NỖI LÒNG HỒ ĐIỆP TỘC
Cac em than men,
Men goi cac em bai viet Ho Diep toc da duoc danh dau va minh hoa. Cam on Lu Phuong, Nguyen Dang Cung, To Hong Linh, Duong Duc Tai ve hinh anh 04 thanh pho Wyoming; bai viet cua mot cuu sinh vien du hoc Tay Duc ve VN va tin tuc ve gs Nguyen Thanh Tung (day Phap Van) va hinh anh cac nguoi linh khi Phap moi den VN v.v.. Cam on cac em rat nhieu.
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
NỖI LÒNG HỒ ĐIỆP TỘC
Trước khi đại diện Hồ Điệp tộc đọc bài tham luận ban tổ chức trưng bày bức họa hoa hậu Điệp tộc Vanessa cardui thuộc gia đình Nymphalidae. Hồ Điệp tộc dòng Vanessa nổi tiếng có con cái đẹp và sang trọng. Sá gì người Anh không gọi họ là painted lady vì những bộ quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ của họ. Ban Nhạc Butterfly trình tấu bản Kìa Con Bướm Vàng dựa theo âm điệu của bài Frère Jacques (Brother John). Bản nhạc vừa dứt các đại biểu vỗ tay vang dội không phải tán thưởng bản nhạc trình diễn xuất sắc bản Kìa Con Bướm Vàng mà tán thưởng sắc đẹp của nữ hoàng Hồ Điệp tộc dòng Ornithoptera khi bà xuất hiện. Tiếng vỗ tay kéo dài khiến bà nói liên tục: Cảm ơn quí vị! Cảm ơn quí vị! nhiều lần mới bắt đầu đọc bài tham luận của Hồ Điệp tộc.
****
Hồ Điệp tộc chúng tôi có mặt khắp nơi trên thế giới. Nơi nào có cây cỏ, hoa quả nơi đó có Hồ Điệp tộc. Dòng họ chúng tôi trên thế giới lối 20,000 giống khác nhau, kích thước và mặc áo quần với màu sắc khác nhau. Chúng tôi là côn trùng, có cánh và biết bay. Chúng tôi bay với vận tốc trung bình lối 9 km/ giờ.
Dưới đây là tên gọi của loài người dành cho Hồ Điệp tộc chúng tôi:
Quốc Gia
|
Tên Gọi
|
Việt Nam
|
Bướm; Điệp (Hán- Việt), Hồ Điệp (Hán- Việt)
|
Trung Hoa
|
Hudie (Hồ Điệp)
|
Pháp
|
Papillon
|
Anh
|
Butterfly
|
Hồ Điệp tộc có 06 gia đình sống rải rác khắp thế giới. Sáu gia đình Hồ Điệp tộc đó là:
1. Hedelidae gồm những anh chị Bướm nhỏ ở Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada, Mễ Tây Cơ), hai ăn- ten ngắn; bụng thon dài màu hung đỏ- xám.
2. Hesperiidae gồm những anh chị Bướm nâu (skippers) khi bay thường lao về phía trước như phi tiêu.
3. Lycaenidae gồm những anh chị Bướm màu xanh, đỏ đồng, nâu; đuôi nhỏ; đầu không rõ ngoài cặp mắt và hai dây an- ten.
4. Papilionidae: Bướm Đuôi Én (Swallowtail Butterfly) (Đuôi nằm trên cánh). Bướm Đuôi Én được tìm thấy nhiều ở những vùng khí hậu nhiệt đới, ở Đông Nam Á, Đông Á. Ở Tây Bá Lợi Á có Bướm Đuôi Én Parnassius arcticus. Bướm Đuôi Én to lớn nhất là Bướm mang tên khoa học Papilio cresphontes. Gia đình Papilionidae tập trung nhiều dòng họ Hồ Điệp. Các anh Bướm to lớn nhất thế giới như dòng họ chúng tôi mang tên khoa học Ornithoptera alexandrae thuộc gia đình Papilionidae.
5. Pieridae gồm những anh chị Bướm trắng, trắng- vàng, vàng cam.
6. Riodinidae với những anh chị Bướm có an- ten dài, cánh dài với nhiều màu xanh, đen, đỏ khác nhau.
Hồ Điệp tộc chúng tôi là côn trùng có 04 cánh to. Thân thể chúng tôi chia ra làm 03 (ba) phần:
a. Đầu có cặp mắt đen, hai dây an- ten để đánh hơi và một cái vòi (proboscis) nhọn để hút phấn hoa, mật hoa và các loại chất nhựa khác.
b. Ngực (thorax) có ba ngăn. Mỗi ngăn có một cặp chân. Đa số Hồ Điệp tộc chúng tôi có 06 chân. Trong 06 chân này có 04 chân dài và 02 chân ngắn. Trường hợp Hồ Điệp có 04 chân tương đối hiếm. Chúng tôi có 04 cánh. Hai cánh trước và hai cánh sau. Trên cánh có nhiều vảy li ti với những sắc tố đen, hung đỏ, vàng, vàng cam v.v.
c. Bụng (abdomen) gồm có nhiều ngăn: tim, ruột trước, ruột sau, ruột cùng, bộ phận sinh dục, lỗ thở (hệ thống hô hấp côn trùng: spiracles), bộ phận để siết chặt lúc ái ân nam- nữ v.v.
Hồ Điệp tộc chúng tôi sống bằng mật hoa, phấn hoa, nhựa cây, trái cây chín rã rục, xác thú chết sình thối, phân thú v.v. Chúng tôi cần chất ngọt và chất mặn. Đôi khi chúng tôi đáp vào mình những người đàn ông ở trần để hút mồ hôi mặn của họ. Thân thể chúng tôi chứa đầy độc chất do nhựa các loài cỏ hay cây có nhựa độc mà ra. Các động vật ăn nhằm thịt chúng tôi nếu không chết cũng bị chất độc gây bịnh. Hồ Điệp thường lai vãng các loại cây có nhựa sữa (milkweed) thường có độc chất khả dĩ trị suyễn, ung thư. Cây bòng bòng quỉ Calotropis procera thuộc gia đình Apocynaceae có chất calotropin C29 H40 O9 rất độc dùng để trị suyễn, ung thư. Trong Thánh Kinh cây bòng bòng quỉ được gọi là Sodom’s apple (Táo thành Sodom). Người Anh gọi là rooster tree (Kê Mộc). Người Việt Nam biết bụi phấn trên mình chúng tôi gây ho cho họ cho nhưng họ chưa biết đến độc chất calotropin.
Cuộc đời của chúng tôi vừa ngắn ngủi vừa thăng trầm. Tuổi thơ trung bình của Hồ Điệp xê dịch từ 06 đến 08 tuần. Chúng tôi phải trải qua 04 kiếp khác nhau trước khi chánh thức mang lý lịch Hồ Điệp. Vì đời sống ngắn ngủi việc truyền tử lưu tôn trong dòng họ Hồ Điệp diễn ra rất sớm ngay sau khi vừa hóa kiếp thành Bướm. Cuộc đời tình ái của họ Hồ Điệp rất lãng mạn. Các anh chị Bướm bay trên không trung. Đó là chuyến bay hôn sự. Tình yêu được báo qua các tín hiệu trên cánh và hương thơm từ thân thể các anh chị Bướm toát ra. Những cặp tình nhân Hồ Điệp yêu nhau trên không. Cuộc ái ân diễn ra rất lâu. Thường nó kéo dài từ 30 phút đến 08 giờ đồng hồ. Các chị tìm một lá cây sạch sẽ nào đó để đẻ trứng có tinh trùng của anh Bướm cha. Trứng màu xanh lá cây nhạt. Trung bình một chị Bướm sinh từ 100 đến 200 trứng. Chu kỳ biến thái trải qua các giai đoạn sau đây:
1. Trứng
2. Sâu (larva- caterpillar): Trứng nở ra Sâu Bướm với hình dạng của một Sâu dài lối 5- 6 cm màu xanh nhạt; mình có nhiều ngăn. Sâu ăn lá để sống. Đó là lý do tại sao các chị Bướm đẻ trứng trên các lá cây tươi để khi trứng nở thành Sâu có thức ăn trên cây.
3. Giai đoạn 3 là giai đoạn sâu bướm biến thành nhộng (pupa). Nhộng Bướm thu mình trong kén.
4. Giai đoạn 4: Nhộng Bướm trưởng thành để mang hình hài của Bướm rời khỏi kén chập chững bay ra ngoài.
Bướm bay khi nhiệt độ trong thân Bướm lối 27 độ C hay 81 độ F. Nếu trời lạnh Bướm phơi cánh cho cơ thể ấm mới bay được. Khác với các Bướm đêm (moth) Bướm thường xuất hiện ban ngày nhất là vào các mùa Xuân, Hạ và đầu Thu. Chúng tôi cần khí hậu ấm áp và cần có hoa và quả để có thức ăn.
Phải mất hàng tháng mới hoàn tất chu kỳ 04 giai đoạn biến thái TRỨNG, SÂU, NHỘNG, BƯỚM. Ngày nay Hồ Điệp được xem là biểu tượng cho người chuyển giới.
Quí vị biết không, các anh Hồ Điệp Vương (Monarch Butterfly) Danaus plexippus , Anosia plexippus hay Papilio plexippus thuộc gia đình Nymphalidae chết sau khi ái ân với các chị. Các chị Bướm dòng nầy chết vài ngày sau khi chu kỳ biến thái từ trứng sang Sâu, Nhộng và Bướm hoàn tất. Dòng họ Hồ Điệp Vương này rất đông đảo. Họ sống ở các hải đảo Thái Bình Dương, Úc Đại Lợi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, vùng biển Caribbean.
Cánh của các anh Hồ Điệp Vương xòe ra đo được 12 cm. Sự phân biệt giới tính của Hồ Điệp Vương căn cứ vào trọng lượng và những đường gân màu đen trên cánh. Các anh Hồ Điệp Vương to lớn hơn các chị. Các đường gân đen trên cánh của các anh màu đen nhạt hơn đường gân đen trên cánh của các chị. Hồ Điệp Vương có thể di chuyển từ Canada xuống Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ trên một lộ trình dài 3.200 km!
Queen Alexandra’s birdwing
Bản thân chúng tôi, Hồ Điệp Alexandra, thuộc dòng Ornithoptera alexandrae, gia đình Papilionidae. Chúng tôi được xem là những Hồ Điệp lớn nhất trong các dòng Hồ Điệp trên thế giới. Thân nhân to lớn nhất của dòng họ chúng tôi được tìm thấy ở Papua New Guinea có cánh xòe đo được 28 cm, cân nặng 12 grams màu hung đỏ- vàng có đốm trắng hay vàng nhạt. Thân dài 8 cm. Bụng vàng; ngực đen cho cả hai phái. Cánh sau của Bướm có đốm vàng. Nam phái Hồ Điệp mang tên hoàng hậu Anh gốc Đan Mạch nhỏ hơn nữ phái về vóc dáng và trọng lượng. Người Anh gọi chúng tôi là Queen Alexandra’s birdwing (Bướm Cánh Chim Hoàng Hậu Alexandra). Hoàng Hậu Alexandra xứ Đan Mạch (1844- 1925) là vợ của vua Edward VII (1841- 1910) của Vương Quốc Anh. Chúng ta tạm gọi ngắn gọn là Hồ Điệp Alexandra. Các chị Hồ Điệp Alexandra sinh trứng trên lá hay hoa của dây hộ sản (birthwort) Pararistolochia dielsiana hay Aristolochia dielsiana tức gia đình Aristolochiaceae. Khi trứng nở ra Sâu. Sâu ăn lá hay cọng dây này có độc chất: aristolochic acid C17 H11 NO7. Loại acid nầy hại cho gan và thận. Nhưng nó được dùng làm thuốc chữa bịnh suyễn, rắn cắn, đau nhức (La Mã), trị thống phong (gout), bịnh thận, rắn độc cắn (Hy Lạp, Trung Hoa). Aristolochic acid cũng có đặc tính trụy thai. Vì mùi của aristolochic acid rất khó chịu nên Sâu Bướm được bảo vệ không bị các loại Điểu tộc hãm hại. Dây hộ sản Aristolochia dielsiana luôn luôn gắn liền với Hồ Điệp Alexandra. Loài thảo mộc này được tìm thấy nhiều ở Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia, Papua New Guinea, Úc Đại Lợi. Lá hình tam giác; đầu lá nhọn; hoa như loa kèn màu trắng xanh nhạt.
Người Việt Nam gọi Hồ Điệp Alexandra chúng tôi là Bướm Ông, Bướm Bà.
Painted Lady
Hồ Điệp Thiếu Nữ Trang Điểm (Painted Lady: thiếu nữ sơn) hay Hồ Điệp Kế Nhựa Sữa (Thistle Butterfly) mang tên khoa học Vanessa cardui thuộc gia đình Nymphalidae. Loài người gọi các anh chị ấy là Painted Lady (Thiếu Nữ sơn, dồi phấn) vì các anh chị ấy mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ. Thường thường quần áo các anh chị Hồ Điệp này có ba màu: vàng, đen, trắng. Cánh lúc nào cũng có các đốm trắng ven rìa. Lục địa nào cũng có sự hiện diện của tộc Vanessa ngoại trừ Nam Băng Châu. Nam Mỹ, vùng biển Caribbean và Úc Đại Lợi có nhiều tộc Hồ Điệp sặc sỡ này.
Các anh Hồ Điệp dòng Vanessa đều đa thê (polygynous). Các anh ái ân hơn một chị Hồ Điệp. Các cuộc ái ân thường xảy ra vào buổi trưa.
Các anh chị Hồ Điệp nầy ăn đủ các loại mật hoa và các loại nhựa độc. Mật hoa ưa thích của các anh chị ấy là mật hoa dưa mật (honeydew) Cucumis melo inodorus, và cây kế nhựa sữa (milk thistle) Silybum marianum, gia đình Asteraceae của hoa cúc. Vì vậy các anh chị Hồ Điệp Vanessa còn được gọi là Hồ Điệp Kế Nhựa Sữa (Thistle Butterfly). Cây kế nhựa sữa có silymarin C25 H 22 O10 được dùng để trị viêm gan, cổ trướng, hoàng đản. Nó cũng có potassium nitrate KNO3 độc cho trâu, bò, dê, trừu.
Hồ Điệp Vanessa cardui có thể thọ đến 12 tháng trong khi tuổi thọ trung bình của Hồ Điệp kéo dài từ 6 đến 8 tuần!
Người Tây Phương nhìn Hồ Điệp chúng tôi bằng lăng kính lãng mạn dễ thương. Tên khoa học của Hồ Điệp Vương là Danaus plexippus rút từ huyền thoại Hy Lạp. Danaus, cháu của Thần Zeus, có 50 người con gái. Aegyptus có 50 người con trai. 50 con trai của Aegyptus cưới 50 con gái của Danaus. Plexippos là một trong 50 người con trai bị các con gái của Danaus giết chết. Tên khoa học dựa vào huyền thoại nầy phản ánh độc tính trong thân thể Hồ Điệp hay nói lên cái chết của nam Hồ Điệp trước các nữ Hồ Điệp vì tính hiếu sắc dục của các nam Hồ Điệp? Chúng tôi cũng chưa rõ vì sao người ta gọi Hồ Điệp dòng Danaus là Hồ Điệp Vương (Monarch Butterfly). Chỉ biết rằng người ta gọi như vậy để tưởng nhớ đến vua William III (1650- 1702) của Anh. Chúng tôi tạm đưa ra hai giả thuyết sau đây để biện minh cho cách gọi trên của người Anh:
a. Gọi là Hồ Điệp Vương vì hình dáng uy nghi và to lớn của các anh chị Hồ Điệp dòng Danaus.
b. Tưởng nhớ đến vua William III dòng Orange ở Hòa Lan làm vua ở Anh. Vì các anh chị Hồ Điệp Vương thường mặc quần áo màu vàng cam (Orange). Màu nầy gợi lại vương triều Orange ở Hòa Lan. Đội banh đại diện Hòa Lan trong các trận đấu quốc tế luôn luôn mặc áo màu vàng cam.
Hồ Điệp Alexandra Ornithoptera alexandrae là Hồ Điệp to lớn nhất được mang tên hoàng hậu Alexandra. Tên gọi thông thường mà người Anh dành cho chúng tôi là Queen Alexandra’s birdwing Hồ Điệp Cánh Chim của Hoàng Hậu Alexandra.
