Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

THẢO MỘC TRỊ CỔ TRƯỚNG TRÊN THẾ GIỚI___PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

THẢO MỘC TRỊ CỔ TRƯỚNG TRÊN THẾ GIỚI
Cac em than men,
Men goi cac em bai Thao Moc Tri Co Truong da danh dau.  
Phong, Lao, Co, Lai (doc: LAI+ dau nang.  Lai o day la leprosy.
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)



From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Monday, February 26, 2018 5:09 PM
To: David Pham
Subject: Pham Dinh Lan - thao moc tri co truong tren the gioi
 

Pham Dinh Lan - thao moc tri co truong tren the gioi

THẢO MỘC TRỊ CỔ TRƯỚNG TRÊN THẾ GIỚI
          Cổ trướng là một nan chứng rất khó trị. Đó là một trong tứ chứng nan y trong Đông Y: phong, lao, cổ, lai. Thực tế Tây Y cũng không dám xem thường chứng bịnh này.
Cổ là cái trống. Về hình thức người mang chứng bịnh này có bụng phình to như cái trống. Da và mắt vàng như nghệ. Người Việt Nam còn gọi là chứng xơ gan hay sượng gan Người Anh gọi là Cirrhosis; Pháp: Cirrhose du foie (kirrhos: vàng ).
Bộ phận chính yếu của cổ trướng là gan. Bịnh bắt nguồn từ một trong các nguyên nhân sau đây:
1. uống nhiều rượu
2. gan bị vi trùng sốt rét tấn công
3. viêm gan; bịnh gan và mật.
4. gan có nhiều mỡ (steatohepatitis)
Tỷ lệ tử vong của chứng bịnh này rất cao mặc dù ngày nay y học trị liệu tiến bộ rất nhiều so với những thế kỷ trước. Trong quá khứ nhân loại dùng thảo mộc nào để trị cổ trướng? Dược thảo được dùng có những đặc tính trị liệu như: nhuận tiểu, nhuận trường, tẩy độc trong gan và kháng trùng mạnh.
 
****
LÁ MUỒNG TRÂU
Cassia alata
Cassia herpetica
Gia đình: Fabaceae hay Caesalpiniaceae
          Theo từ nguyên ta có: 1. Cassia: vỏ quế 2. herpetica: nấm, bịnh ngoài da như hắc lào, dời (Zona) . Tên khoa học Cassia herpetica của cây muồng trâu phản ánh tính năng trị liệu hắc lào của loài thảo mộc này.
Cây muồng trâu là một loại thảo mộc vùng khí hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới và khí hậu đại dương gốc ở Trung và Nam Mỹ.
Tên khoa học là Cassia alata, thuộc gia đình Fabaceae. Tên gọi thông thường là:
Quốc Gia
Tên gọi
Việt Nam
Muồng trâu; nam đại hoàng (gọi theo Đông Y)
Anh
Candle bush (căn cứ vào hoa),
ringworm cassia, ringworm senna (căn cứ vào trị liệu hắc lào)
Pháp
Fleur dartre
Mã Lai
Gelenggang
Khmer
Dang het
Lào
Khi let ban
Phi Luật Tân
akapulko
Trung Hoa
Xuan gui pi

Cây muồng trâu cao lối 2, 3 m. Thân cây mềm và giòn. Lá to mọc đối như lá me hay lá mắc cỡ. Cuống lá dài. Ban đêm lá xếp lại như lá mắc cỡ (trinh nữ). Lá màu xanh tươi. Hoa ra thành chùm thẳng đứng lối 50- 60 cm, màu vàng tươi rất đẹp. Trái dài và to.
Lá và nhựa cây muồng trâu được dùng để kháng nấm, trị hắc lào vì có fungicide và chrysophanic acid C15 H10 O4 kháng khuẩn. Người ta dùng lá muồng trâu làm xà bông tắm, xà bông gội đầu, dầu thơm vì nó trị các bịnh về da. Muồng trâu có saponins xua đuổi côn trùng.
Toàn thân cây muồng trâu có chrysophanol. Trái có chrysophanic acid. Hột có chrysophanol. Lá có cassic acid, aloe-emodin enthrone, rhein enthrone, kampferol. Rễ có anthraquinone gây tẩy xổ rất mạnh.
Kinh nghiệm về việc dùng muồng trâu trị bịnh của các dân tộc trên thế giới rất phong phú.
Ở Phi Luật Tân muồng trâu (akapulro) được dùng làm thuốc xổ, trị nấm trên da.
Ở Phi Châu người ta dùng muồng trâu để trị bịnh về da, sốt, đau bụng, suyễn, rắn cắn, dương mai v.v.
Ở Surinam tức Guiana thuộc Hòa Lan trước kia, lá muồng trâu dùng để trị hắc lào; hột để trục lãi; rễ để trị rối loạn tử cung.
Thổ dân sống dọc theo thung lũng sông Amazon dùng hoa muồng trâu sắc nước uống để tẩy xổ.
Ở Peru nước sắc của hoa muồng trâu dùng để trị tiểu đường, đường tiểu nhiễm trùng, nhuận tiểu. Lá giã nát dùng để trị hắc lào, bịnh ngoài da. Rễ, lá và thân cây muồng trâu sắc nước uống để trị viêm gan (hepatitis) và trục lãi.
Ở Việt Nam muồng trâu được dùng để tẩy xổ, trị hắc lào, viêm gan, cổ trướng (cirrhosis).
Muồng trâu tẩy xổ rất mạnh vì vậy cần phải để ý đến liều lượng khi dùng. Vì lẽ ấy người ta chỉ dùng muồng trâu làm thuốc tẩy xổ thú y mà thôi!
Muồng lông Cassia hirsuta hay Senna hirsuta có flavonol glycoside, rutin C27 H30 O16 (hoa). Hột cóbianthraquinone C30 H18 O4, triterpenoid. Hoạt chất lấy từ cây muồng lông có tính bảo vệ gan (thí nghiệm vào chuột).
Muồng trinh nữ, lá kép, hoa dài mang tên khoa học Cassia mimosoides.
Muồng hôi Cassia tora; muồng lùn Cassia pumila; muồng núi hay muồng Xiêm Cassia siamea cũng được tìm thấy ở Việt Nam.
Muồng trâu Cassia alata còn được gọi là nam đại hoàng. Đại hoàng (da huang) mang tên khoa học Rheum officinale, gia đình Polygonaceae.

