn hột gạo mặc dù gạo nuôi họ chớ không phải kim cương! Mấy thằng Hươu Cao Cổ làm gì trong xã hội loài người? Có người trả lời khôi hài rằng: " Chở mấy anh thợ điện thay bóng đèn đường.”

Loài người xem chúng tôi là biểu tượng của sự kiên nhẫn, gian khổ và phục tùng. Ấn tín mà Thanh triều ban cho nhà Nguyễn để công nhận sự phục tùng của nhà Nguyễn đối với Bắc Quốc có hình Lạc Đà phủ phục. Ấn tín này bị nung chảy khi hòa ước Patenotre được ký kết năm 1884.

Ngôn ngữ của loài người nói về chúng tôi rất ít và gần như không có lời nào ngợi khen Lạc Đà chúng tôi cả. Mấy thằng cha Việt Nam đâu biết gì về chúng tôi. Họ không biết chúng tôi chở chà là đựng trong bao bố bán cho họ ăn Tết. Họ chỉ biết chúng tôi thoáng qua sau khi nghe mấy thằng cha Tây nói: Les chiens aboient, la caravane passe(Chó sủa mặc Chó, đoàn Lạc Đà cứ đi). Tiếng lóng chameau của Pháp làm cho tộc Lạc Đà buồn tủi không nguôi. Nói tới đây tôi tức giận mấy thằng Khuyển hung hăng gây sự. Lạc Đà chúng tôi có chọc ghẹo gì Khuyển tộc đâu mà chúng gặp chúng tôi ở bất cứ nơi đâu thì chúng sủa vang lên. Bây giờ tôi mới hiểu hai chữ " chó hùa" của người Việt Nam.

Loài người thêu dệt chuyện Mã tộc sợ uy Lạc Đà. Khi Alexander Đại Đế đem quân đánh đế quốc Ba Tư, nước này dùng Lạc Đà hai bướu ra rượt Ngựa của đoàn quân xâm lăng xuất phát từ bán đảo Balkans. Thế mới biết từ xưa loài người đã nghiên cứu tâm lý động vật chúng ta để đem ra áp dụng trên chiến trường như chuyện quân sĩ của hoàng đế Cambyse II của đế quốc Ba Tư (Iran bây giờ) ôm Mèo trước ngực khi đánh nhau với quân Ai Cập. Ai Cập đại bại trong trận Pelusium (cách Port Said 30 km về phía đông nam) năm 525 trước Tây Lịch vì không dám đụng đến tính mạng của Mèo!

Người Anh gọi Lạc Đà chúng tôi là Camel. Camel cũng chỉ màu vàng nhạt hung đỏ.

Camel grass (Cỏ Lạc Đà) là sã mang tên khoa học Cymbopogon schoenanthus, gia đình: Poaceae. Loại sã này được tìm thấy nhiều ở Đông Nam Á và Bắc Phi. Công dụng cũng giống như sã mà chúng ta thường thấy.

Camel’s foot (Chân Lạc Đà) là tên gọi của một loại phong lan được chúng tôi gọi là Phong Lan Hài Thiếu Phụ dịch từ lady’ slipper orchid. Người Trung Hoa gọi là Xizang shao lan (Tây Tạng Thiếu Lan).

Camel cricket là loại Dế không cánh, lưng gù như lưng Lạc Đà.

Ở Hoa Kỳ có hiệu thuốc lá Camel có hình Lạc Đà một bướu màu vàng sẫm.

****
 
Kỹ nghệ hóa dẫn đến đô thị hóa. Đô thị hóa dẫn đến việc phá rừng lấy gỗ xây dựng nhà cửa, củi đốt và lấy đất xây nhà cửa, đường sá, giáo đường, trung học, bịnh viện v.v. Diện tích rừng càng ngày càng thu hẹp do áp lực nhân mãn và sự phát triển kỹ nghệ trên hoàn cầu. Sự phát triển cơ giới làm suy giảm vai trò chuyên chở của Ngựa, Lừa, Trâu, Bò, Voi. Máy móc thay thế Trâu, Bò trong việc cày bừa. Nhưng các anh chị Ngựa, Trâu Bò, Heo đã được thuần hóa và có chuồng trại tránh nắng mưa và được ăn uống và chăm sóc sức khoẻ đầy đủ trước khi bị loại người hành quyết. Rừng bị phá. Đồng cỏ giảm diện tích. Mấy anh chị Cọp, Sư Tử, Chó Sói, Beo, Gấu mất đất sống. Các anh chị Voi thiếu cỏ ăn. Nhiều động vật làm đơn xin vào ngồi tù trong các sở thú nhưng đa số bị khước từ vì quốc gia thiếu ngân quĩ. Đã đến lúc động vật tự nguyện xin ngồi tù sở thú mà không được. Được, mất gì khi bị giam hãm trong đó?
- Được: được ăn uống và có thuốc men đầy đủ. An ninh được bảo đảm không bị bọn Cọp, Beo, Gấu, Sư Tử, Chó Sói đe dọa. Không bị hành quyết để lấy thịt.
- Mất: mất tự do vì chỉ đi lại trên một diện tích không quá 100 m2. Mất liên lạc với dòng họ.

Lạc Đà chúng tôi không bị ảnh hưởng về việc phá rừng. Kiếp Lạc Đà vẫn còn nhiều trọng nghiệp. Lạc Đà vận chuyển chở hàng trên sa mạc, đầu đội nắng, chân đạp cát nóng bỏng. Dưới cát có dầu hỏa. Trên đầu mặt trời nóng như thiêu đốt. Lửa cháy không ngừng ở các nhà máy lọc dầu. Mùi dầu khét lẹt gây khó thở. Lạc Đà chúng tôi gánh chịu tất cả mọi sự đổi thay trong vùng sa mạc.
Xe vận tải nặng chạy trong sa mạc không dễ dàng. Cát sa mạc dễ làm cho máy xe hỏng. Trong sa mạc không có trạm xăng. Đó là lý do tại sao Lạc Đà chúng tôi vẫn còn quan trọng trong việc chuyên chở hàng xuyên sa mạc.
Gần đây loài người gán cho chúng tôi bịnh Cảm Cúm Lạc Đà (Camel’s Flu) dưới tên dài dòng Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS: Middle East Respiratory Syndrome) do vi khuẩn MERS- coronavirus gây ra. Lạ thay! vi khuẩn nầy tìm thấy ở anh chị Dơi sao lại qua Lạc Đà Trung Đông để lây qua loài người!! Khó hiểu quá! Có phải Lạc Đà sinh ra để gánh vác mọi gánh nặng của thế gian? Gánh nặng đó Lạc Đà phụ trách. Chuyện xấu gán cho Lạc Đà. Thôi đành một kiếp động vật vậy.

Trân trọng kính chào toàn thể quí vị và kính chúc quí vị một ngày vui, lành mạnh không bị Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông quấy nhiễu.


Trưởng Lão Lạc Đà Saudi Arabia Jamal Camelus dromedarius. 

 

david pham davidlanpham@hotmail.com

05:20, Th 6, 14 thg 12, 2018
tới LinhLocLocLocLoiLuMaiMaiMaiMonMuotngaNghiNgọcngocNgocNhanPetertôiPhongphuocphuocPhuongPhuongPhuongQuanQuangQuangQuocQuyRuoiSaSangsangSongTaiTaoThanhThanhThanhThanhThapTheThiThiThoThoathuTienTrienTrietTrinhTroiTrongTuanTueTuyetUcVanViethieuVinhVinhVPHoangVy
VAN SU LANH trong mua Giang Sinh va Tan Nien 2019
phamdinhlan (david)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét