VÀI LOẠI HOA MÙA ĐÔNG
Bốn mùa trong năm đều có hoa. Thường thường các loại hoa nở vào mùa hè vì đó là mùa có nhiều nhiệt hơn các mùa còn lại. Vào mùa đông trời băng giá. Ở vùng khí hậu ôn đới và bán hàn đới cây cối trụi lá ngoại trừ những loại thảo mộc hình nón như thông, tùng, bách có lá xanh vào mùa đông đầy tuyết trắng. Mùa đông tương đối không có nhiều hoa.
Hoa mai, hoa vạn thọ, hoa mồng gà thực sự là hoa mùa đông ở vùng khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Các loại hoa mùa đông ở các quốc gia khí hậu ôn đới gồm có: Hoa vạn thọ Anh Quốc, hoa mai (mơ) Prunus mume, hoa lưỡi chó trị nhãn khoa, hoa Nemesia, hoa lài vàng Jasminum nudiflorum v.v. Trong những trang dưới đây chúng tôi lần lượt trình bày vài loại hoa mùa đông ở nước ta và trên thế giới.
HOA MAI ĐÔNG TIẾT
Lạp Mai
Chimonanthus praecox
Gia đình: Calycanthaceae
Như đã biết hoa mai Ochna harmandii hay hoa mai (mơ) Prunus mume đều được xem là hoa mùa đông. Chúng ta có dịp biết qua về hai loại hoa mai vàng Ochna harmandii, gia đình Ochnaceae và hoa mai (mơ) Prunus mume, gia đình Rosaceae. Bây giờ chúng ta tìm hiểu về Lạp Mai tức hoa mai đông tiết.
Hoa mai đông tiết gốc ở Trung Hoa. Nó được tìm thấy nhiều ở Triều Tiên và Nhật Bản. Tên khoa học của hoa mai đông tiết làChimonanthus praecox thuộc gia đình Calycanthaceae. Tên gọi thông thường:
Cây hoa mai đông tiết (Lạp Mai) cao từ 3 đến 4 m. Cây già có thể cao đến 10 m. Lá rộng, dài, mỏng; gân lá nổi lên rất rõ. Hoa hình chuông có từ 15 đến 21 cánh. Hoa nở vào mùa đông. Hoa có hương thơm ngào ngạt nên mới có tên gọi fragrant wintersweet. Trái có hột dài khá to màu hung đỏ- đen. Hột có dầu.
Công dụng:
- Hoa ăn được; cánh hoa dùng tạo hương vị cho trà.
- Hoa khô cho vào lọ để tỏa hương thơm
- Lá, rễ, hoa, hột dùng để làm thuốc. Lá dùng để trị khát nước. Dầu lấy từ hột dùng để trị cảm. Lá và rễ trị xuất huyết, đứt tay, đau xương cụt, tê thấp. Hột có nhiều alkaloids kháng nấm. Hoa mai đông tiết (Lạp Mai) có hương thơm, kháng viêm, tạo thêm nhiều nước bọt để chống khát nước, trị tê thấp. Hoa, nụ non và dầu lấy từ hột lạp mai có benzylalcohol, benzylacetate, linalool, terpeneol, indole.
HOA MỒNG GÀ
Celosia cristata
Gia đình: Amaranthaceae
Không ai biết rõ nguồn gốc của hoa mồng gà chỉ biết rằng loài hoa này được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Phi Châu và Nam Mỹ. Ở Ấn Độ, Tây Phi và Nam Mỹ hoa mồng gà được trồng chẳng những để có hoa đẹp mà để có thức ăn như rau cải vậy.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa người ta dùng hoa mồng gà (hoa và hột) để trị thổ huyết hay mửa máu từ lâu. Do đó khó kết luận sinh quán đầu tiên của cây hoa mồng gà là nơi nào trên thế giới.
Tên khoa học của hoa mồng gà là Celosia cristata thuộc gia đình Amaranthaceae. Chữ Celosia trong tên khoa học phát xuất từ Keloscủa Hy Lạp ngữ có nghĩa là bùng cháy vì hoa có màu đỏ thắm. Thực tế hoa mồng gà có màu đỏ, trắng, vàng và đỏ- tím. Tên gọi thông thường:
- Ở Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán người ta thường chưng hoa mồng gà và vạn thọ. Hai loài hoa này có màu đỏ và vàng rực rỡ. Đó là hai màu được người Đông Phương trân quí.
- Lá cây hoa mồng gà được dùng như rau cải ở Tây Phi, Ấn Độ.
- Lá dùng làm thuốc đắp. Hoa, hột dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ, tiểu đường (Ấn Độ).
- Ở Phi Luật Tân người ta dùng hột hoa mồng gà làm thuốc kích dục và trị chứng tiêu chảy, kiết lỵ.
- Y học cổ truyền Trung Hoa dùng hoa, hột mồng gà để chữa chứng thổ huyết, mửa máu, chảy máu cam, trĩ (hemorrhoid), tiêu chảy, kiết lỵ, bạch đới, tử cung xuất huyết, kinh nguyệt quá đa, trùng lãi. Nhìn chung phần lớn là các bịnh liên quan đến máu.
- Ở Ấn Độ người ta dùng thân cây hoa mồng gà để chữa rắn cắn.
Hoa mồng gà (kể cả hột) có nhiều flavonoids, polyphenols.
HOA VẠN THỌ
Tagetes erecta
Gia đình: Asteraceae
Hoa vạn thọ ở Việt Nam mang tên khoa học Tagetes erecta thuộc gia đình Asteraceae của hoa cúc, hoa hướng dương. Hoa vạn thọ Việt Nam giống hoa vạn thọ Tagetes patula ở Mexico.
Theo tài liệu thì người Bồ Đào Nha du nhập hoa vạn thọ vào Ấn Độ. Chữ marigold của tiếng Anh chỉ hoa vạn thọ xuất phát từ chữ Mary’s Gold. Ở Bồ Đào Nha hoa vạn thọ được dùng để dâng Đức Mẹ Mary. Ở Ấn Độ người ta cũng dùng hoa này để cúng Thần Vishnu và Laskhmi.
Cây hoa vạn thọ cao từ 60- 80 cm. Thân cây mềm; lá dài và mỏng, có mùi tinh dầu rất nồng. Hoa màu vàng sáng hay vàng cam rất đẹp. Hoa có nhiều cánh. Bên trong có vô số hột đen.
Tên khoa học của hoa vạn thọ là Tagetes erecta thuộc gia đình hoa cúc Asteraceae. Tên gọi thông thường:
Công dụng:
- hoa đẹp nở vào mùa đông và đầu xuân. Việt Nam thường chưng hoa vạn thọ vào dịp Tết. Hoa có màu vàng, vàng cam và vàng nhạt.
- Lá và hoa vạn thọ ăn được; vị cay, nồng. Nấu nước uống như trà.
- Lá dùng như thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ, buồn nôn, nấc cục, sốt rét, chướng hơi (flatulence)
- Lá, hoa và cánh hoa vạn thọ có: zeta- carotene, zeaxanthin, neoxanthin, violaxanthin, beta- karotten, alpha- cryptoxanthin, phyten, phytofluence.
- Hoa được dùng làm màu nhuộm thức ăn.
- Hoa vạn thọ tượng trưng cho sự Đam Mê và Sáng Tạo. Lễ Vạn Thọ là lễ kỷ niệm ngày sinh của vua Bảo Đại 23-10-1913. Ngày lễ Vạn Thọ năm 1955 Quốc Trưởng Bảo Đại bị Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lật đổ trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Hoa vạn thọ giúp cho ta biết được thời tiết.
Ban ngày mà hoa vạn thọ không nở thì ngày ấy sẽ có giông bão!