 
ĐẠI HOÀNG
Rheum officinale
Gia đình: Polygonaceae
          
          Đại hoàng là loại cây cao từ 1- 2 m sống lâu dưới đất và có củ tựa như củ cải. Đó là củ đại hoàng (Rhubarb) dùng để làm thuốc. Đại hoàng gốc ở Trung Hoa, Tây Tạng, Thổ Nhĩ Kỳ. Hoa trổ vào tháng 6, 7. Hoa màu đỏ bầm, hồng- trắng. Lá hình trái tim hay tam giác. Hột già vào tháng 7, 8.
Tên khoa học của đại hoàng là Rheum officinale thuộc gia đình Polygonaceae. Tên gọi thông thường là:
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
Đại hoàng (gọi theo người Trung Hoa)
Trung Hoa
Da huang
Anh
Chinese rhubarb; Turkey rhubarb
Pháp
Rhubarbe chinoise
Nhật
Daio

Từ nhiều thế kỷ trước người Trung Hoa đã biết dùng đại hoàng làm thuốc. Người Âu Châu biết dùng đại hoàng làm thuốc vào thế kỷ XIII. Cho đến thế kỷ XVIII người Anh vẫn còn dùng đại hoàng làm thuốc nhuận trường.
Lá và cọng của cây đại hoàng có độc chất nhưng nếu luộc chín là ăn được và độc chất mất đi. Lá có rutinC27 H30 O16.
Thành phần hóa học của đại hoàng gồm có: chrysophan, phaeoretin, erythrorhein, aporetin, chrysophanic acid C15 H10 O4, rheotannic acid C26 H26 O14, gallic acid C7 H6 O5, emodin C15 H10 O5, rhein C15 H8 O6, calcium oxalate (lá và thân cây- nguy hiểm cho thận), đường, tinh bột và muối.
Củ đại hoàng màu vàng nhạt nhuận tiểu, nhuận trường, dùng để trị thổ tả, tiêu chảy, kiết lỵ, trị viêm gan B, bịnh về bàng quang, trĩ (hemorrhoids), kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai không được dùng.
Đại hoàng kháng trùng, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng ung thư nhờ có aloe-emodin, chrysophanol, emodin, gallic acid, rhein. Các y sĩ Trung Hoa có nhiều kinh nghiệm về việc dùng đại hoàng trong việc chữa trị bịnh.

 
SÀI HỒ
Bupleurum chinense
Bupleurum kaoi
Gia đình: Apiaceae
          Sài hồ có nghĩa rất tầm thường đầy tính kỳ thị dân tộc: củi nhúm lửa của rợ Hồ.
Sài hồ là loại cây có củ mang tên khoa học Bupleurum chinense thuộc gia đình Apiaceae. Người Việt Nam gọi đó là bắc sài hồ (Bei chai hu) để phân biệt với nam sài hồ cúc là cúc Pluchea pieropoda (lá vò nát có mùi long não vì vậy người Anh gọi là camphorweed). Người Trung Hoa gọi nam sài hồ là Kuo bao ju (quốc bảo cúc?) và người Việt Nam gọi là cúc tần.
Tên gọi thông thường của sài hồ là:
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
Sài hồ
Trung Hoa
Chai hu; Bei chai hu (bắc sài hồ)
Anh
Hare’s ear root; thorax root
Nhật
Saiko
Triều Tiên
Siho