Tộc Mật Phong và Hồ Điệp tộc hút phấn hoa và mật hoa. Chúng tôi giúp cho sự thụ phấn của các anh chị trái cây. Chúng tôi đóng vai trò bà mai và bà mụ cho các loài thảo mộc trên Trái Đất. Loài người khen tộc Mật Phong nhưng không khen chúng tôi. Điều này rất dễ hiểu. Loài người ăn Ong non, uống mật và sữa Ong Chúa. Hồ Điệp chúng tôi không ăn được. Nếu ăn thì sinh bịnh lạ khó chữa vì con cái chúng tôi sống bằng độc chất từ các loài cây hay dây có nhựa độc nên toàn thân Hồ Điệp đều có chất độc.
Người Việt Nam nói nhiều về Hồ Điệp tộc chúng tôi. Có điều họ nói rất văn chương lãng mạn như Chuyện Lan và Điệp, bài ca về Lan và Điệp, một mối tình dang dở. Cũng có lúc họ dùng ngôn ngữ để chê bai chúng tôi.
- Bướm hoa: sự đi lại giữa trai và gái. Từ bướm hoa được dùng theo nghĩa xấu của nó.
- Ong Bướm: là hai loài côn trùng hút nhụy hoa; ám chỉ những người đàn ông hay ve vãn nữ phái.
- Giấc điệp: giấc ngủ mơ thấy Bướm.
Ca dao và thơ văn Việt Nam nói về Hồ Điệp như sau:
Bướm sinh Sâu, Sâu hoá Bướm.
*
Khá khen con Bướm khôn ngoan,
Hoa tươi Bướm đậu, hoa tàn Bướm bay.
*
Vườn có chủ giữ gìn cỏ chạ,
Hoa có rào ngăn đón Bướm Ong.
*
Thiếp như hoa đã lìa cành,
Chàng như con Bướm liệng vành mà chơi.
(DTTT- Nguyễn Du)
*
Khá khen con Bướm khôn ngoan,
Hoa tươi Bướm đậu, hoa tàn Bướm bay.
*
Vườn có chủ giữ gìn cỏ chạ,
Hoa có rào ngăn đón Bướm Ong.
*
Thiếp như hoa đã lìa cành,
Chàng như con Bướm liệng vành mà chơi.
(DTTT- Nguyễn Du)
Người Phi Luật Tân cho rằng Bướm Đen là điềm xấu. Ở hạt Devonshire, tây nam nước Anh, cư dân có tục giết Hồ Điệp đầu tiên trong năm để tránh xui xẻo. Năm 1990 trên thế giới có 970 triệu anh chị Hồ Điệp bị giết chết. 90% trong số này là các Hồ Điệp ở Hoa Kỳ!
Từ xưa, cách đây 3,500 năm hình ảnh Hồ Điệp chúng tôi được tìm thấy trên các ngôi mộ cổ ở Ai Cập. Thời văn minh Maya và Aztec ở Trung và Nam Mỹ người ta cũng lưu lại nhiều hình Hồ Điệp tộc như hình Hồ Điệp trên lư hương được tìm thấy ở Teotihuacan ở Mễ Tây Cơ chẳng hạn.
Ở Việt Nam có Chuyện Lan và Điệp, bài ca về Lan và Điệp. Trên thế giới có Madame Butterfly (Hồ Điệp Phu Nhân), một vở tuồng Opera của Giacomo Puccini. Năm 1973 có phim Butterfly (Papillon) dựa vào cuốn sách tự thuật cuộc vượt thoát ngục Guyane của Henri Charrière. Pavillon (Butterfly) là tựa đề cuốn sách. Đó là hình con Bướm xâm trên tay Henri Charrière. Papillon trở thành biệt danh của người tù vượt thoát nầy.
Trong Đề 40 số, Hồ Điệp mang số 19 trước anh chị Mèo Rừng (số 18) và anh chị Rít (Ngô Công- số 20).
Trong tên gọi thực vật Việt Nam ta có:
- Hoa Bướm: hoa pensée Violatricolor hortensis
- Hoa Bướm Trắng mang tên khoa học Hypoestes forskaolii.
- Hoa Bướm Xanh tức Thanh Hoa Xà Plumbago auriculata
- Cây Điệp Caesalpinia pulcherrima là một loại phượng vĩ lùn, hoa có màu sắc sặc sỡ như cánh Bướm, hoa giống cánh Bướm hay hấp dẫn Bướm đến hút nhụy. Hoa Điệp có hai màu: đỏ và vàng rất tươi. Người Anh gọi cây Điệp là peacock flower (Khổng Tước Hoa) tựa như ta gọi Phượng Vĩ (Đuôi Phượng).
Tên gọi thực vật mang tên Butterfly trong tiếng Anh có:
- Butterfly Bush (Mật Mộng Hoa) Buddleja madagascariensis.
- Butterfly flower (Huyết Hoa Nhựa Sữa) Asclépias bicolor
- Butterfly milkweed (Viêm Phế Can- tên này do chúng tôi đặt dựa trên công dụng trị liệu các bịnh về phổi) Asclepias tuberosa.
- Butterfly orchid (Lan Bướm) Encyclia tampensis.
- Butterfly pea (Bông Biếc) Clitoria terratea
- Butterfly tree (Cây Hoa Lá Móng Bò) Bauhinia monandra
Tất cả những thảo mộc mang tên Butterfly đều là những cây có hoa hấp dẫn Hồ Điệp tộc chúng tôi.
Có một loài Cá được gọi là Cá Bướm (Butterfly fish) vì có nhiều mầu như cánh Bướm. Cá Bướm thuộc gia đình ngư tộc Chaetodontidae. Cá Bướm nước ngọt mang tên khoa học Pantodon buchholzi.
Trong Thiên Văn Học có cụm sao Hồ Điệp (Butterfly Cluster) trong chòm saoScorpius và mây Hồ Điệp (Hồ Điệp Vân - Butterfly Nebula).
Do màu sắc sặc sỡ của đôi cánh của Hồ Điệp tộc mà chúng tôi có một vị trí nào đó trong văn hoá loài người. Việc hút mật hoa và phấn hoa là việc tìm sự sống bình thường của tộc chúng tôi vô tình giúp ích cho cây trái của loài người. Chúng tôi không cố tình giúp ích cho loài người. Loài người cũng không cảm ơn chúng tôi. Họ yêu màu sắc của chúng tôi. Chúng tôi dạy họ rằng sắc đẹp nào cũng độc như độc chất tích lũy trong thân thể Hồ Điệp tộc từ trong trứng hoá Sâu, hoá Nhộng trước khi biến dạng ra hình hài Hồ Điệp. Vào mùa Xuân, mùa Hạ chúng tôi bay nhởn nhơ ở các vườn hoa, công viên. Đám con nít của loài người xúm nhau rượt bắt chúng tôi. Có đứa cầm vợt lưới bắt dòng họ Hồ Điệp chúng tôi như ngư phủ lưới Cá vậy. Họ bắt thân nhân chúng tôi về bỏ đói cho đến khi chết khô. Họ ép mỏng thân xác thân nhân chúng tôi để có bộ sưu tập CON BƯỚM VÀNG.
Chúng tôi có thù oán gì với loài người đâu. Có người nào trên Trái Đất này bị Bướm cắn chết bao giờ. Vậy mà loài người giết chúng tôi không một chút thương tâm. 970 triệu anh chị Hồ Điệp ngã gục năm 1990 theo số thống kê của loài người. Tôi không biết làm thế nào loài người có con số thống kê nầy. Nhưng chúng tôi vẫn lạc quan vì Hồ Điệp sống thọ nhất là 12 tháng nên chúng tôi luôn luôn hưởng thụ. Tình yêu giữa chúng tôi và hoa rất keo sơn. Nói vậy nhưng không tuyệt đối như vậy. Chúng tôi chỉ yêu hoa tươi. Hoa tàn chúng tôi bay đi như mấy ông Việt Nam nói: “hoa tươi Bướm đậu, hoa tàn Bướm bay.”