HOA VẠN THỌ ANH QUỐC
Calendula officinalis
Gia đình: Asteraceae
Hoa Vạn Thọ Anh Quốc gốc ở Nam Âu nhưng được tìm thấy nhiều ở Anh nên gọi là Vạn Thọ Anh Quốc. Hoa vạn thọ này giống hoa cúc hơn là hoa vạn thọ thường thấy ở Việt Nam. Hoa có nhiều cánh. Lá cây hoa dài, rộng, màu xanh ô-liu. Trái quả bế (achene) có gai và một hột.
Tên khoa học của hoa vạn thọ Anh Quốc là Calendula officinalis (Calendula: ngày đầu của tháng) thuộc gia đình Asteraceae. Tên gọi thông thường:
Công dụng:
- Lá và hoa vạn thọ Anh Quốc đều ăn được. Hoa phơi khô dùng làm trà.
- Cánh hoa nấu nước cho màu vàng dùng để nhuộm thức ăn
- Lá và hoa vạn thọ Anh Quốc có nhiều sinh tố A và C và nhiều khoáng chất. Hột có 37% protein và 46% dầu.
- Hột là nguồn dầu. Hoa dùng làm mỹ phẩm, thuốc gội tóc, nước hoa thoa trên da.
- Ngày xưa người Hy Lạp và La Mã dùng hoa vạn thọ Anh Quốc để trị vết thương, phỏng, loét, cầm máu, (trị trĩ, kinh nguyệt), hạ sốt, bị côn trùng cắn, hắc lào, suy nhược cơ thể. Vạn thọ Anh Quốc kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, kháng trùng. Hoa vạn thọ Anh Quốc có triterpenoid esters, carotenoids, flavoxantin màu vàng, kháng viêm rất mạnh. Lá và cọng có lutein, zeaxanthin, beta-caroten. Thân cây có nhiều saponins, nhựa dẻo và tinh dầu.
Ở vùng ôn đới người ta quan sát hoa vạn thọ để đoán thời tiết.
Ban ngày vào mùa đông hoa vạn thọ Anh Quốc khép lại thì thời tiết ấm.
HOA CÚC ANH QUỐC
Bellis perennis
Gia đình: Asteraceae
Tên khoa hoc của hoa cúc Anh Quốc là Bellis perennis, gia đình Asteraceae. (Bellis: đẹp; perennis: lâu dài, mãi mãi). Tên gọi thông thường:
Có giả thuyết cho rằng chữ daisy âm từ chữ day's eye vì hoa nở ra khi mặt trời mọc và khép lại ban đêm.
Hoa cúc Bellis perennis gốc ở Âu Châu và được trồng nhiều ở Anh. Hiện nay loài hoa này được tìm thấy khắp thế giới vùng khí hậu ôn đới. Cây hoa cao 40- 50 cm. Lá dài và hẹp màu xanh sẫm. Hoa màu trắng, nhiều cánh. Nhụy màu vàng rất đẹp.
Công dụng:
- Hoa đẹp. Lá hoa cúc Anh Quốc có tác dụng xua đuổi côn trùng
- Lá và hoa đều ăn được. Lá phơi khô dùng làm trà.
- Thời đế quốc La Mã hoa cúc Anh Quốc được dùng làm thuốc cầm máu cho binh sĩ lữ đoàn La Mã bị thương. Vì vậy hoa cúc Anh Quốc mang biệt danh bruise wort (cỏ trị vết bầm), wound wort (cỏ trị thương). Ngoài ra hoa cúc Anh Quốc còn được dùng để trị ho, viêm gan, viêm thận, rối loạn tiêu hóa, kinh nguyệt đau đớn, tê thấp, ung thư vú (breast cancer). Người ta nhai lá cây hoa cúc này để trị loét miệng.
- Thành phần hóa học: triterpenoid saponins, taraxacin, apigenin, kaempferol, quercetin, inulin, dầu, nhựa, tannins, và oxalic acid, malic acid, acetic acid. Lá có polyacetylenes (C2 H2)n sát trùng rất mạnh. Súc vật ăn vô hại.
HỒNG CHỦNG PHỤ THẢO
Cỏ Lưỡi Chó Hoa Vàng
Squawweed
Yellow Ragwort
Packera aurea
Gia đình: Asteraceae.