Trong dược khoa củ sài hồ được gọi là Radix bupleuri.
Trong Đông Y sài hồ có một vị trí quan trọng đặc biệt. Về thành phần hóa học sài hồ có: fatty acids, oleic acid C18 H24 O2, palmitic acid C16 H32 O2, quercetin C15 H10 O7. Sài hồ có nhiều saikosaponins C42 H68 O13 kháng ung thư. Saikosides sản xuất ra corticosteroids kháng viêm rất mạnh và hữu hiệu.
Sài hồ bảo vệ gan, cường thận, lợi cho dạ dày, lá lách. Nó kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, chủ trị viêm gan và cổ trướng. Kết hợp với vài loài thảo mộc khác sài hồ dùng để chữa nhiều chứng bịnh khác như: suyễn, táo bón, sốt, ớn lạnh, viêm phế quản, ho gà, đau cuống họng, ho lao, phổi có nước, dạ dày bào bọt ợ chua, viêm lá lách, viêm thận, viêm gan, sạn thận, đau tai, kiết ly, cao máu, bất lực sinh lý, mạch máu xơ cứng, tiểu đường, trĩ, béo phì.
Sài hồ Taiwan Bupleurum kaoi cũng gia đình Apiaceae có tác dụng mạnh hơn sài hồ Trung HoaBupleurum chinense. Người Trung Hoa gọi đó là Taiwan Chai Hu. Sài hồ Taiwan (Đài Loan) có tất cả đặc tính và dược tính của sài hồ Trung Hoa nhưng mạnh hơn trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, kháng trùng, hạ sốt, trị viêm gan.
Vi khuẩn Coxsackie loại 1 (CVB1) gây ra nhiều bịnh và gây tử vong cho trẻ nít. Nó gây viêm và thoái hóa mô các sớ thịt (myositis), gây bại liệt, đau nhức các sớ thịt vùng sườn, thực quản (pleurodynia), đau màng óc và dẫn tới tử vong. Cho đến nay chưa có thuốc nào kháng khuẩn Coxsackie loại 1 (CVB1) có kết quả cả. Các nhà nghiên cứu Trung Hoa nghĩ đến sài hồ Taiwan Bupleurum kaoi vì tính kháng khuẩn mạnh của loài dược thảo này.

 
CAM THẢO
Glycyrrhiza glabra
Gia đình: Fabaceae
          Cây cam thảo cao từ 1- 1.50 m. Lá nhỏ, mọc đối nhau trông đẹp mắt. Hoa màu tím- đỏ trổ thành chuỗi. Trái có nhiều hột.
Từ thời cổ sử người Assyrians, Syrians, Ai Cập và Trung Hoa đã biết dùng cam thảo.
Tên khoa học của cam thảo là Glycyrrhiza glabra thuộc gia đình Fabaceae. Theo tiếng Hy Lạp glukurrhizacó nghĩa là cây có rễ ngọt. Tên gọi thông thường:
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
cam thảo
Trung Hoa
Gan cao (cam thảo)
Anh
sweet wood; liquorice (licorice)
Pháp
Licorice, reglisse
Ấn Độ
Mulethi
Sanskrit
Gujarati
Cam thảo được biết ở Đức vào thế kỷ XI. Vua Edward I của Anh đánh thuế cam thảo nhập cảng để lấy tiền sửa cầu London vào năm 1305.
Cây cam thảo thái mỏng dùng để làm thuốc, tạo hương vị ngọt trong bánh, kẹo, thuốc lá, bia, nước ngọt v.v. Ở Việt Nam người Hoa ngâm ổi, trái cốc trong nước cam thảo để có vị ngọt tự nhiên thay cho đường. Cam thảo cũng được dùng như trà uống cho thông cổ. Cam thảo nhuận trường, kháng khuẩn. Nó được dùng để chữa loét miệng, suyễn, tê thấp, thông phế. Cam thảo có Glycyrrhizic acid C42 H62 O16 kháng khuẩn rất mạnh nhưng dùng nhiều có hại cho gan, tim và thận. Cam thảo được dùng để trị viêm gan. Người bịnh thận, phụ nữ mang thai, người bị chứng mất ngủ, cao huyết áp không được dùng cam thảo. Glycyrrhizic acid làm gia tăng áp huyết.
Cam thảo có glycyrrhizin C42 H62 O16 ngọt hơn đường gấp 50 lần, liquiritoside, isoliquiritoside, asparagine, đường, nhựa và chất nhờn.
Người Trung Hoa dùng cam thảo Glycyrrhiza glabra, Glycyrrhiza inflata, Glycyrrhiza uralensis để làm thuốc. Cam thảo Glycyrrhiza uralensis (núi Urals) được tìm thấy nhiều ở Trung Á, Hoa Bắc và Nhật Bản. Nó được dùng làm thuốc trị bịnh Addison (1), ho, suyễn. Kết hợp cam thảo Urals với sâm Panax ginsenglàm tăng thêm sinh lực nhưng làm giảm hiệu lực của hoàng liên Coptis chinensis và làm tăng độc chất salicylates, ephedrine, adrenaline, cortisone và tình trạng thiếu đường trong máu (hypoglycemia).
Ở Bắc Mỹ có cam thảo Glycyrrhiza lepidota. Ngày xưa người Da Đỏ ở Bắc Mỹ dùng cam thảo này sau khi sinh con như thuốc điều kinh. Người Âu Châu đến Bắc Mỹ cũng dùng như vậy.
(1) Bịnh Addison do thiếu cortisone mà ra. Người bị suy yếu, da hung đen, áp huyết xuống thấp.