Chúng tôi nhởn nhơ dưới ánh mặt trời, yêu thương nhau để truyền tử lưu tôn. Mỗi chị Hồ Điệp sinh từ 100- 200 trứng. Càng ái ân nhiều các chị Hồ Điệp càng sinh nhiều trứng. Nhiều chị Hồ Điệp Vương (Monarch Butterfly) có thể sinh đến 1,000 trứng. Với đà sinh sản này thì Hồ Điệp tộc chỉ thua Ngư tộc mà thôi. Hồ Điệp rất khó tuyệt chủng. Trứng Hồ Điệp không nhiều bằng trứng Cá. Kiến ăn trứng Hồ Điệp. Cá ăn trứng Cá. Cá ăn thịt lẫn nhau nên có câu: Cá lớn nuốt Cá bé. Loài người ăn đủ loại trứng cá và tất cả các loại cá từ nhỏ như Cá Cơm, Lòng Tong đến Cá Mập, Cá Voi nên sự thiệt hại dân số Ngư tộc do các ngư phủ của loài người gây ra rất lớn. Người giàu có ăn trứng Cá caviar, trứng của Cá esturgeon mang tên khoa học Acipenser oxyrinchus oxyrinchus đánh bắt trên biển Caspian hay Hắc Hải. Người Nhật ăn trứng Cá Tobiko (Cá Bay: Cá có hai cánh ngắn có thể bay là là trên mặt nước biển) mang tên khoa học Cypselurus heterurus trong món Sushi của họ. Các dân tộc ở Đông Á và Đông Nam Á ăn nhiều Cá. Để có nước mắm và mắm nêm người Việt Nam dùng rất nhiều Cá nhỏ ủ trong muối. Loài người không ăn trứng, không ăn Sâu Bướm hay Bướm. Do đó sự thiệt hại dân số Hồ Điệp không to lớn bằng Ngư tộc. Ngư tộc không tuyệt chủng thì chúng tôi cũng vậy mặc dù loài người dùng thuốc hóa học giết hại Hồ Điệp tộc chúng tôi hàng loạt. Số trẻ nít và các nhà vạn vật học đi ruồng bắt Hồ Điệp quá nhỏ so với số ngư phủ trên thế giới có ghe, tàu, lưới, giáo mác, súng đánh bắt và giết Cá lớn. Dưới ruộng thì họ dùng nôm thay cho lưới để bắt Cá.
Chúng tôi chán ghét loài người vừa ruồng bắt Hồ Điệp vừa mỉa mai chúng tôi trong bài tập đọc Ai Ơi Chớ Vội Khoe Mình trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng Tiểu Học. Sao không nói loài người ác độc khi ruồng bắt chúng tôi rồi xé cánh, bẻ chân làm vui? Chúng tôi có khoe gì đâu. Quần áo chúng tôi mặc là như thế đó. Đi khắp năm châu dòng họ Hồ Điệp chúng tôi đều ăn mặc đẹp đẽ như vậy cả. Mấy thằng Kiến ốm tong teo cũng bày đặt gây hấn với Hồ Điệp bằng cách tấn công các bào thai của Hồ Điệp. Mấy thằng họ Điểu cắn mổ bào thai mới nở của Hồ Điệp: Sâu bướm. Loài người bắt chúng tôi phơi khô ép xác trong Album. Sao những người trán cao kiếng dày của loài người không tìm hiểu ấu nhi Hồ Điệp luyện thế võ gì mà ngay từ nhỏ đã ăn chất độc như aristolochic acid mà không cần phải uống thuốc giải độc hay ngâm mình dưới suối nước nóng hay suối nước lạnh như các tay võ hiệp giang hồ Trung Hoa mà vẫn khỏe mạnh?
Cảm ơn quí vị đại biểu lắng nghe bài tham luận của Hồ Điệp tộc. Kính chúc toàn thể quí vị một ngày vui và Đại Hội Quốc Tế Động Vật thành công viên mãn.
Dưới hội trường có tiếng vỗ tay vang dội . Một nhạc sĩ Hồ Điệp Vương trình tấu Hạ Uy Cầm bản Butterfly’ s Love.
Nữ Hoàng Hồ Điệp Tộc Ornithoptera alexandrae Nam Thái Bình Dương.
PHẠM ĐÌNH LÂN F.A.B.I.
___________
a2a: Các hình minh họa trong bài do a2a mượn từ internet .
From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Saturday, March 18, 2017 1:04 PM
To: David Pham
Subject: Pham Dinh Lan - noi long ho diep toc
Sent: Saturday, March 18, 2017 1:04 PM
To: David Pham
Subject: Pham Dinh Lan - noi long ho diep toc
Pham Dinh Lan - noi long ho diep toc
NỖI LÒNG HỒ ĐIỆP TỘCTrước khi đại diện Hồ Điệp tộc đọc bài tham luận ban tổ chức trưng bày bức họa hoa hậu Điệp tộc Vanessa cardui thuộc gia đình Nymphalidae. Hồ Điệp tộc dòng Vanessa nổi tiếng có con cái đẹp và sang trọng. Sá gì người Anh không gọi họ là painted lady vì những bộ quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ của họ. Ban Nhạc Butterfly trình tấu bản Kìa Con Bướm Vàng dựa theo âm điệu của bài Frère Jacques (Brother John). Bản nhạc vừa dứt các đại biểu vỗ tay vang dội không phải tán thưởng bản nhạc trình diễn xuất sắc bản Kìa Con Bướm Vàng mà tán thưởng sắc đẹp của nữ hoàng Hồ Điệp tộc dòng Ornithoptera khi bà xuất hiện. Tiếng vỗ tay kéo dài khiến bà nói liên tục: Cảm ơn quí vị! Cảm ơn quí vị! nhiều lần mới bắt đầu đọc bài tham luận của Hồ Điệp tộc.
****
Hồ Điệp tộc chúng tôi có mặt khắp nơi trên thế giới. Nơi nào có cây cỏ, hoa quả nơi đó có Hồ Điệp tộc. Dòng họ chúng tôi trên thế giới lối 20,000 giống khác nhau, kích thước và mặc áo quần với màu sắc khác nhau. Chúng tôi là côn trùng, có cánh và biết bay. Chúng tôi bay với vận tốc trung bình lối 9 km/ giờ.
Dưới đây là tên gọi của loài người dành cho Hồ Điệp tộc chúng tôi:
Quốc Gia Tên Gọi Việt Nam Bướm; Điệp (Hán- Việt), Hồ Điệp (Hán- Việt) Trung Hoa Hudie (Hồ Điệp) Pháp Papillon Anh Butterfly
Hồ Điệp tộc có 06 gia đình sống rải rác khắp thế giới. Sáu gia đình Hồ Điệp tộc đó là:
1. Hedelidae gồm những anh chị Bướm nhỏ ở Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada, Mễ Tây Cơ), hai ăn- ten ngắn; bụng thon dài màu hung đỏ- xám.
2. Hesperiidae gồm những anh chị Bướm nâu (skippers) khi bay thường lao về phía trước như phi tiêu.
3. Lycaenidae gồm những anh chị Bướm màu xanh, đỏ đồng, nâu; đuôi nhỏ; đầu không rõ ngoài cặp mắt và hai dây an- ten.
4. Papilionidae: Bướm Đuôi Én (Swallowtail Butterfly) (Đuôi nằm trên cánh). Bướm Đuôi Én được tìm thấy nhiều ở những vùng khí hậu nhiệt đới, ở Đông Nam Á, Đông Á. Ở Tây Bá Lợi Á có Bướm Đuôi Én Parnassius arcticus. Bướm Đuôi Én to lớn nhất là Bướm mang tên khoa học Papilio cresphontes. Gia đình Papilionidae tập trung nhiều dòng họ Hồ Điệp. Các anh Bướm to lớn nhất thế giới như dòng họ chúng tôi mang tên khoa học Ornithoptera alexandrae thuộc gia đình Papilionidae.
5. Pieridae gồm những anh chị Bướm trắng, trắng- vàng, vàng cam.
6. Riodinidae với những anh chị Bướm có an- ten dài, cánh dài với nhiều màu xanh, đen, đỏ khác nhau.
Hồ Điệp tộc chúng tôi là côn trùng có 04 cánh to. Thân thể chúng tôi chia ra làm 03 (ba) phần:
a. Đầu có cặp mắt đen, hai dây an- ten để đánh hơi và một cái vòi (proboscis) nhọn để hút phấn hoa, mật hoa và các loại chất nhựa khác.
b. Ngực (thorax) có ba ngăn. Mỗi ngăn có một cặp chân. Đa số Hồ Điệp tộc chúng tôi có 06 chân. Trong 06 chân này có 04 chân dài và 02 chân ngắn. Trường hợp Hồ Điệp có 04 chân tương đối hiếm. Chúng tôi có 04 cánh. Hai cánh trước và hai cánh sau. Trên cánh có nhiều vảy li ti với những sắc tố đen, hung đỏ, vàng, vàng cam v.v.
c. Bụng (abdomen) gồm có nhiều ngăn: tim, ruột trước, ruột sau, ruột cùng, bộ phận sinh dục, lỗ thở (hệ thống hô hấp côn trùng: spiracles), bộ phận để siết chặt lúc ái ân nam- nữ v.v.