Chúng tôi đặt tên loại cỏ lưỡi chó (ragwort) này là Hồng Chủng Phụ Thảo dịch từ squawweed của tên gọi tiếng Anh (Squaw: phụ nữ Da Đỏ) vì công dụng trị liệu của loài thảo mộc này trong cộng đồng người Da Đỏ trong quá khứ.
Loài thảo mộc nầy cao từ 1- 2 m; hoa vàng. Lá dài, nhỏ và nhọn. Thân cây mầu xám. Có loại có lá hình trái tim; rìa lá có răng cưa nhuyễn; mặt lá xù xì. Hoa màu vàng có nhiều cánh; nhụy to màu vàng cam. Loại cỏ này gốc ở Hoa Kỳ. Nó mọc trên các hốc đá và trong sa mạc hay trong vùng khô hạn như New Mexico, California, Arizona, Texas v.v.
Tên khoa học của hồng chủng phụ thảo là Packera aurea thuộc gia đình Asteraceae. Tên gọi thông thường:
Công dụng:
- Người Costanoans (Da Đỏ) dùng lá cỏ lưỡi chó nấu nước trà uống trị bịnh thận (kidneys). Lá giã làm thuốc đắp nơi đau nhức.
- Người Kawalisu dùng trà nấu từ lá lưỡi chó như thuốc nhuận trường
- Người Hopi giã lá lưỡi chó đắp vào nơi đau để trị chứng tí thấp (gout)
- Người Cherokee dùng rễ và lá lưỡi chó nấu như trà để phụ nữ uống dưỡng thai, trợ tử cung, trợ tim, trợ phế và các bịnh phụ nữ. Có phải chăng tên gọi squawweed (hồng chủng phụ thảo) xuất phát từ những công dụng trị liệu của loài thảo mộc nầy?
CỎ LƯỠI CHÓ TRỊ NHÃN KHOA
Silver ragwort
Jacobaea marítima
Gia đình: Asteraceae
Có một loại cỏ lưỡi chó trong vùng Địa Trung Hải bao gồm Trung Đông, Nam Âu + Anh và Ái Nhĩ Lan và Bắc Phi.
Tên khoa học của loài cỏ lưỡi chó này là Jacobaea maritima, gia đình: Asteraceae. Tên gọi thông thường:
Hoa vàng, to, nhiều cánh rất đẹp. Ngày xưa dân vùng Địa Trung Hải dùng lá cỏ lưỡi chó này để trị chứng viêm mắt, đục nhãn cầu (cataract). Đó là cách chữa bịnh nhãn khoa theo kinh nghiệm dân gian vùng Địa Trung Hải ngày xưa. Hiệu quả như thế nào chúng ta không có số thống kê chính xác.
Cỏ lưỡi chó hay hồng chủng phụ thảo có pyrrolizidine alkaloids độc như: retrorsine, florosentine, senecionine, seneciphylline. Bò, ngựa ăn lá bị sưng gan mà chết. Nhưng trừu ăn không sao!
Người Da Đỏ nấu nước uống như trà để làm thuốc trị bịnh không biết có bị ảnh hưởng gì đến gan hay có triệu chứng ung thư không?
ĐÔNG TIẾT HOÀNG LÀI
Winter Jasmine
Jasminum mesnyi
Jasminum nudiflorum
Gia đình: Oleaceae
Tên khoa học của loài hoa lài vàng đông tiết này là Jasminum mesnyi, gia đình: Oleaceae của cây ô- liu.
Có tài liệu cho rằng loài hoa lài vàng mùa đông này gốc ở Yunnan (Vân Nam) và Bắc Bộ Việt Nam. Nhưng vì nó được tìm thấy nhiều ở Nhật Bản nên người Tây Phương gọi đó là hoa lài Nhật Bản (Japanese jasmine). Tên gọi thông thường:
Loài hoa lài vàng này là hoa lài dây dài từ 3- 4 m; lá to, dây màu xanh ô- liu. Hoa vàng 05, 06 đến 10 cánh tựa như hoàng mai. Hoa lài đông tiết Jasminum mesnyi rất thơm. Trái lại hoa lài đông tiết Jasminum nudiflorum đẹp nhưng không có hương thơm (chữ nudi gợi lên sự trần truồng, trơ trọi).