 
SẮN DÂY
Pueraria lobata
Gia đình: Fabaceae
          Trước tiên xin đừng nhầm chữ SẮN trong bài với:
- củ sắn (miền Nam) (củ đậu ở miền Bắc) mang tên khoa học Pachyrrhizus erosus. Củ màu trắng tuyết, vị ngọt lợ thường thấy trồng gần Cầu Cát cách trường Trung Học Trịnh Hoài Đức, Bình Dương, lối 300 m.
- khoai mì (miền Nam) (sắn ở miền Bắc) mang tên khoa học Manihot dulcis.
Sắn dây trong bài này mang tên khoa học Pueraria lobata, gia đình Fabaceae (họ đậu).
Dây sắn to, có lông, dài từ 20- 30 m. Lá hình trái tim. Hoa trắng hay tím- đỏ- vàng như các loài hoa đậu. Trái phẳng, có lông, có từ 3 đến 4 hột.
Tên gọi thông thường:
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
Sắn dây, Cát căn (Hán Việt)
Trung Hoa
Ge gen (Cát căn)
Nhật
Kudzu
Anh
Kudzu, Mile -a-minute vine (vì dây rất dài),
Japanese arrowroot (hoàng tinh Nhật Bản)

Sắn dây có rất nhiều ở vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới Á Đông, các hải đảo Thái Bình Dương (khí hậu đại dương), bắc Úc Đại Lợi. Vào thế kỷ XIX sắn dây được du nhập vào Hoa Kỳ. Florida có nhiều sắn dây nhưng người Mỹ xem đó là loại dây leo nhiệt đới lấn đất! Sắn dây có công dụng lớn ở Việt Nam, Trung Hoa, Nhật về dinh dưỡng lẫn y dược.
Công dụng:
- trồng sắn dây cho đất có thêm nitrogen, để ngụy trang.
- lá là thức ăn bổ dưỡng cho trâu, bò, dê, trừu. Bột sắn dẻo và có nhiều nhựa như bột hoàng tinh. Người Nhật dùng bột sắn làm bánh ăn tráng miệng như Kuzumochi, Mizu manju, Kuzuyu. Người Việt Nam ở miền Bắc thích uống bột sắn vào mùa hè bức nhiệt. Ở Hoa Kỳ bột sắn dây được dùng trong kỹ nghệ xà bông, dầu thơm, làm thạch. Thân dây dùng để đan giỏ xách hay rổ. Sợi làm bột giấy, làm giấy dán tường hay vải thô.
Từ đời nhà Hán sắn dây được dùng để trị say rượu, nghiện rượu (củ, hoa, lá). Sắn dây có isoflavone kể cả daidzein C15 H10 O4 kháng viêm, kháng trùng. Daidzin C21 H20 O9 có tính kháng ung thư, liên hệ đến chất genistein C15 H10 O5 kháng ung thư máu. Genistein có nhiều trong cây dầu chổi nhuộm Genista tinctoria. Sắn dây là nguồn isoflavone puerarin quan trọng. Củ sắn dây (Cát căn) dùng để trị: nhức đầu (giảm huyết áp), dị ứng, chuột rút sớ thịt đường ruột do ảnh hưởng kiết lỵ, tiêu chảy gây ra, ù tai, chóng mặt, trúng rượu độc, tiểu khát, cảm sốt, khát nước, lọc máu, tẩy độc, hạ cholesterol. Củ dùng để đắp nơi bị rắn cắn.

 
NẤM LINH CHI
Ganoderma lucidum
Gia đình: Polyporaceae
 
         Nấm linh chi mang tên khoa học Ganoderma lucidum thuộc gia đình Polyporaceae. Có lối 50 loại nấm thuộc gia đình Polyporaceae (nấm xốp vì có nhiều lổ nhỏ li ti). Nấm linh chi thường mọc trên các gốc cây mục ở miền ôn đới như cây xồi (oak tree), cây thích (maple) chẳng hạn.
Tai nấm to màu vàng cam, viền trắng. Mặt trên của nấm láng và sáng (lucidum: sáng; derma: da).
Tên gọi thông thường:
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
nấm linh chi
Nhật Bản
Reishi; Mannetake nghĩa là nấm 10,000 tuổi.
Triều Tiên
Hangul
Trung Hoa
Lingzhi (Linh Chi)
Anh
Reishi mushroom

Từ năm 2500 trước Tây Lịch người Trung Hoa biết dùng nấm linh chi vào y học trị liệu. Nấm linh chi được xem như là biểu tượng của sự trường thọ. Theo Đông Y, các loại thảo mộc giúp kéo dài tuổi thọ gồm có:
- nấm linh chi Ganoderma lucidum
- nhân sâm Panax ginseng
- rau má Centella asiatica
- hà thủ ô Polygonum multiflorum
Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới cũng đặc biệt để ý đến việc dùng nấm linh chi làm thuốc chữa trị các chứng bịnh ngặt nghèo.
Đông y sĩ Trung Hoa ngày đưa chia nấm linh chi ra làm 06 loại căn cứ vào hình dáng và màu sắc tương ứng với các bộ phận trong cơ thể như sau:
Màu Sắc
Bộ Phận Trong Cơ Thể
Đỏ
Tim
Tím
Các khớp xương
Xanh
Gan
Trắng
Phế (Phổi)
Đen
Thận, Não
Vàng
Tỳ

Thành phần hóa học trong nấm linh chi: ganoderic acid C30 H44 O7, nguồn beta- glucan chứa ergosterol, coumarin, mannitol, lactones, alkaloids, fatty acids, sinh tố, khoáng chất. Nấm linh chi có 75% nước (ít nước so với các loại nấm khác).
Đặc tính: kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng trùng.
Chủ trị: tiểu đường, cao huyết áp, hạ cholesterol, hạ đường trong máu, trị u bướu, ung thư, bảo vệ gan chống nhiễm độc hay bị thương tổn. Ganoderic acid C30 H44 O7 trị gan nhiễm khuẩn hay nhiễm độc và bị u bướu (dạng ung thư).
Nấm linh chi còn được dùng để trị bịnh tim, chứng mất ngủ, mất trí nhớ, suy nhược cơ thể.
 