Hồ Điệp tộc chúng tôi sống bằng mật hoa, phấn hoa, nhựa cây, trái cây chín rã rục, xác thú chết sình thối, phân thú v.v. Chúng tôi cần chất ngọt và chất mặn. Đôi khi chúng tôi đáp vào mình những người đàn ông ở trần để hút mồ hôi mặn của họ. Thân thể chúng tôi chứa đầy độc chất do nhựa các loài cỏ hay cây có nhựa độc mà ra. Các động vật ăn nhằm thịt chúng tôi nếu không chết cũng bị chất độc gây bịnh. Hồ Điệp thường lai vãng các loại cây có nhựa sữa (milkweed) thường có độc chất khả dĩ trị suyễn, ung thư. Cây bòng bòng quỉ Calotropis procera thuộc gia đình Apocynaceae có chất calotropin C29 H40 O9 rất độc dùng để trị suyễn, ung thư. Trong Thánh Kinh cây bòng bòng quỉ được gọi là Sodom’s apple (Táo thành Sodom). Người Anh gọi là rooster tree (Kê Mộc). Người Việt Nam biết bụi phấn trên mình chúng tôi gây ho cho họ cho nhưng họ chưa biết đến độc chất calotropin.
Cuộc đời của chúng tôi vừa ngắn ngủi vừa thăng trầm. Tuổi thơ trung bình của Hồ Điệp xê dịch từ 06 đến 08 tuần. Chúng tôi phải trải qua 04 kiếp khác nhau trước khi chánh thức mang lý lịch Hồ Điệp. Vì đời sống ngắn ngủi việc truyền tử lưu tôn trong dòng họ Hồ Điệp diễn ra rất sớm ngay sau khi vừa hóa kiếp thành Bướm. Cuộc đời tình ái của họ Hồ Điệp rất lãng mạn. Các anh chị Bướm bay trên không trung. Đó là chuyến bay hôn sự. Tình yêu được báo qua các tín hiệu trên cánh và hương thơm từ thân thể các anh chị Bướm toát ra. Những cặp tình nhân Hồ Điệp yêu nhau trên không. Cuộc ái ân diễn ra rất lâu. Thường nó kéo dài từ 30 phút đến 08 giờ đồng hồ. Các chị tìm một lá cây sạch sẽ nào đó để đẻ trứng có tinh trùng của anh Bướm cha. Trứng màu xanh lá cây nhạt. Trung bình một chị Bướm sinh từ 100 đến 200 trứng. Chu kỳ biến thái trải qua các giai đoạn sau đây:
1. Trứng
2. Sâu (larva- caterpillar): Trứng nở ra Sâu Bướm với hình dạng của một Sâu dài lối 5- 6 cm màu xanh nhạt; mình có nhiều ngăn. Sâu ăn lá để sống. Đó là lý do tại sao các chị Bướm đẻ trứng trên các lá cây tươi để khi trứng nở thành Sâu có thức ăn trên cây.
3. Giai đoạn 3 là giai đoạn sâu bướm biến thành nhộng (pupa). Nhộng Bướm thu mình trong kén.
4. Giai đoạn 4: Nhộng Bướm trưởng thành để mang hình hài của Bướm rời khỏi kén chập chững bay ra ngoài.
Bướm bay khi nhiệt độ trong thân Bướm lối 27 độ C hay 81 độ F. Nếu trời lạnh Bướm phơi cánh cho cơ thể ấm mới bay được. Khác với các Bướm đêm (moth) Bướm thường xuất hiện ban ngày nhất là vào các mùa Xuân, Hạ và đầu Thu. Chúng tôi cần khí hậu ấm áp và cần có hoa và quả để có thức ăn.
Phải mất hàng tháng mới hoàn tất chu kỳ 04 giai đoạn biến thái TRỨNG, SÂU, NHỘNG, BƯỚM. Ngày nay Hồ Điệp được xem là biểu tượng cho người chuyển giới.
Quí vị biết không, các anh Hồ Điệp Vương (Monarch Butterfly) Danaus plexippus , Anosia plexippus hay Papilio plexippusthuộc gia đình Nymphalidae chết sau khi ái ân với các chị. Các chị Bướm dòng nầy chết vài ngày sau khi chu kỳ biến thái từ trứng sang Sâu, Nhộng và Bướm hoàn tất. Dòng họ Hồ Điệp Vương này rất đông đảo. Họ sống ở các hải đảo Thái Bình Dương, Úc Đại Lợi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, vùng biển Caribbean.
Cánh của các anh Hồ Điệp Vương xòe ra đo được 12 cm. Sự phân biệt giới tính của Hồ Điệp Vương căn cứ vào trọng lượng và những đường gân màu đen trên cánh. Các anh Hồ Điệp Vương to lớn hơn các chị. Các đường gân đen trên cánh của các anh màu đen nhạt hơn đường gân đen trên cánh của các chị. Hồ Điệp Vương có thể di chuyển từ Canada xuống Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ trên một lộ trình dài 3.200 km!Queen Alexandra’s birdwingBản thân chúng tôi, Hồ Điệp Alexandra, thuộc dòng Ornithoptera alexandrae, gia đình Papilionidae. Chúng tôi được xem là những Hồ Điệp lớn nhất trong các dòng Hồ Điệp trên thế giới. Thân nhân to lớn nhất của dòng họ chúng tôi được tìm thấy ở Papua New Guinea có cánh xòe đo được 28 cm, cân nặng 12 grams màu hung đỏ- vàng có đốm trắng hay vàng nhạt. Thân dài 8 cm. Bụng vàng; ngực đen cho cả hai phái. Cánh sau của Bướm có đốm vàng. Nam phái Hồ Điệp mang tên hoàng hậu Anh gốc Đan Mạch nhỏ hơn nữ phái về vóc dáng và trọng lượng. Người Anh gọi chúng tôi là Queen Alexandra’s birdwing (Bướm Cánh Chim Hoàng Hậu Alexandra). Hoàng Hậu Alexandra xứ Đan Mạch (1844- 1925) là vợ của vua Edward VII (1841- 1910) của Vương Quốc Anh. Chúng ta tạm gọi ngắn gọn là Hồ Điệp Alexandra. Các chị Hồ Điệp Alexandra sinh trứng trên lá hay hoa của dây hộ sản (birthwort) Pararistolochia dielsiana hay Aristolochia dielsiana tức gia đình Aristolochiaceae. Khi trứng nở ra Sâu. Sâu ăn lá hay cọng dây này có độc chất: aristolochic acid C17 H11 NO7. Loại acid nầy hại cho gan và thận. Nhưng nó được dùng làm thuốc chữa bịnh suyễn, rắn cắn, đau nhức (La Mã), trị thống phong (gout), bịnh thận, rắn độc cắn (Hy Lạp, Trung Hoa). Aristolochic acid cũng có đặc tính trụy thai. Vì mùi của aristolochic acid rất khó chịu nên Sâu Bướm được bảo vệ không bị các loại Điểu tộc hãm hại. Dây hộ sản Aristolochia dielsiana luôn luôn gắn liền với Hồ Điệp Alexandra. Loài thảo mộc này được tìm thấy nhiều ở Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia, Papua New Guinea, Úc Đại Lợi. Lá hình tam giác; đầu lá nhọn; hoa như loa kèn màu trắng xanh nhạt.
Người Việt Nam gọi Hồ Điệp Alexandra chúng tôi là Bướm Ông, Bướm Bà.Painted LadyHồ Điệp Thiếu Nữ Trang Điểm (Painted Lady: thiếu nữ sơn) hay Hồ Điệp Kế Nhựa Sữa (Thistle Butterfly) mang tên khoa học Vanessa cardui thuộc gia đình Nymphalidae. Loài người gọi các anh chị ấy là Painted Lady (Thiếu Nữ sơn, dồi phấn) vì các anh chị ấy mặc quần áo có màu sắc sặc sỡ. Thường thường quần áo các anh chị Hồ Điệp này có ba màu: vàng, đen, trắng. Cánh lúc nào cũng có các đốm trắng ven rìa. Lục địa nào cũng có sự hiện diện của tộc Vanessa ngoại trừ Nam Băng Châu. Nam Mỹ, vùng biển Caribbean và Úc Đại Lợi có nhiều tộc Hồ Điệp sặc sỡ này.