Công dụng:
- Hoa đẹp và có hương thơm; chịu lạnh tốt. Hoa chào đón mùa Xuân như người Trung Hoa gọi Yingchun (nghinh đón mùa Xuân).
- Y học trị liệu: trị tiểu đường, đau bắp thịt, không thèm ăn uống.
- Lá hoa lài vàng đông tiết có nhiều antioxidants kháng viêm, secoiridoids, coumarin, linalool, alpha-terpineol, asarone C12 H16 O3,phytol C20 H40 O, geraniol C10 H18 O.
HOA HỒNG GIÁNG SINH
Cây ‘Hellebore’ Đen Trị Bịnh Điên
Helleborus niger
Gia đình: Ranunculaceae
Đây không phải là hoa hồng thuộc gia đình Rosaceae mà chúng ta thường thấy. Hoa hồng Giáng Sinh là tên gọi dịch từ Christmas Rose. Đó là một loài hoa đẹp của cây Hellebore đen nở vào mùa đông, mùa Giáng Sinh.
Gọi là cây hellebore đen (niger: đen; hắc. Trong chữ Hellebore có HELL: địa ngục vì độc chất của thảo mộc thuộc gia đìnhRanunculaceae có thể gây chết người) vì rễ cây nầy màu đen.
Cây hellebore đen gốc ở miền núi ở Áo, Thụy Sĩ, Đức, Bắc Ý Đại Lợi. Thành phố Phokis của Hy Lạp ngày xưa nổi tiếng về cây hellebore đen trị bịnh điên. Một người chăn trừu Hy Lạp tên Melampus phát hiện cây hellebore và dùng nó để trị bịnh thần kinh cho dê, trừu vào thế kỷ XV trước Tây Lịch. Vì vậy người Hy Lạp gọi cây hellebore đen là Melampodium (dựa vào tên của Melampus). Từ năm 1400 trước Tây Lịch Melampus dùng rễ cây hellebore đen để chữa bịnh điên cho các con gái của vua Praetus. Nhờ vậy Melampus cưới một người con gái của Praetus và được hưởng một phần của vương quốc Argos.
Cây hellebore đen cao từ 50- 60 cm. Lá xanh tươi; hoa to màu trắng hay hổng có nhụy vàng rất đẹp. Hoa nở vào mùa đông.
Tên khoa học của cây hellebore đen là Helleborus niger thuộc gia đình Ranunculaceae. Tên gọi thông thường:
Y sư ngành Tây Y Hippocrates (460- 370 trước Tây Lịch) đã dùng hellebore rễ đen làm thuốc tẩy xổ cho bịnh nhân với liều lượng nhỏ. Dùng cây hellebore đen làm thuốc là lấy độc trị độc. Trong chữ Hellebore có chữ HELL nghĩa là địa ngục.
Công dụng:
- Hoa hellebore đen rất đẹp. Hoa to, màu trắng, nhụy vàng
- Cây hellebore đen được dùng để trị: bịnh thần kinh, điên giản, thủy thủng, tắt kinh, không có kinh (amenorrhea), tẩy xổ, kích thích tim (chất helleborein C37 H56 O18 được dùng làm thuốc kích thích tim).
- Cây hellebore đen có độc chất helleborein C37 H56 O18 có thể gây mù mắt nếu rơi vào mắt, gây loét nếu vào miệng, gây bào bọt bao tử (dạ dày) và ruột (gastroenteritis), gây tiêu chảy và mửa máu (hematemesis) nếu uống vào.
- Chất helleborein gây trụy thai.
- Người ta cũng dùng hellebore đến để trị chí
- Ngày xưa người Âu Châu rải hoa hellebore đen trên sàn nhà để xua đuổi điềm hung trong nhà.