BỒ CÔNG ANH
Taraxacum official
Gia đình: Asteraceae hay Compositae
          Bồ công anh là một loại cỏ mọc hoang ngoài đồng có rễ to tựa như củ ăn sâu cả tấc dưới đất; lá có răng cưa như gai; hoa nhỏ màu vàng như hoa cúc.
Bồ công anh là thảo mộc miền khí hậu ôn đới và Địa Trung Hải.
Tên thường dùng là:
Quốc Gia
Tên Gọi
Ả Rập
Tarakhshaqun (được âm ra La Tinh thành Taraxacum
trong tên khoa học)
Pháp
Dent de lion (răng sư tử- vì lá có răng cưa nhọn)
Anh
Dandelion (âm từ tiếng Pháp Dent de lion)
Trung Hoa
Pu Gong Ying (Bồ Công Anh)
Việt Nam
Bồ Công Anh
Nhật
Tan Popo
Ấn Độ
Sinhaparnee

Tarakhshaqun có nghĩa là rau diếp xoăn đắng. Đó là loại rau được người Pháp dùng và là một loại thuốc được ghi trong y thư Trung Hoa vào thế kỷ VII và y thư Âu Châu vào thế kỷ XV. Cây bồ công anh cao lối 30 cm, lá chẻ, răng cưa thưa. Ở đầu mỗi răng cưa có gai khá nhọn nếu đụng vào tay. Hoa nhỏ màu vàng tươi với nhiều cánh nhỏ như hoa cúc. Khi gần tàn hoa có hình cầu màu xám tro. Gió thổi mang hột bồ công anh bay đi khắp nơi để có những cây bồ công anh nhỏ. Ở Hoa Kỳ dandelions được xem là một loại cỏ lấn đất, khó diệt vì có rễ to ăn sâu dưới đất mạnh hơn cả cỏ gấu (hương phú) ở Việt Nam. Cỏ gấu có củ. Bồ công anh có rễ to, ăn sâu dưới đất cả tấc.
Công dụng:
- lá bồ công anh non ăn như cải. Nó có sinh tố A, C, Fe, Ca cao hơn cải spinach. Lá khô cho vào thức ăn như hương liệu vậy. Một công ty nước ngọt Bỉ dùng bồ công anh làm nguyên liệu sản xuất ra rượu Pissenlit (tiểu trên giường. Pissenlit chỉ các loại thảo mộc thân thuộc với bồ công anh ăn như xà- lách và nhuận tiểu). Lá bồ công anh có flavonoids luteolin-7-8-glucoside, apigenin-7-glucoside, sinh tố A,B,C.
- Rễ bồ công anh được rang để làm cà phê. Ở Canada nó được dùng làm thuốc nhuận tiểu, lọc máu, bổ gan. Rễ bồ công anh có inulin C6 H10n +2 O5n+ 1, taraxerol C30 H50 O, taraxasterol, pseudotaraxasterol, beta- amyrin.
- Hoa dùng làm rượu, thạch, màu nhuộm vàng, xanh. Nhựa trắng trong hoa bồ công anh được dùng như keo.
- Ở Trung Hoa và Ấn Độ người ta dùng rễ, lá và hoa bồ công anh làm thuốc trị sạn túi mật, hoàng đản, rối loạn đường tiểu, cổ trướng, cước khí, đau khớp xương, chàm, mẫn ngứa, viêm gan, rắn cắn.

Bài viết tổng hợp dựa vào Thế Giới Thảo Mộc Từ Điển do tác giả Phạm Đình Lân biên soạn
  
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
 

 

thanh dao

02:00 (18 giờ trước)
tới davidAnAnhCaiCatherineCheChiChienChieuCungDanDaoDianaDiemDuocDuongDzungHiepHoaHungHungKhanhKhoakhuongKiet
Cám ơn thày một bài viết về thảo mộc vô cùng gía trị.
Kính chúc thày sức khỏe. 
Chúc thày bước sang  năm mới thày vẫn viết đều cho chúng em được học hỏi thêm những kiến thức từ thày

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

TRÁI ĐẤT CÒN NUÔI NỔI LOÀI NGƯỜI KHÔNG? PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

TRÁI ĐẤT CÒN NUÔI NỔI LOÀI NGƯỜI KHÔNG?

david pham

23 thg 2 (1 ngày trước)
tới AnAnhanhCaiCaiCatherineChiChienChieuCungDanDaoDianaDiemDuocDuongDzungGaHiepHoaHungHungKennyKhanhKhoa
Cac em than men,
Men goi cac em bai viet duoc danh dau.  (trich tu BTThan Huu 107- ve Dia Cau).  Thanh (Phung) doc bai nay  lo so khong biet co di chuyen len hanh tinh khac khong?  
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)