Các anh Hồ Điệp dòng Vanessa đều đa thê (polygynous). Các anh ái ân hơn một chị Hồ Điệp. Các cuộc ái ân thường xảy ra vào buổi trưa.
Các anh chị Hồ Điệp nầy ăn đủ các loại mật hoa và các loại nhựa độc. Mật hoa ưa thích của các anh chị ấy là mật hoa dưa mật (honeydew) Cucumis melo inodorus, và cây kế nhựa sữa (milk thistle) Silybum marianum, gia đình Asteraceae của hoa cúc. Vì vậy các anh chị Hồ Điệp Vanessa còn được gọi là Hồ Điệp Kế Nhựa Sữa (Thistle Butterfly). Cây kế nhựa sữa cósilymarin C25 H 22 O10 được dùng để trị viêm gan, cổ trướng, hoàng đản. Nó cũng có potassium nitrate KNO3 độc cho trâu, bò, dê, trừu.
Hồ Điệp Vanessa cardui có thể thọ đến 12 tháng trong khi tuổi thọ trung bình của Hồ Điệp kéo dài từ 6 đến 8 tuần!
Người Tây Phương nhìn Hồ Điệp chúng tôi bằng lăng kính lãng mạn dễ thương. Tên khoa học của Hồ Điệp Vương làDanaus plexippus rút từ huyền thoại Hy Lạp. Danaus, cháu của Thần Zeus, có 50 người con gái. Aegyptus có 50 người con trai. 50 con trai của Aegyptus cưới 50 con gái của Danaus. Plexippos là một trong 50 người con trai bị các con gái của Danaus giết chết. Tên khoa học dựa vào huyền thoại nầy phản ánh độc tính trong thân thể Hồ Điệp hay nói lên cái chết của nam Hồ Điệp trước các nữ Hồ Điệp vì tính hiếu sắc dục của các nam Hồ Điệp? Chúng tôi cũng chưa rõ vì sao người ta gọi Hồ Điệp dòng Danaus là Hồ Điệp Vương (Monarch Butterfly). Chỉ biết rằng người ta gọi như vậy để tưởng nhớ đến vua William III (1650- 1702) của Anh. Chúng tôi tạm đưa ra hai giả thuyết sau đây để biện minh cho cách gọi trên của người Anh:
a. Gọi là Hồ Điệp Vương vì hình dáng uy nghi và to lớn của các anh chị Hồ Điệp dòng Danaus.
b. Tưởng nhớ đến vua William III dòng Orange ở Hòa Lan làm vua ở Anh. Vì các anh chị Hồ Điệp Vương thường mặc quần áo màu vàng cam (Orange). Màu nầy gợi lại vương triều Orange ở Hòa Lan. Đội banh đại diện Hòa Lan trong các trận đấu quốc tế luôn luôn mặc áo màu vàng cam.
Hồ Điệp Alexandra Ornithoptera alexandrae là Hồ Điệp to lớn nhất được mang tên hoàng hậu Alexandra. Tên gọi thông thường mà người Anh dành cho chúng tôi là Queen Alexandra’s birdwing Hồ Điệp Cánh Chim của Hoàng Hậu Alexandra.
Tộc Mật Phong và Hồ Điệp tộc hút phấn hoa và mật hoa. Chúng tôi giúp cho sự thụ phấn của các anh chị trái cây. Chúng tôi đóng vai trò bà mai và bà mụ cho các loài thảo mộc trên Trái Đất. Loài người khen tộc Mật Phong nhưng không khen chúng tôi. Điều này rất dễ hiểu. Loài người ăn Ong non, uống mật và sữa Ong Chúa. Hồ Điệp chúng tôi không ăn được. Nếu ăn thì sinh bịnh lạ khó chữa vì con cái chúng tôi sống bằng độc chất từ các loài cây hay dây có nhựa độc nên toàn thân Hồ Điệp đều có chất độc.
Người Việt Nam nói nhiều về Hồ Điệp tộc chúng tôi. Có điều họ nói rất văn chương lãng mạn như Chuyện Lan và Điệp, bài ca về Lan và Điệp, một mối tình dang dở. Cũng có lúc họ dùng ngôn ngữ để chê bai chúng tôi.
- Bướm hoa: sự đi lại giữa trai và gái. Từ bướm hoa được dùng theo nghĩa xấu của nó.
- Ong Bướm: là hai loài côn trùng hút nhụy hoa; ám chỉ những người đàn ông hay ve vãn nữ phái.
- Giấc điệp: giấc ngủ mơ thấy Bướm.
Ca dao và thơ văn Việt Nam nói về Hồ Điệp như sau:
Bướm sinh Sâu, Sâu hoá Bướm.
*
Khá khen con Bướm khôn ngoan,
Hoa tươi Bướm đậu, hoa tàn Bướm bay.
*
Vườn có chủ giữ gìn cỏ chạ,
Hoa có rào ngăn đón Bướm Ong.
*
Thiếp như hoa đã lìa cành,
Chàng như con Bướm liệng vành mà chơi.
(DTTT- Nguyễn Du)
Người Phi Luật Tân cho rằng Bướm Đen là điềm xấu. Ở hạt Devonshire, tây nam nước Anh, cư dân có tục giết Hồ Điệp đầu tiên trong năm để tránh xui xẻo. Năm 1990 trên thế giới có 970 triệu anh chị Hồ Điệp bị giết chết. 90% trong số này là các Hồ Điệp ở Hoa Kỳ!Từ xưa, cách đây 3,500 năm hình ảnh Hồ Điệp chúng tôi được tìm thấy trên các ngôi mộ cổ ở Ai Cập. Thời văn minh Maya và Aztec ở Trung và Nam Mỹ người ta cũng lưu lại nhiều hình Hồ Điệp tộc như hình Hồ Điệp trên lư hương được tìm thấy ở Teotihuacan ở Mễ Tây Cơ chẳng hạn.
Ở Việt Nam có Chuyện Lan và Điệp, bài ca về Lan và Điệp. Trên thế giới có Madame Butterfly (Hồ Điệp Phu Nhân), một vở tuồng Opera của Giacomo Puccini. Năm 1973 có phim Butterfly (Papillon) dựa vào cuốn sách tự thuật cuộc vượt thoát ngục Guyane của Henri Charrière. Pavillon (Butterfly) là tựa đề cuốn sách. Đó là hình con Bướm xâm trên tay Henri Charrière. Papillon trở thành biệt danh của người tù vượt thoát nầy.
Trong Đề 40 số, Hồ Điệp mang số 19 trước anh chị Mèo Rừng (số 18) và anh chị Rít (Ngô Công- số 20).
Trong tên gọi thực vật Việt Nam ta có:
- Hoa Bướm: hoa pensée Violatricolor hortensis
- Hoa Bướm Trắng mang tên khoa học Hypoestes forskaolii.
- Hoa Bướm Xanh tức Thanh Hoa Xà Plumbago auriculata
- Cây Điệp Caesalpinia pulcherrima là một loại phượng vĩ lùn, hoa có màu sắc sặc sỡ như cánh Bướm, hoa giống cánh Bướm hay hấp dẫn Bướm đến hút nhụy. Hoa Điệp có hai màu: đỏ và vàng rất tươi. Người Anh gọi cây Điệp là peacock flower (Khổng Tước Hoa) tựa như ta gọi Phượng Vĩ (Đuôi Phượng).
Tên gọi thực vật mang tên Butterfly trong tiếng Anh có:
- Butterfly Bush (Mật Mộng Hoa) Buddleja madagascariensis.
- Butterfly flower (Huyết Hoa Nhựa Sữa) Asclépias bicolor
- Butterfly milkweed (Viêm Phế Can- tên này do chúng tôi đặt dựa trên công dụng trị liệu các bịnh về phổi) Asclepias tuberosa.
- Butterfly orchid (Lan Bướm) Encyclia tampensis.
- Butterfly pea (Bông Biếc) Clitoria terratea
- Butterfly tree (Cây Hoa Lá Móng Bò) Bauhinia monandra
Tất cả những thảo mộc mang tên Butterfly đều là những cây có hoa hấp dẫn Hồ Điệp tộc chúng tôi.
Có một loài Cá được gọi là Cá Bướm (Butterfly fish) vì có nhiều mầu như cánh Bướm. Cá Bướm thuộc gia đình ngư tộcChaetodontidae. Cá Bướm nước ngọt mang tên khoa học Pantodon buchholzi.