From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Thursday, February 22, 2018 3:27 PM
To: David Pham
Subject: Pham Dinh Lan - trai dat con nuoi noi loai nguoi khong
 

Pham Dinh Lan - trai dat con nuoi noi loai nguoi khong

Vài Chuyện Quanh Ta
TRÁI ĐẤT CÒN NUÔI NỔI LOÀI NGƯỜI KHÔNG?
Quanh ta có lắm chuyện tầm thường nhưng vẫn phải bàn cãi nhau dù không bao giờ có kết cuộc. 
Ngày xưa người thì nói trái đất vuông.  Người thì nói trái đất tròn. Người nói trái đất vuông nên mới đứng vững, cất nhà không sập.  Nếu trái đất tròn thì nó gập gềnh làm sao cất nhà được.  
Trái đất quay hay đứng yên?    
Ngày xưa người ta tin rằng trái đất đứng yên nếu không, nó phá giấc ngủ của Thần Thánh.    
Có người cho rằng nó quay chung quanh nó nên mới có ngày và đêm.  
Chu vi trái đất là 40,070 km.  Kết quả này đã được nhà toán học Eratosthenes (276- 194 trước Tây Lịch) thành Cyrenes, Libya tìm ra trên 2,000 năm nay.  Ông là quản thủ thư viện Alexandria, thư viện đầu tiên của nhân loại ở Ai Cập.
Trái đất quay chung quanh nó trong 24 tiếng đồng hồ với tốc độ 1,670 km/ giờ.  Đây không phải là tốc độ nhỏ.  Thế mà không thấy nhà của rung rinh ngoại trừ khi có dấu hiệu động đất.  Hàng ngày ngoài chợ người ta vẫn nghe những cãi vả, chửi bới nhau vì đạp gót lẫn nhau mặc dù tốc độ của người đi bộ không quá 5 km/giờ.   Tốc độ xe hơi theo luật định ở Hoa Kỳ là 65 miles/ giờ tức lối 105 km/giờ.  Với tốc độ này mỗi khi xảy ra tai nạn đều có thương vong.  Vậy mà trái đất quay với tốc độ 1670 km/giờ mà không ai bị chóng mặt, nhức đầu, ói mửa vì tốc độ di chuyển chóng mặt này.
Trên đời này có biết bao nghiêu chuyện tầm thường trước mắt mà ta không thể giải thích cũng không dám ghi nhận thực tế đã diễn ra như thế.  Thể tích trái đất không nở thêm ra nhưng số người sống trên trái đất càng lúc càng đông hơn.  Nhu cầu xây cất nhà cửa, giáo đường, trường học, bịnh viện và muôn ngàn cơ sở khác vẫn không làm cho trái đất chao đảo ngã nghiêng.  Trọng lượng của 1 tỷ nhân loại vào hai thế kỷ trước quá nhỏ so với trọng lượng của 7.5 tỷ nhân loại của hai thế kỷ sau đó.
Vào thế kỷ XVIII và XIX nhân loại không đến 1 tỷ người nhưng nạn đói vẫn thường xuyên xảy ra ngay ở Âu Châu nơi sớm phát triển kỹ nghệ.  Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ sớm phát triển về mọi mặt.  Nhưng cho đến đầu thế kỷ XX số người Hoa Kỳ chết vì bịnh lao vẫn còn.    
Ngày nay dân số hoàn cầu gia tăng nhanh chóng mặc dù người ta hạn chế sinh sản tự nguyện hay thi hành đường lối của chánh phủ.  Đời sống đô thị lấn át đời sống nông thôn.  Thanh niên lo sự nghiệp hơn là lập gia đình để truyền tử lưu tôn.  Số người lập gia đình muộn gia tăng.  Nhiều người lập gia đình lại không muốn có con hoặc có một hay hai con mà thôi.   Việc dưỡng dục, vấn đề chỗ ở, nơi học hành của con cái trong thành phố trong một nước kỹ nghệ vô cùng nhiêu khê.  Dù vậy những con số thống kê dân số hoàn cầu dưới đây không phản ánh đúng những gì chúng ta nhận xét ở phần trên:
NĂM                                      DÂN SỐ
1950                                        2.55 tỷ người
1960                                        3 tỷ người
1970                                        3.7 tỷ người
1980                                        4.5 tỷ người
1990                                        5.3 tỷ người
2000                                        6 tỷ người
2010                                        6.8 tỷ người
2020                                        7.585 tỷ người
Trong vòng 60 năm từ 1950 đến 2010 nhân loại gia tăng 4.250 tỷ người (1 tỷ: 1,000 triệu).  Trung bình dân số địa cầu trong thời gian trên tăng 70 triệu người mỗi năm.  Nhưng nhân loại không rơi vào nạn đói trái lại loài người lâm vào tình trạng béo phì.  Những nước có dân số gia tăng cao thường là những quốc gia có:
-   kinh tế yếu kém
-   còn theo chế độ đa thê
-   sự bình đẳng Nam- Nữ trong xã hội mất quân bình.  Chế độ đa thê còn duy trì.