Trong Thiên Văn Học có cụm sao Hồ Điệp (Butterfly Cluster) trong chòm sao Scorpius và mây Hồ Điệp (Hồ Điệp Vân - Butterfly Nebula).
Do màu sắc sặc sỡ của đôi cánh của Hồ Điệp tộc mà chúng tôi có một vị trí nào đó trong văn hoá loài người. Việc hút mật hoa và phấn hoa là việc tìm sự sống bình thường của tộc chúng tôi vô tình giúp ích cho cây trái của loài người. Chúng tôi không cố tình giúp ích cho loài người. Loài người cũng không cảm ơn chúng tôi. Họ yêu màu sắc của chúng tôi. Chúng tôi dạy họ rằng sắc đẹp nào cũng độc như độc chất tích lũy trong thân thể Hồ Điệp tộc từ trong trứng hoá Sâu, hoá Nhộng trước khi biến dạng ra hình hài Hồ Điệp. Vào mùa Xuân, mùa Hạ chúng tôi bay nhởn nhơ ở các vườn hoa, công viên. Đám con nít của loài người xúm nhau rượt bắt chúng tôi. Có đứa cầm vợt lưới bắt dòng họ Hồ Điệp chúng tôi như ngư phủ lưới Cá vậy. Họ bắt thân nhân chúng tôi về bỏ đói cho đến khi chết khô. Họ ép mỏng thân xác thân nhân chúng tôi để có bộ sưu tập CON BƯỚM VÀNG.
Chúng tôi có thù oán gì với loài người đâu. Có người nào trên Trái Đất này bị Bướm cắn chết bao giờ. Vậy mà loài người giết chúng tôi không một chút thương tâm. 970 triệu anh chị Hồ Điệp ngã gục năm 1990 theo số thống kê của loài người. Tôi không biết làm thế nào loài người có con số thống kê nầy. Nhưng chúng tôi vẫn lạc quan vì Hồ Điệp sống thọ nhất là 12 tháng nên chúng tôi luôn luôn hưởng thụ. Tình yêu giữa chúng tôi và hoa rất keo sơn. Nói vậy nhưng không tuyệt đối như vậy. Chúng tôi chỉ yêu hoa tươi. Hoa tàn chúng tôi bay đi như mấy ông Việt Nam nói: “hoa tươi Bướm đậu, hoa tàn Bướm bay.”
Chúng tôi nhởn nhơ dưới ánh mặt trời, yêu thương nhau để truyền tử lưu tôn. Mỗi chị Hồ Điệp sinh từ 100- 200 trứng. Càng ái ân nhiều các chị Hồ Điệp càng sinh nhiều trứng. Nhiều chị Hồ Điệp Vương (Monarch Butterfly) có thể sinh đến 1,000 trứng. Với đà sinh sản này thì Hồ Điệp tộc chỉ thua Ngư tộc mà thôi. Hồ Điệp rất khó tuyệt chủng. Trứng Hồ Điệp không nhiều bằng trứng Cá. Kiến ăn trứng Hồ Điệp. Cá ăn trứng Cá. Cá ăn thịt lẫn nhau nên có câu: Cá lớn nuốt Cá bé. Loài người ăn đủ loại trứng cá và tất cả các loại cá từ nhỏ như Cá Cơm, Lòng Tong đến Cá Mập, Cá Voi nên sự thiệt hại dân số Ngư tộc do các ngư phủ của loài người gây ra rất lớn. Người giàu có ăn trứng Cá caviar, trứng của Cá esturgeon mang tên khoa học Acipenser oxyrinchus oxyrinchus đánh bắt trên biển Caspian hay Hắc Hải. Người Nhật ăn trứng Cá Tobiko (Cá Bay: Cá có hai cánh ngắn có thể bay là là trên mặt nước biển) mang tên khoa học Cypselurus heterurus trong món Sushi của họ. Các dân tộc ở Đông Á và Đông Nam Á ăn nhiều Cá. Để có nước mắm và mắm nêm người Việt Nam dùng rất nhiều Cá nhỏ ủ trong muối. Loài người không ăn trứng, không ăn Sâu Bướm hay Bướm. Do đó sự thiệt hại dân số Hồ Điệp không to lớn bằng Ngư tộc. Ngư tộc không tuyệt chủng thì chúng tôi cũng vậy mặc dù loài người dùng thuốc hóa học giết hại Hồ Điệp tộc chúng tôi hàng loạt. Số trẻ nít và các nhà vạn vật học đi ruồng bắt Hồ Điệp quá nhỏ so với số ngư phủ trên thế giới có ghe, tàu, lưới, giáo mác, súng đánh bắt và giết Cá lớn. Dưới ruộng thì họ dùng nôm thay cho lưới để bắt Cá.
Chúng tôi chán ghét loài người vừa ruồng bắt Hồ Điệp vừa mỉa mai chúng tôi trong bài tập đọc Ai Ơi Chớ Vội Khoe Mình trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng Tiểu Học. Sao không nói loài người ác độc khi ruồng bắt chúng tôi rồi xé cánh, bẻ chân làm vui? Chúng tôi có khoe gì đâu. Quần áo chúng tôi mặc là như thế đó. Đi khắp năm châu dòng họ Hồ Điệp chúng tôi đều ăn mặc đẹp đẽ như vậy cả. Mấy thằng Kiến ốm tong teo cũng bày đặt gây hấn với Hồ Điệp bằng cách tấn công các bào thai của Hồ Điệp. Mấy thằng họ Điểu cắn mổ bào thai mới nở của Hồ Điệp: Sâu bướm. Loài người bắt chúng tôi phơi khô ép xác trong Album. Sao những người trán cao kiếng dày của loài người không tìm hiểu ấu nhi Hồ Điệp luyện thế võ gì mà ngay từ nhỏ đã ăn chất độc như aristolochic acid mà không cần phải uống thuốc giải độc hay ngâm mình dưới suối nước nóng hay suối nước lạnh như các tay võ hiệp giang hồ Trung Hoa mà vẫn khỏe mạnh?
Cảm ơn quí vị đại biểu lắng nghe bài tham luận của Hồ Điệp tộc. Kính chúc toàn thể quí vị một ngày vui và Đại Hội Quốc Tế Động Vật thành công viên mãn.
Dưới hội trường có tiếng vỗ tay vang dội . Một nhạc sĩ Hồ Điệp Vương trình tấu Hạ Uy Cầm bản Butterfly’ s Love.
Nữ Hoàng Hồ Điệp Tộc Ornithoptera alexandrae Nam Thái Bình Dương.PHẠM ĐÌNH LÂN F.A.B.I.___________a2a: Các hình minh họa trong bài do a2a mượn từ internet .
Nguyễn Viết Đức, Research on the Whole Health Environment, Worldwide <bandaoduc.healthre
Cám ơn Anh & LTK's Stars:
Đúng là Văn Ôn Vũ Luyện. Sau khi đọc kỷ Art2all.net gợi nhớ trong em thời thơ ấu lũng ghế nhà trường các GS từ Trung Học đến Đại Học ở Việt Nam chưa có người Thầy nào hướng dẫn môn sinh như Ông Anh của Em.
Trong nghiên cứu về Health, một Giáo Sư dạy về Oncology cuối đời chánh Ông là người bị bịnh Oncology. Ngồi buồn nhìn qua khung kiếng...Ông nhận thức rằng "Con Bướm có cuộc sống hạnh phúc, bình an, sung sướng hơn Ông Professor, dạy về Oncology tại Đại Học Harvard....
Học giả nầy thay đổi quan niệm sống. Ông nghiên cứu về cây dâu tằm ăn, con bướm...cuối cùng Ông lập mãnh vườn trồng dâu, thu hoạch trái dâu..chế biến bán với gần 70 dollars một Pounds. Cám ơn Anh Lân & LTK's Stars, những người mà em quý mến, kính trọng cho dù Danh Kỳ Thinh, Bất Kiến Kỳ Hình. Một lần nữa cám ơn Anh & Dược Sĩ chị Phương Lâm đã nghiên cứu về Mulberry, cây dâu. Em là người đã áp dụng và giúp một hai người qua khỏi cơn bịnh ngặt nghèo, trong đó có one LTK's Star tại California. Sẳn đây chia xẻ cùng Quý Anh Chị, là Chị Phương giỏi về cả Đông & Tây Y về Botanical Medical Herbs.