Trung Hoa và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số cao nhất trên thế giới.  Trong vài thập niên qua Trung Quốc thi hành chánh sách một con.  Trong vài năm gần đây Beijing (Bắc Kinh) nới rộng chánh sách 01 con lên chánh sách 02 con.  Ảnh hưởng Khổng Giáo trong tư tưởng người Trung Hoa- dù theo chủ nghĩa Marx- Lenin- Mao Zedong- về trọng nam và truyền tử lưu tôn vẫn còn đậm nét.  Chính sách 01 con cho thấy chánh quyền lo ngại không nuôi nổi số dân khổng lồ.  Nó dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp:
-    vì người sinh con gái tìm cách phá thai hay sinh con gái rồi đem bỏ rơi ngoài đường cho xã hội lo liệu.  Người ta chỉ muốn sinh con trai để nối dõi tông đường và báo hiếu cha mẹ lúc về già.
-   chênh lệch giữa tỷ lệ NAM - NỮ càng lúc càng rõ nét.  NAM.>. NỮ.  Tình trạng nam thừa, nữ thiếu gây ra cảnh Nam nhân sống trong cảnh độc thân gia tăng.  Một số người nhờ mai mối cưới vợ Việt Nam, Lào hay Cambodia.  Nạn buôn người diễn ra trên thế giới để hành nghề mãi dâm hay làm vợ tập thể.  Nam tử trở thành quí tử.  Tỷ lệ người già nua phình to nhờ thuốc men và sự dinh dưỡng khá đầy đủ khiến cho tuổi thọ gia tăng so với quá khứ.
Tình trạng trọng Nam khinh Nữ và sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ Nam-Nữ trở thành điểm chung của hai nước đông dân hất thế giới:  Trung Quốc và Ân Độ.
Trong thời kỳ giữa hai thế chiến dân số Nhật Bản gia tăng và được báo động nhân mãn.    
            NĂM                                       DÂN SỐ NHẬT
            1930                                        64, 450 triệu
            1935                                        69, 254 triệu
            1945                                        72, 147 triệu
  Hiện nay Nhật Bản báo động về tình trạng tỷ lệ người già trong nước lên cao trong khi dân số Nhật sụt giảm.  Dân số Nhật năm 2010 là 128, 057 triệu người.  Năm 2015 dân số gỉam xuống còn 127, 110 triệu người!
 Năm 1945 dân số Việt Nam là 23,697,000 người.  Sau 09 năm chiến tranh dân số Việt Nam là 30,468,000 người (gia tăng 6. 77100 người).  Từ năm 1960 đến 1975 Việt Nam trải qua một cuộc chiến tranh đẫm máu ghê rợn nhưng dân số Việt Nam (kể cả hai miền) tăng từ 34,740,000 người lên 46,506,000 người (gia tăng: 11,766,000 người).  Dân số Việt Nam năm 1975 là 46,506,000 người.  Năm 2017 dân số Việt Nam là 96,160,000 người (gia tăng: gần 50 triệu dân trong vòng 42 năm.  Trung bình mỗi năm dân số Việt Nam gia tăng lối 1.2 triệu người).
Trái đất không tăng diện tích.  Không phải nơi nào cũng là nơi cư trú được.  Nơi cư trú là nơi có nước, có sông, suối, ao, hồ với khí hậu ôn lương dễ chịu.  Trái lại những vùng băng giá, núi non chập chùng hay sa mạc nóng bức và thiếu nước không thể là nơi sinh sống tốt mặc dù những vùng ấy được thiên nhiên ưu đãi về dầu khí, quặng mỏ kim khí, đá quí.  Có những nơi đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, các nguồn nước phong phú nhưng lại có chánh quyền khắc nghiệt không tôn trọng quyền làm người và phẩm giá con người.  Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Pháp, Anh tìm đặt thực dân ở Bắc Mỹ (Canada , Hoa Kỳ ), các quần đảo trong biển Caribbean (Pháp, Tây Ban Nha, Anh), Trung Mỹ (Tây Ban Nha), Nam Mỹ (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), Nam Phi (Hòa Lan, Anh), Úc Đại Lợi (Anh, Ái Nhĩ Lan, Âu Châu), Tân Tây Lan (Anh, Ái Nhĩ Lan, Âu Châu).  Vào thế kỷ XX Hoa Kỳ, Canada, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan là những vùng đất trù phú có thể chế chánh trị dân chủ lý tưởng để sống.  Đến thế kỷ XXI lòng nhân ái của các quốc gia dân chủ Tây Phương trong việc dung chứa người từ các nước nghèo hay chinh chiến trở nên khắc khoải.  Nguồn gốc của sự mỏi mệt nầy xuất phát từ những hành động khủng bố của một số người Hồi Giáo quá khích cũng như khả năng tôn trọng luật phạm và hấp thụ văn hóa nước chủ nhà kém cỏi của người nhập cư mà ra.
Dân số càng gia tăng.  Diện tích đất đai do loài người chiếm ngữ càng gia tăng để lập đường xá, cầu kỳ, nhà ở, bến xe, giáo đường, học đường, bịnh viện, nghĩa trang, hố rác v.v.  Con người phá rừng, xẻ núi để xây dựng làng mạc, thành phố.  Không bao lâu các quốc gia nhỏ hẹp và đông dân sẽ theo gương hỏa táng người chết như Ấn Độ đã làm để tiết kiệm không gian.    
Người sống lấn đất người chết.  Các nghĩa trang nhỏ hẹp dần và biến mất một khi nhân loại hỏa táng người chết để người chết không phải chôn cất và không chiếm đất thổ cư của người sống.
Các loại thú rừng sẽ mất đất sống.  Các loài động vật to lớn như voi, hà mã, tê giác, trâu rừng, bò rừng sẽ có nguy cơ diệt chủng vì thiếu thức ăn, thiếu đất sống và vì việc săn bắn để bán ngà, sừng và răng.  Trâu, bò, ngựa không còn vai trò trong việc cày, bừa, kéo xe.  Trâu và bò được nuôi để ăn thịt, lấy sữa, da và sừng.  Ngựa được nuôi để diễn binh, tuần tra an ninh trong thành phố, dùng trong các cuộc đua ngựa và các môn thể thao khác.  Thịt ngựa sẽ không còn xa lạ như đã thấy trong quá khứ.  Các giống thú chỉ còn được nuôi giữ trong các sở thú lớn mà thôi.  Các loài thú ăn thịt như heo, dê, trừu, trâu, bò, gà, vịt, thỏ được nuôi trong các nông trại bằng cỏ khô, rơm rạ hay thức ăn biến chế từ các loại hột hay khoai củ.    
****
Người Việt Nam thường nói: “Trời sinh voi sinh cỏ.” Con người được tạo ra tất phải có sự sống.  Các gia đình đông con lại khá giả mặc dù cha mẹ phải lo lắng rất nhiều về sự sống trong nhà cũng như tương lai của đàn con của mình.  Những cặp vợ chồng không con chẳng những cô đơn mà cũng không khá giả gì.  Đó là luật Trời sinh Trời nuôi.    
Nhưng giữa người và người lại tìm cách vất bỏ hay giựt phần ăn của người khác để được tự hào mình được no ấm mà thôi.    
Sự phát triển khoa học kỹ thuật mang nhiều tiện ích cho loài người.  Máy móc càng ngày càng tinh vi khiến con người tin vào máy và bớt tin vào chính mình.  Cơ thể con người thiếu vận động trở nên yếu kém và nhỏ lại.  Tuổi thọ con người có tăng nhưng sức khỏe không đầy đủ.  Sự đề kháng của cơ thể đối với vi trùng ngoại nhập yếu đi rất nhiều.  Não bộ loài người bớt hoạt động vì đã có máy tính lo liệu giùm.  Học sinh không cần biết 1+1= 2 hay không cần biết cửu chương làm gì cho mệt óc.  Óc con người hoạt động nghèo nàn thì cảm xúc của con người không thể dồi dào phong phú hơn được.  Máy móc thay thế con người giải quyết các vấn đề của con người.  Người máy thay thế con người làm mọi công việc có hiệu năng và chính xác hơn con người.  Các chủ xí nghiệp không phải tốn hao tiền bảo hiểm sức khỏe, những đấu tranh của thợ thuyền đòi mọi phúc lợi dành cho công nhân.  Chủ nhân chỉ cần dùng người máy sản xuất và bán sản phẩm để thu lợi tối đa mà không phải lo nghĩ gì đến những gì xảy ra trong xã hội và quốc gia mà họ sống. Việc thất nghiệp là một vấn nạn xã hội hay là con người đã đạt được cảnh thiên đàng hạ giới:  không làm vẫn có ăn?
Số thanh nam, thanh nữ độc thân gia tăng.  Hàng loạt rào cản làm cho họ chùn bước trước ước muốn lập gia đình:  
-   công việc 
-   chỗ ở 
-   thời gian sống với gia đình 
-   quan hệ vợ chồng trong xứ kỹ nghệ và máy móc 
-   tánh tình vợ chồng dễ xung đột nhau vì mệt nhoài sau những ngà dài làm việc căn thẳng 
-    lo lắng về việc giáo dục và lo cho tương lai con cái v.v.    
Kỹ nghệ sản xuất mỹ nhân của Nhật và Trung Quốc đã đạt đến trình độ tinh vi.  Nhiều thanh niên trên thế giới bắt đầu làm bạn với những mỹ nhân “búp bê” nầy.  Tỷ lệ người sống độc thân trên thế giới gia tăng.  Nhưng không vì vậy mà dân số hoàn cầu sụt giảm.  Hy vọng cuộc sống trên địa cầu không có gì bi quan cả nếu cứ vững niềm tin “Trời sinh voi sinh cỏ”.  Mỗi con người có phần số riêng.  Phần số ấy tốt, xấu hay bình thường căn cứ vào phúc đức bản thân của người đó.  Phúc đức đó bao gồm:  TÂM, Ý, NGỮ, HÀNH được tích luỹ trong quá khứ. Một quốc gia cũng có định số riêng của nó tùy vào TÂM, Ý, NGỮ, HÀNH của tập thể dân tộc sống trong quốc gia đó.
Đó là hy vọng đầu năm Mậu Tuất gởi đến toàn thể bạn đọc.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.