Đúng là Văn Ôn Vũ Luyện. Sau khi đọc kỷ Art2all.net gợi nhớ trong em thời thơ ấu lũng ghế nhà trường các GS từ Trung Học đến Đại Học ở Việt Nam chưa có người Thầy nào hướng dẫn môn sinh như Ông Anh của Em.
Trong nghiên cứu về Health, một Giáo Sư dạy về Oncology cuối đời chánh Ông là người bị bịnh Oncology. Ngồi buồn nhìn qua khung kiếng...Ông nhận thức rằng "Con Bướm có cuộc sống hạnh phúc, bình an, sung sướng hơn Ông Professor, dạy về Oncology tại Đại Học Harvard....
Học giả nầy thay đổi quan niệm sống. Ông nghiên cứu về cây dâu tằm ăn, con bướm...cuối cùng Ông lập mãnh vườn trồng dâu, thu hoạch trái dâu..chế biến bán với gần 70 dollars một Pounds. Cám ơn Anh Lân & LTK's Stars, những người mà em quý mến, kính trọng cho dù Danh Kỳ Thinh, Bất Kiến Kỳ Hình. Một lần nữa cám ơn Anh & Dược Sĩ chị Phương Lâm đã nghiên cứu về Mulberry, cây dâu. Em là người đã áp dụng và giúp một hai người qua khỏi cơn bịnh ngặt nghèo, trong đó có one LTK's Star tại California. Sẳn đây chia xẻ cùng Quý Anh Chị, là Chị Phương giỏi về cả Đông & Tây Y về Botanical Medical Herbs.
Riêng Anh Phạm Đình Lân là người Anh nay ngoài 80 người biết em từ khi còn là một "Bần Sĩ" vùng xôi đậu. Anh Phạm Đình Hưng & Anh Lân sanh ra và lớn lên trong gia đình Giàu Có, Sang Trọng, Quyền Thế từ thời còn còn Ảnh Hưởng Tây. Hai Anh không ngại ngùng lưu ý đến em nằm tận đáy bùn đen và bị thiên hạ chà đạp trong suốt thời kỳ lũng ghế nhà trường. Những người đó bao gồm đủ mọi Thành Phần Giai Cấp Xã Hội trước 04/1975. Đó là lý do mà em "Thông Cảm Sâu Sắc những bài thơ do Anh Sáng Tác, song ngữ vừa qua..."
Hôm nay em ghi lại tâm sự nầy là vì em đã biết Anh Phạm Đình Hưng đã qua những chặng đường sức khỏe khó khăn. Hai Anh là người tin tưởng tuyệt đối vào Tài Năng Phúc Đức mà gia đình hai Anh để lại cho con cháu. Hai Anh đã chứng nhận được phước lành mà Thượng Đế đấng Tạo Hoá ban cho hai Anh qua giấc mộng trên đường Vượt Biên. Qua sự kiện mà hai Anh đã dạy cho em, em càng cũng cố thêm niềm tin và hy vọng vào những gì mà em đã và đang làm, cho dù bị cản trở đánh phá rất nhiều trong cũng như ngoài nước nhất là trong cộng đồng VN tại Los Angeles, Orange County.
Thưa Anh Tôn: Sáng nay Anh chia xẻ cùng em về "Giá Trị của Cuộc Sống con người." Em mừng là cho đến giờ nầy, em còn có những người Anh gần 90 & và LTK's Stars ngoài 70 đã và đang có cuộc sống mang nhiều ý nghĩa và giá trị trong kiếp sống tha hương.
Cho phép em Cầu Nguyện để tất cả có Cuộc Sống Bình An, mang Bình An cho người chung quanh.
Thưa Anh Tôn: Sáng nay Anh chia xẻ cùng em về "Giá Trị của Cuộc Sống con người." Em mừng là cho đến giờ nầy, em còn có những người Anh gần 90 & và LTK's Stars ngoài 70 đã và đang có cuộc sống mang nhiều ý nghĩa và giá trị trong kiếp sống tha hương.
Cho phép em Cầu Nguyện để tất cả có Cuộc Sống Bình An, mang Bình An cho người chung quanh.
Vườn có chủ giữ gìn cỏ chạ,
Hoa có rào ngăn đón Bướm Ong.
*
Thiếp như hoa đã lìa cành,
Chàng như con Bướm liệng vành mà chơi.
(DTTT- Nguyễn Du)
(Anh Lân ơi ! Mấy năm trước em có chia xẻ cùng Anh mối tình câm. Em có nhiều mối tình câm lắm, mà biết chia xẻ cùng ai ! Chờ thêm thời gian em sẽ chia xẻ cùng Anh một chuyện quá đặc biệt vừa xảy đến với em, sau khi em giúp một đứa cháu "Cả đời đều bị gạt, từ tình cho đến tiền." sau khi em đọc câu thơ trên. Điều khác biệt là:
Thiếp như hoa đang kết nụ,
Sao nỡ lòng nào đánh đuổi tôi đi.
Dù ra đi nhưng mặt còn ngoảnh lại,Mang tiền về support nuôi con.
Ghi Chú:Đứa cháu nầy năm nay 46 tuổi hai mối tình trải qua trong đời. Nó khổ vì tình. Hai bà Nội Tướng đứa nào cũng đẹp cả. Cuối tháng 05/2017 nó sẽ hết trách nhiệm trả child supports cho bà nội tướng một. Nó đang khổ với một đứa dưới 30 đã có hai con, chồng bỏ về VN lấy vợ. Ngày ngày nó làm tài xế đưa đón con người nầy đi học, đón về, còn mẹ của hai cháu thì đi làm xong về nhà lo săn sóc cho mẹ cao tuổi dưới 60 giao hai con cho bạn trai săn sóc. Cô bạn gái nầy sau khi săn sóc cho mẹ xong mới về nhà lo cho con mình. Lúc đó thì đồ ăn, thức uống đã nấu sẵn rồi. Cháu Tâm (Tên nó là Tâm) không thể đi đâu mà không phải báo cáo cho Bà Bạn gái nầy.Câu chuyện như trên, Em hỏi nó: "Từ khi vượt biên sang Mỹ, con có gởi tiền về cho Mẹ con không! " Nó không trả lời. "Con có bị toà phạt vì trả trể tiền Child Support không?" nó đáp "Không. Con đâu có dư tiền gởi cho Mẹ con." em hỏi: "Thế sao mầy có tiền và thì giờ đưa đón con của bạn gái mầy đi đến trường. Cuối tuần còn dẫn đi dạo phố, shopping hả." Tên đứa cháu là Tâm, cha nó qua đời rồi. Xa mẹ năm 7,8 tuổi lần đầu tiên đến sửa xe cho em, nghe người khách, client, hạch hỏi. Nó buồn ra nét mặt. Em quyết định cho cháu mỗi tháng 200 dollars để gởi về cho Mẹ nó. Em có lý do để làm việc nầy, vì theo em "Em không có điều kiện để đền đáp Công Đức Sinh Thành Dưỡng Dục của Ba Má em, cho nên em phải giúp người khác làm điều đó."Thưa Anh Lân: Theo em Thiên Tài Nguyễn Du đã lưu lại cho hậu thế một tác phẩm văn chương nghệ thuật có giá trị như là Kinh Thánh. Đó là nhận xét và ý kiến của em khi thuyết trình tại Đại Học Văn Khoa. Nhờ ý kiến trên, GS Phạm Việt Tuyền cho phép em cộng tác với Tờ Báo Tự Do của GS. Kế đến năm 1973 em khảo cứu về Local Economic Analyst (Hồi đó xăng đang lên giá, thiên hạ than trời) cho tạp san Đại Học, Minh Đức. Em bị điều tra sau 30/04/1975 do các tài liệu khảo cứu nầy. Bên Thắng Trận gọi em là bồi bút. Còn bây giờ người ta dạy em cách viết văn dùng từ ngữ Hán Nôm cho hợp nghĩa. Quả là mỗi người nhìn một vấn đề có nhiều nhận thức khác nhau. Em xin lỗi nếu nhận thức của em có làm buồn lòng Anh & Quý Độc giả xin "Mỡ Rộng Lượng Hải Hà Bỏ Qua".
Nguyễn Viết Đức
- Peace Psychologist.
- Independent Writer & Researcher on the Whole Health Cares Environmental Situations.
- Self- Continuing Educations (C.E.) & Interactive Exchangeable Socio-cultural Educations, Worldwide for Global Peace through Mutual Understanding and Vietnamese American Foundation.
My Warm Best Regards to You with True Thankful Respects.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét