KỶ NIỆM T.H. LÝ THƯỜNG KIỆT

Bài đăng nổi bật

Nghe 100 Truyện ngắn của Tràm Cà Mau

  Nghe 100 Truyen Ngan Cua Tram Ca Mau ( Tac gia không giữ bản quyền.) bấm mỗi dòng dưới đây để nghe một truyện: Tuoi Gia La Tuoi Sung Suong...

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

CHUYỆN THIẾU THỪA



CHUYỆN THIẾU THỪA  
 Pham Dinh Lan -chuyen thieu thua

david pham

tới An, Anh, anh, Cai, Catherine, Che, Chi, Chien, Chieu, Cung, Dan, Dao, Diana, Diem, Duoc, Duong, Dzung, Hiep, Hoa, Hung, Hung, Kenny, Khanh, Khoa, khuong, Kiet, Kimdung, Lich, Linh, loc, loc, Loi, Mai, Mai, Mon, Muot, nga, Ngọc, ngoc, Ngoc, tôi, phan, Phong, Phuong, Phuong, Phuong, Quang, Quang, Quy, Tai, Tao, Thanh, Thanh, Thanh, Thanh, Thap, Thi, Thi, Thoa, thu, Tien, Triet, Trinh, Troi, Tue, Tuyet, Uc, Viethieu, Vinh, Vinh, VPHoang
Men goi cac em bai Chuyen Thieu Thua da duoc danh dau.
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)
TB:  Chuc mung Vu Thi Lien va phu quan, bs Buu, vua den Hoa Ky theo dien doan tu gia dinh.  Lien hoc cung lop voi Nguyen Duc Phan, Duong Van Anh, Tran Thi Le Minh, Hang Nguyet Anh, la chi cua bs Vu Van Tri.  Bay gio Lien o Houston hay New York?  Nguyen Van Quang va Phung Thi Thanh co le ro hon?

http://art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_chuyenthieuthua.html

Pham Dinh Lan -chuyen thieu thua

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
CHUYỆN THIẾU THỪA  
   

            Quanh ta có lắm chuyện ta cho là mâu thuẫn, khó hiểu mặc dù nó theo một định luật bất biến mà ta không thấy hay không tìm hiểu. Đó là luật quân bình tự nhiên ứng dụng trong mọi sinh hoạt của loài người.

Vũ trụ khai sinh từ luật Âm (-) (Yin), Dương (+) (Yang), Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thăng bằng của vũ trụ chỉ có khi có thăng bằng Âm Dương Ngũ Hành. Mặt trời là Dương. Nóng nhiệt là dương. Mặt trăng là Âm. Sự mát lạnh là Âm. Nếu mặt trời nóng thái quá sẽ gây ra hạn hán. Cây cối khô héo. Đó là cảnh Dương thịnh. Nếu Âm thịnh thì gây ra cảnh băng giá. Sự sống của cây cỏ hay loài người đều khó khăn. Trong cơ thể con người cũng thế. Người bị nóng sốt (Dương thịnh) hay có thể lạnh buốt (Âm thịnh) không thể là người mạnh khoẻ được.

Con người có hai mắt, hai tai, hai vú, hai tay, hai chân… nghĩa là có bên Âm và bên Dương. Thực tế không có sự bình đẳng giữa bên Âm và bên Dương. Sự chênh lệch thấp nhất là 90- 100. Do sự chênh lệch về trọng lượng, sự hữu dụng và sức mạnh mà có hình dung từ PHẢI và TRÁI. Tay trái không mạnh bằng tay phải nên TRÁI. Chân trái cũng vậy v.v.

Có phải chăng PHẢI và TRÁI đều dựa vào vóc dáng, sự hữu dụng và sức mạnh?

Trong trí não của con người có chút lệch lạc về nguồn gốc của sự PHẢI TRÁI, TỐT XẤU. Ngày xưa người ta trọng NAM, khinh NỮ vì con trai khỏe mạnh, lao động có năng suất cao, lớn lên lập gia đình nối dõi tông đường và phụng dưỡng cha mẹ lúc về già. Các nghệ nhân Hy Lạp, La Mã ngày xưa đề cao vẻ đẹp nam phái (beauté masculine) trước khi đề cao vẻ đẹp nữ phái (beauté féminine). Ý niệm về vẻ đẹp nam phái dựa vào quan sát thông thường nơi các động vật giống đực và giống cái. Con gà trống có lông óng ánh đẹp hơn con gà mái; con công trống đẹp hơn con công mái; con bò đực trông uy nghi hơn con bò cái; con sư tử đực to lớn, mạnh bạo, có bờm trông uy vệ hơn con sư tử cái v.v.

Nam phái dư thừa Dương tính. Nữ phái dư thừa Âm tính. Hôn nhân nam- nữ là chuyện không tránh được chẳng những nhằm vĩnh cửu dòng giống mà còn tạo thăng bằng Âm- Dương cho hai đối tượng Nam- Nữ.

Luật ÂM DƯƠNG đối nghịch và bổ túc nhau như luật THIẾU THỪA nhằm tạo sự thăng bằng trong vũ trụ.

Người thích ăn chua vì cơ thể thiếu chất chua. Người thích ăn mặn, ngọt, cay, đắng đều do có thể đang thiếu các vị ấy. Nếu thiếu tất cả thì cần phải có tất cả các vị chua, cay, mặn, đắng, ngọt mà ngũ tạng đang cần.

Đừng lấy làm lạ khi thấy một thiếu nữ đẹp có chồng xấu xí. Người ĐẸP dư cái đẹp nhưng thiếu XẤU nên cần XẤU để mang lại sự cân bằng. Sự kết hợp giữa người KHÔN và NGU cũng có cùng một định luật: tạo quân bình.
Người ủy mị bên ngoài tất tiềm ẩn sự cứng rắn bên trong.

Người có dấu hiệu hiền lành tất có che giấu sự cộc cằn và hung dữ bên trong.

Dù là thời phong kiến hay dân chủ Cộng Hòa lúc nào người ta cũng mơ chuyện ông hoàng, bà chúa. Chỉ có ông hoàng, bà chúa mới có hạnh phúc mà thôi. Người ta mơ ước từ cái nón đến cái áo của ông hoàng bà chúa. Câu 'Sướng như Tiên' không thể so sánh với câu ' Sướng như Vua ‘ được. Vì vua nhất hô bách nạt, nhiều cung phi mỹ nữ, nhiều kẻ hầu hạ, gia sản to lớn nhất nước và có quyền uy không giới hạn. Vậy mà dưới thời chúa Trịnh các vua nhà Lê Trung Hưng như người mặc áo gấm ngồi trên bàn chông vì các chúa Trịnh có thể phế, lập và giết vua một cách tùy tiện. Dưới thời Robespierre vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette bị lên máy chém khiến cho ý niệm 'Sướng như Vua’ tạm vụt tắt.

Từ ý niệm trọng ông hoàng bà chúa sang ý niệm trọng những người không có quần đùi (sans culotte), trọng nễ thằng Bờm ở Việt Nam và thằng Jacques ở Pháp. Văn chương thi phú nhắm vào việc đề cao thằng Bờm, thằng Jacques với tất cả nét ưu việt của hai nhân vật ấy.

Khi ông Lenin cho ra đời chế độ chuyên chính vô sản thì những người theo ông đều tự nhận mình là người vô sản, nghèo, dốt và bị áp bức. Thực tế hoàn toàn không giống như vậy. Ông tổ của chủ nghĩa Cộng Sản là Karl Marx có tiến sĩ Triết Học; ông Lenin có cử nhân Luật và xuất thân từ một gia đình trung tư sản; ông Trotsky có tiến sĩ Luật và từng sống ở Hoa Kỳ. Ông Mao Zedong xuất thân từ một gia đình phú nông ở Hunan (Hồ Nam), tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, từng làm việc cho Thư Viện Đại Học Beijing (Bắc Kinh). Ông Zhou Enlai học ở Nhật và Pháp. Ông Deng Xiaoping học ở Pháp và Liên Sô. Thân sinh Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh sau này) là phó bảng làm việc tại bộ Lễ rồi tri huyện Bình Khê. Ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu xuất thân từ một gia đình khoa bảng quan lại phong kiến nổi tiếng ở Nam Định. Thân sinh ba anh em Lê Đức Thọ, Đinh Đức Thiện và Mai Chí Thọ (bí danh chớ không phải tên họ thật) là tổng đốc. Thân sinh ông Phạm Văn Đồng là một triều thần dưới triều vua Duy Tân v.v. Nhưng tất cả đều mang lý lịch vô sản thuần thành. Tất cả như có thừa màu sắc quan lại, phong kiến nên thiếu chất vô sản, nghèo dốt và bị áp bức chăng?

Ở các nước dân chủ Tây Phương tiêu biểu là Hoa Kỳ dân chúng có đời sống cao. Thanh thiếu niên xuất thân từ những gia đình giàu có lại thích ăn mặc quần rách và tỏ ra phong sương, bụi đời. Quần rách lại bán giá cao hơn quần lành vì rách có chủ đích và rách tự nguyện chớ không vì nghèo mà mặc quần rách. Nhiều nhà chánh trị khoe lý lịch nghèo khổ, tự lập của mình mặc dù họ xuất thân từ những gia đình giàu có và có thể lực. Nghèo và lao động xuất thân như tổng thống Abraham Lincoln là một trường hợp hiếm hoi gần như ngoại lệ trong một quốc gia tân lập vươn lên từ chủ nghĩa tư bản.

Từ ngày lập quốc cho đến khi đệ nhị thế chiến chấm dứt (1945) Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế và quân sự bất bại. Là một nước tư bản Hoa Kỳ không ưa thích gì cuộc cách mạng vô sản do Lenin lãnh đạo năm 1917. Nếu Liên Sô là thành trì của chủ nghĩa Cộng Sản thì Hoa Kỳ là thành trì của chủ nghĩa tư bản, là đối tượng đả phá của chánh quyền vô sản Nga dưới tên mới là Liên Sô sau khi sáp nhập vài quốc gia láng giềng vào nước Nga. Trong đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ tham chiến giúp các nước đồng minh chống lại phe Trục Đức- Ý- Nhật. Hoa Kỳ giúp luôn cho Liên Sô khi nước này bị Đức tấn công sau khi Liên Sô ký kết hiệp ước với Đức Quốc Xã vào cuối tháng 08 năm 1939. Trong các hội nghị quốc tế lúc nào tổng thống Roosevelt của Hoa Kỳ cũng ngồi giữa hai ông Churchill (Anh) và Stalin (Liên Sô) hay giữa Churchill và Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch).

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh (1949- 1991) các tổng thống Hoa Kỳ như Truman, Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Ford, Carter Reagan, Bush I đều không có dấu hiệu khâm phục Stalin, Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernenko, Gorbachev. Khrushchev có cởi giày đập lên bàn tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vì vụ máy bay thám thính cơ Hoa Kỳ U-2 bị bắn rớt trên không phận Liên Sô thời tổng thống Eisenhower. Hành động thô bỉ của Khrushchev không được ai ca ngợi cả. Vậy mà Khrushchev như được trớn khi đặt hỏa tiễn trên đảo Cuba hướng về Hoa Kỳ. Nhưng ông phải lùi bước trước sự cương quyết của tổng thống Kennedy.

Hoa Kỳ như dư thừa chiến thắng nên dân chúng Hoa Kỳ cầu bại bằng phong trào phản chiến rầm rộ trong cuộc chiến tranh Việt Nam II. Tổng thống Nixon xem như phủ đầy danh dự khi hiệp định Paris được ký kết ngày 27-01-1973 để rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Vinh dự ấy trở thành vết thương tinh thần khó quên trong tâm não người tham dự cuộc chiến.

Tổng thống Ford, Carter là hai cái bóng mờ. Tổng thống Reagan rất năng động. Tổng thống Clinton, Bush II, Trump đều không tham dự chiến tranh Việt Nam vì các lý do khác nhau. Tổng thống Obama sinh năm 1961 nên không biết gì về chiến tranh Việt Nam mà Hoa Kỳ tham gia từ năm 1965 đến 1973.

Dù là tổng thống một nhiệm kỳ hay hai nhiệm kỳ không vị tổng thống Hoa Kỳ nào từ Woodrow Wilson đến Barack Obama ngưỡng mộ hãy khép nép trước các nhà lãnh đạo Liên Sô hay Nga. Tổng thống Reagan đứng trước bức tường Berlin và kêu gọi Gorbachev hãy xé nát bức tường ô nhục nầy!

Không vị tổng thống nào nói trên không tôn trọng sự liên tục chánh quyền (governmental continuity).
Không vị nào đả phá định chế chánh trị dân chủ dựa trên hiến pháp và luật pháp do các nhà lập quốc Hoa Kỳ đặt ra trên hai thế kỷ trước.

Hoa Kỳ có hiến pháp và nền dân chủ trên 240 năm. Năm 2016 dân chúng Hoa Kỳ bầu một nhà tỷ phú lên làm tổng thống. Các tổng thống Hoa Kỳ đều là những người giàu có ngoại trừ ông Abraham Lincoln nhưng từ trước đến năm 2016 không có vị nào là tỷ phú cả. Ông Donald Trump là nhà tỷ phú, tự hào với tài chỉ huy, kinh doanh và trí khôn tuyệt luân của mình khi phá vỡ thần tượng Mc Cain, tiếng tăm của gia đình Bush, đả kích FBI, CIA, các thầm phán, báo chí Hoa Kỳ và cương quyết dẹp bỏ tất cả những gì tổng thống Obama đã làm. Ông tiếp đón các nguyên thủ quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ bằng thái độ lạnh lùng nhưng ông tỏ ra vui mừng, hớn hở khi gặp ngoại trưởng Nga, đại sứ Nga nhất là tổng thống Putin. Ông bầy tỏ sự ngưỡng mộ tổng thống Vladimir Putin của Nga và yêu cầu G-7 mời Nga trở lại. Nga bị trục xuất ra khỏi G-8. G-8 trở thành G-7. Bây giờ Hoa Kỳ thờ ơ với các thành viên của G-7 như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada nên G-7 trở thành G-6 +1. Ý ủng hộ việc mời Nga vào G-7. Putin không xin vẫn được tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu. Khi bị trục xuất khỏi G-8 vì vấn đề Crimea, Ukraine, Putin thấy cô đơn. Bây giờ Putin nắm thế thượng phong nên có vẻ không cần vào G-7, G-8 gì nữa vì các G ấy tự nó yếu rất nhiều và tự đấu đá lẫn nhau.

Tổng thống Donald Trump vui vẻ tiếp sứ giả của Kim Jong Un đến Washington. Ông vui mừng cầm bức thơ vĩ đại khổ 8 x 11’ của Kim Jong Un chưa đọc nhưng rất vui mừng. Ông tự hào là vì tổng thống Hoa Kỳ duy nhất nói chuyện với lãnh tụ Bắc Hàn để giải quyết vấn để nguyên tử Bắc Hàn. Điều tổng thống Trump nói không sai. Từ Tổng thống Truman đến tổng thống Obama trải qua 12 vị lãnh đạo Hoa Kỳ không vị tổng thống nào tiếp xúc với ba nhà lãnh đạo họ Kim ở Bắc Hàn.

Vì các vị ấy kém cỏi? 
Vì các vị ấy không biết ngoại giao?
Vì các vị ấy không đủ uy như tổng thống Trump?

Thực tế có lẽ khác hẳn. Nguyên nhân đúng là vì thái độ đàn anh và mặc cảm tự tôn của các nhà lãnh đạo của nước giàu kinh tế, mạnh quân sự từng chiến thắng trong hai đại chiến thế giới và cả chiến tranh lạnh.

Ngay cả người giải phóng nước Pháp là tướng De Gaulle cũng từng nuốt đắng cay trước người đồng minh thân thiết bên kia Đại Tây Dương. Tướng De Gaulle không được mời dự các hội nghị quốc tế trong đệ nhị thế chiến với Roosevelt, Churchill, Stalin (Hội nghị Tehran và Yalta). Thống chế Chiang Kaishek được mời tham dự hội nghị Cairo năm 1943.

Ông Hồ Chí Minh từng mang bí danh Lucius khi làm việc với OSS, tiền thân của CIA sau này, muốn có visa sang Hoa Kỳ nhưng có được chánh phủ Hoa Kỳ quan tâm đến bao giờ đâu.

Trong hội nghị Panmunjom năm 1953 tướng William Kelly Harrison Jr., người Hoa Kỳ thay mặt cho quân LHQ chỉ mang cấp bậc thiếu tướng thương thuyết với đại tướng Peng Dehuai (Bành Đức Hoài) của CHNDTQ và tướng Nam Il của Bắc Hàn. Tướng Nam Il là tướng của Bắc Hàn do Liên Sô đào luyện. Ông từng tham gia các trận đánh lớn với quân Đức kể cả việc tiến quân Liên Sô về Berlin năm 1945 với tư cách sĩ quan cao cấp của Liên Sô.

Điều đó nói lên cái gì?

- Hoa Kỳ không trọng nễ Trung Quốc hay Liên Sô sá chi Bắc Hàn.

Tại hội nghị Genève năm 1954 ngoại trưởng Hoa Kỳ là Foster Dulles không bao giờ bắt tay thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc là Zhou Enlai (Châu Ân Lai). Đó là thái độ kẻ cả của Hoa Kỳ. Thực tế ông không có mặt trong hội nghị mà để cho Molotov, Zhou Enlai quyết định sự phân chia nước Việt Nam.

Năm 1972 Mao Zedong (Mao Trạch Đông) phải hối thúc y sĩ của ông cho thuốc cho ông sớm bình phục để tiếp đón tổng thống Nixon. Tổng thống Nixon và phái đoàn Hoa Kỳ được thết đãi một buổi tiệc 80 món ăn cầu kỳ đặc biệt.

Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) báo trước cho tổng thống Carter biết Trung Quốc sẽ đánh Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1979.

12 vị tổng thống Hoa Kỳ vừa kể được danh dự gì khi gặp Kim Il Jung, Kim Jong Il và Kim Jong Un?

Kim Jong Un được danh dự ngồi ngang hàng với nhà lãnh đạo của một đại cường quốc. Đó là thắng lợi của ông. 
Nhờ cái gì?
- Nhờ có bom nguyên tử và hỏa tiễn.

Ai hơn ai ? 
Ai cần ai trong hội nghị Singapore 12-06-2018?

Chưa có câu trả lời rõ ràng. Chỉ biết một người ở tuổi 36 có 06 năm kinh nghiệm lãnh đạo độc tài; quyền uy tuyệt đối khiến cho vị lãnh đạo 72 tuổi phải thèm thuồng và ước muốn ‘my people’ (dân Hoa Kỳ) làm như dân Bắc Hàn. Nhà độc tài có phong thái và quyền uy của vua chúa trong bộ áo lãnh tụ tối cao như Lenin, Stalin, Mao Zedong. Thành công to lớn nhất của Kim Jong Un là được tổng thống Donald Trump ca ngợi là người yêu dân, yêu nước và đáng kính trọng. Tổng thống Hoa Kỳ ra lịnh chấm dứt việc tập trận hàng năm với Nam Hàn vì xem đó là hành vi gây hấn và tốn tiền để đổi lại lời hứa phi nguyên tử hóa của Bắc Hàn. Kim Jong Un thành công lớn nhưng ông ta cũng chỉ là kép chánh của một vở tuồng chánh trị. Người thành công thực sự là ông thầy tuồng chớ không phải người kép chánh.

Kết quả mà kép chánh thu nhận được chỉ có tính biểu tượng mà thôi. Thầy tuồng cho hai bên cảm giác đồng thắng Win- Win. Kim Jong Un dùng WIN để hấp dẫn dân chúng Bắc Hàn lẫn Nam Hàn với ý định thống nhất Triều Tiên trong hòa bình và đẩy nhẹ quân Hoa Kỳ ra khỏi Nam Triều Tiên một cách hòa bình. Liên minh Hoa Kỳ- Nam Hàn- Nhật Bản tự tan rã.

Tổng thống Trump muốn dựa vào WIN để được tái đắc cử nhiệm kỳ hai vào năm 2020.
L'homme propose
Dieu dispose.

Hoa Kỳ thừa dân chủ, thừa nhân quyền và thừa phương thức chống Cộng Sản nên bây giờ cần bổ túc bằng những điều ngược lại. Vừa qua Hoa Kỳ rút ra khỏi Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ. Một khoá sinh tốt nghiệp West Point ghi trên kết của anh ta Communism Will Win (Cộng Sản sẽ thắng) như lời cầu nguyện. Chủ trương Dân Chủ Xã Hội theo gương các nước Bắc Âu của ông Bernie Sanders đang trên đà phát triển ở Hoa Kỳ nhất là trong giới trẻ.

Luật THIẾU THỪA vẫn tiếp diễn không ngừng trên Địa Cầu. Có nơi đó là sự bổ túc để vươn lên. Có nơi nó báo hiệu sự suy tàn nếu chuyển động từ TỐT sang XẤU, từ DÂN CHỦ sang ĐỘC TÀI, từ LUẬT PHÁP sang VÔ LUẬT PHÁP, từ HỮU SẢN sang VÔ SẢN, từ NHÂN ÁI sang BẠO TÀN.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Trang Phạm Đình Lân
art2all.net
Trả lờiTrả lời tất cảChuyển tiếp
Người đăng: Ng duc Phan vào lúc 19:56 Không có nhận xét nào:

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

HỌ NGUYỄN VÀ HÔN NHÂN CHÁNH TRỊ PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

HỌ NGUYỄN VÀ HÔN NHÂN CHÁNH TRỊ 
 PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
http://art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_honguyenvahonnhanchanhtri.html


david pham

tới An, Anh, Cai, Cai, Catherine, Che, Chi, Cung, Dan, Dao, Diana, Diem, Duoc, Duong, Dzung, Hiep, Hoa, Hung, Hung, Kenny, Khanh, Khoa, khuong, Kimdung, Lam, Lich, Linh, loc, loc, Loi, Mai, Mai, Mai, Mon, Muot, nga, Ngọc, Ngoc, tôi, phan, Phuong, Phuong, Phuong, Quang, Quang, Quy, Sang, sang, Tai, Tao, Thanh, Thanh, Thanh, Thanh, Thap, Thi, Thi, Thoa, thu, Tien, Triet, Trinh, Troi, Tue, Tuyet, Uc, Viethieu, Vinh, Vinh, VPHoang
Men goi cac em bai viet da duoc danh dau (bam dong chu tim)
Cam on Hang Dieu Quang ve tin tuc cua Nguyen Kim Nen va Ly Van Xuan (MD).  Chau Xuan Mai co co em chong hien o CA tung lam viec tai binh vien BD nen biet Nguyen Kim Nen va Ly Van Xua.  Ca hai on o VN.  Nen co phong mach o BD.  Xuan ve Sai Gon.  Rat la!  Khi toi nho den nguoi nao thi  co nguoi  biet ve nguoi do.  Cach day vai nam tu nhien toi nho den Phan Thanh Ngo thi D.V. Uc gap ngay Ngo khi ve VN.  Chi co Truong Van Manh thi khong nghe ban cu nao nhac den.  Con song? o dau?  
Enjoy reading The NGUYEN and Their Political Marriages.
Van Su Lanh
Thay Lan
phamdinhlan (david)


Pham Dinh Lan - ho nguyen va hon nhan chanh tri

PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
HỌ NGUYỄN VÀ HÔN NHÂN CHÁNH TRỊ 
   
            Họ Nguyễn đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là tướng Nguyễn Bậc, Quận Công dưới triều Đinh (967- 979) sau bị Lê Hoàn giết hại. Thời Hậu Lê (1428- 1527) có tướng Nguyễn Hoằng Dụ và con của ông là Nguyễn Kim (1476- 1545), người được xem là tổ tiên gần của các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn sau này.
Lê Lợi, người khởi nghĩa chống quân Minh thành công và sáng lập ra nhà Hậu Lê, là người gốc ở Thanh Hoá. Tất cả những quân thần thời Hậu Lê và Lê Trung Hưng (1533- 1789) mang họ LÊ, NGUYỄN, TRỊNH kể cả KIÊU BINH (lính Tam Phủ) đều gốc ở Thanh Hóa. Họ Nguyễn và Trịnh dùng uy tín của nhà Lê để chống họ Mạc do Mạc Đăng Dung sáng lập sau khi lật đổ nhà Hậu Lê vào năm 1527. Từ sự trung hưng nhà Lê chống họ Mạc hai họ Nguyễn và Trịnh nổi bật trên chánh trường Việt Nam với các chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
Bài viết này không nhằm mục đích nói về chiến tranh Trịnh- Nguyễn mà chỉ đề cập đến những hôn nhân chánh trị do họ Nguyễn chủ trương nhằm củng cố thế lực lẫn bành trướng lãnh thổ.

****
 
Nguyễn Kim (1476- 1545) là con của tướng Nguyễn Hoằng Dụ, người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khi Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Hậu Lê năm 1527, ông là Hữu Vệ Điện Tiền Tướng Quân với tước Hầu, sống lẩn quất ngoài biên giới Lào- Thanh Hóa. Năm 1533 ông tập hợp những người hoài Lê chống lại nhà Mạc ở Đông Đô. Ông tìm người con út của vua Lê Chiêu Tôn là Lê Duy Ninh đưa lên làm vua tức là vua Lê Trang Tôn. Đó là Nam Triều đối lại với Bắc Triều của nhà Mạc ở Đông Đô tức Hà Nội bây giờ.
Trong số những người theo phò Nguyễn Kim để trùng hưng nhà Lê có Trịnh Kiểm, một người mồ côi nghèo khổ từng giữ ngựa cho quân địa phương. Nhưng Trịnh Kiểm có tài điều khiển quân sự rất cao. Tương truyền rằng trong lúc còn sống dọc theo biên giới Lào- Việt, một đêm tối như mực tự nhiên Nguyễn Kim thấy một ánh sáng đỏ. Ông lần bước đến phía ánh sáng đỏ tỏa ra thì mới biết ánh sáng đỏ ấy tỏa ra từ cặp mắt của Trịnh Kiểm trong lúc say ngủ. Ông biết Kiểm là dị nhân có tài quân sự thiên phú. Để mua chuộc sự trung thành của Trịnh Kiểm trong việc tạo thế lực riêng sau khi cuộc trùng hưng nhà Lê thành công, Nguyễn Kim gả con gái của ông là Ngọc Bảo (1) cho Trịnh Kiểm. Cuộc trùng hưng nhà Lê trên đà có kết quả tốt thì bỗng nhiên Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất thuốc độc chết sau khi ăn một trái dưa hấu (1545). Cái chết nầy tạo cho người nghiên cứ lịch sử nhiều nghi vấn. Đằng sau âm mưu của Dương Chấp Nhất là ai? họ Mạc? hay Trịnh Kiểm? Nghi vấn không có câu trả lời sáng tỏ, chỉ biết rằng sau khi Nguyễn Kim chết binh quyền của Nam Triều do con trai ông là Nguyễn Uông nắm giữ đúng theo thuyết chính danh (legitimacy). Trịnh Kiểm giết Nguyễn Uông để nắm binh quyền và khuynh đảo sân khấu chánh trị Nam Triều.

Nguyễn Hoàng (1524- 1613) là em của Nguyễn Uông. Sau khi Nguyễn Uông bị giết chết, Nguyễn Hoàng giả điên. Ông cho người ra Hải Dương tìm hiểu ý kiến của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình không trả lời trực tiếp câu hỏi của sứ giả của Nguyễn Hoàng mà chỉ một đàn kiến trên hòn non bộ và nói: " Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân.” Sứ giả trình lại với Nguyễn Hoàng. Ông hiểu được ý của Trạng Trình nên nhờ chị là bà Ngọc Bảo nói với Trịnh Kiểm cho ông vào trấn đất Thuận Quảng để khai thác, củng cố uy quyền cho nhà Lê và đóng thuế cho nhà Lê. Trịnh Kiểm đồng ý. Nếu Nguyễn Hoàng thành công thì uy thế của vua Lê và họ Trịnh bành trướng ở phương Nam. Nếu thất bại thì Nguyễn Hoàng phải gánh chịu và có thể bị quân Chiêm Thành giết chết.

Năm 1570 Trịnh Kiểm mất. Năm 1572 tướng nhà Mạc là Lập Bạo dùng đường biển vào đóng quân ở làng Hồ Xá và Lang Uyển trong tỉnh Quảng Trị. Lượng sức chưa đánh thắng nổi quân nhà Mạc, Nguyễn Hoàng nghĩ đến việc dùng mỹ nhân kế làm cho Lập Bạo xao lãng việc phòng bị rồi phục binh giết Lập Bạo! Người đẹp được dùng trong mỹ nhân kế này của Nguyễn Hoàng là Ngô thị tự Ngọc Lâm.

Trong thời gian 1558- 1593 Nguyễn Hoàng tỏ ra hàng phục vua Lê, Trịnh Kiểm và Trịnh Tùng bằng cách ra Đàng Ngoài chầu vua Lê và đóng thuế cho vua Lê (thực tế là đóng cho họ Trịnh) điều hoà. Lúc bấy giờ vua Lê còn ở Thanh Hoá.

Năm 1593 họ Mạc bị đánh bật ra khỏi Đông Đô. Người thực sự chiến thắng là Trịnh Tùng. Trịnh Tùng bắt đầu dòm ngó đến những thành quả mà cậu của ông, Nguyễn Hoàng, đã làm ra ở phía nam vĩ tuyến 18. Ông càng lo sợ và ganh tỵ thành tích đánh dẹp dư đảng họ Mạc của Nguyễn Hoàng nhân lúc ra miền Bắc chầu vua Lê và chào mừng chiến thắng. Nguyễn Hoàng không lo ngại vua Lê mà lo ngại Trịnh Tùng luôn luôn tìm cách giữ Nguyễn Hoàng ở lại trên đất Bắc. Năm 1600, viện lẽ đi dẹp loạn Phan Ngạn, Ngô Đình Hàm, Bùi Văn Khuê ở Nam Định, Nguyễn Hoàng dùng thuyền về Thuận Hoá trước sự căm tức của Trịnh Tùng. Trước tình thế nầy Nguyễn Hoàng có hai hướng giải quyết:

- Hướng thứ nhất: cầu hòa với Trịnh Tùng bằng cách gả con gái là Ngọc Tú cho con trai của Trịnh Tùng là Trịnh Tráng. Theo vai vế trong họ thì Ngọc Tú là dì của Trịnh Tráng. Dì trở thành vợ và cháu trở thành chồng.

- Hướng thứ hai: di chuyển về phía nam, chuẩn bị cuộc chiến tranh có thể xảy ra với họ Trịnh. Do đó nhu cầu nới rộng lãnh thổ về phía nam là chuyện chẳng đặng đừng dù gặp phải sự chống đối của Chiêm Thành. Đến năm 1611 Nguyễn Hoàng nới rộng lãnh thổ xuống tận Phú Yên.

Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên mất năm 1613.

Nguyễn Phúc Nguyên (1562- 1635), người con thứ sáu của Chúa Tiên, nắm quyền lãnh đạo ở Đàng Trong. Đó là Chúa Sãi. Chiến tranh Trịnh- Nguyễn diễn ra dưới thời Chúa Sãi. Quân họ Trịnh có dũng mãnh nhưng không thắng nổi quân của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Vì các Chúa Nguyễn đều đắc nhân tâm nên dân chúng Đàng Trong hết lòng chiến đấu để bảo vệ tự do, quyền sống, vùng 'Đất Hứa' và chánh quyền thuận lòng dân.

Trên bước đường Nam tiến để nới rộng lãnh thổ và tránh xa áp lực của họ Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa Sãi gả:

- công chúa Ngọc Vạn cho vua Cambodia là Chey Chetta II năm 1620. Vì cuộc hôn nhân này người Việt Nam đầu tiên bắt đầu đặt chân lên đất Mộ Xoài, Bà Rịa, trên lãnh thổ Thủy Chân Lạp (1623).

- công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm Thành là Po Rome (1627- 1651). Vua Po Rome (Bà Di theo ông Dohamide tức Đỗ Hải Minh, Đốc Sự Hành Chánh gốc người Chăm) say đắm sắc đẹp quyến rủ của bà nên bà bị các bà vợ Chăm khác ganh tỵ. Công chúa Ngoc Khoa giả bịnh. Không ngự y nào đoán biết là bịnh gì để chữa. Vua Po Rome rất nóng lòng trước bịnh tình của bà. Bà Ngọc Khoa cho biết bịnh của bà chỉ khỏi sau khi đốn thiêng mộc Kraik (2) bảo vệ nước Chiêm Thành. Các triều thần đều phản đối việc đốn cây Kraik. Nhưng vua Po Rome cương quyết phải đốn để Ngọc Khoa hết bịnh. Tương truyền rằng sau khi đốn cây Kraik thì vua Po Rome (biệt danh: Vua Mục Đồng) bị tử trận. Nước Chiêm Thành bị xóa trên bản đồ. Công chúa Ngọc Khoa trở về Quảng Trị.

Năm 1771 ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa dưới danh nghĩa chống sự lộng quyền của Quốc Phó Trương Phúc Loan chớ không trực tiếp chống chúa Nguyễn. Lợi dụng cuộc khởi nghĩa nầy quân họ Trịnh tiến chiếm Thuận Hoá (1774). Việt Nam đương nhiên có ba vùng ảnh hưởng chánh trị khác nhau:

1. từ Thuận Hoá trở ra là vùng kiểm soát của vua Lê và chúa Trịnh.

2. từ Quảng Nam đến các tỉnh miền nam Trung Bộ là vùng kiểm soát của nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu sau khi Nguyễn Huệ đánh bại danh tướng của họ Nguyễn là Tống Phước Hiệp ở Phú Yên (1775).

3. Đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long là vùng hoạt động của chúa Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1754- 1777).

Nguyễn Nhạc phá vỡ thế lưỡng đầu thọ địch bằng cách giả vờ thần phục quân họ Trịnh ở Thuận Hóa để mở những trận đánh nhằm diệt trừ phe chúa Nguyễn trên châu thổ Đồng Nai- Cửu Long. Nhờ thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn bốn lần đại thắng quân họ Nguyễn. Trong cuộc thảm sát năm 1777 ở Long Xuyên họ Nguyễn gần như bị giết sạch ngoại trừ một thanh niên 16 tuổi. Đó là Nguyễn Phúc Ánh. Ông sớm trở thành người chỉ huy quân sự ở tuổi vị thành niên. Nhờ đó ông có nhiều kinh nghiệm trong thuật sống và lãnh đạo với phương châm rất thông thường trong kiếp nhân sinh : Ơn đền, oán trả.

Vào thế kỷ XVIII xuất hiện Tam Hùng Gia Định (Gia Định ám chỉ Nam Bộ bây giờ). Đó là Đỗ Thanh Nhân, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh. Đỗ Thanh Nhân lập đảng Đông Sơn chống lại quân Tây Sơn. Ông giúp Nguyễn Phúc Ánh lập nhiều chiến công. Nguyễn Phúc Ánh (tức vua Gia Long sau nầy) nghi ngờ ông làm phản nên giết đi (1781). Võ Nhân, anh của Võ Tánh, không phục nên không theo phò Nguyễn Phúc Ánh nữa. Võ Tánh chiêu mộ người thành lập đạo quân Kiến Hòa chống lại Tây Sơn rất hữu hiệu nhưng chưa theo quân của họ Nguyễn. Năm 1788 Võ Tánh theo Chúa Nguyễn Phúc Ánh và được cưới em của Chúa Nguyễn Phúc Ánh là Ngọc Du. Đây là món quà tinh thần vô giá nuôi dưỡng sự hợp tác chân thành và lòng trung tín của Võ Tánh đối với Nguyễn Phúc Ánh. Chúa Nguyễn Phúc Ánh thành công viên mãn trong đường lối này. Võ Tánh chết một năm trước khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi tức là vua Gia Long (1802).

Vua Gia Long (1761- 1820- Vua: 1802- 1820), người khai sáng ra nhà Nguyễn, rất có cảm tình với cư dân trên đồng bằng sông Đồng Nai và Cửu Long. Từ vùng đất tân lập trù phú này họ Nguyễn đánh bại quân Tây Sơn, khôi phục lại quyền hành và thống nhất đất nước từ Gia Định đến Thăng Long như niên hiệu của nhà vua cho thấy. Các công thần nhà Nguyễn phần lớn là những người sinh trưởng trên châu thổ Đồng Nai và Cửu Long như Võ Tánh, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thoại (người gốc Quảng Nam nhưng sống ở miền Nam từ thuở nhỏ), Hồ Văn Vui hay Hồ Văn Bôi, Nguyễn Huỳnh Đức, Phạm Đăng Hưng v.v. Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng sau này) đều sinh ở Gia Định.

Trong thời kỳ nội chiến với nhà Tây Sơn, Chúa Nguyễn Phúc Ánh rất quí ông Huỳnh Tường Đức và cho ông đổi sang họ Nguyễn Đó là Nguyễn Huỳnh Đức (chữ lót Huỳnh gợi lại họ cũ của ông).

Nguyễn Huỳnh Đức (1748- 1819) bị quân Tây Sơn bắt năm 1783. Nguyễn Huệ mến tài ông nên không giết. Năm 1786 ông đi ra Bắc Hà cùng với quân Tây Sơn. Từ Nghệ An ông lẩn trốn sang Lào rồi sang Xiêm La tìm cách nối liên lạc với Chúa Nguyễn Phúc Ánh nhưng không được. Ông về Gia Định hợp lực với Chúa Nguyễn Phúc Ánh để đương đầu với quân Tây Sơn.

Quân Tây Sơn trên châu thổ Đồng Nai và Cửu Long bắt đầu suy yếu sau năm 1786. Sau chiến thắng Rạch Gầm trước quân Xiêm năm 1784 Nguyễn Huệ không còn vào Gia Định nữa. Nhà Tây Sơn rạn nứt khi Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bất hòa nhau về việc Nguyễn Huệ đem quân đánh Bắc Hà, lật đổ Chúa Trịnh Khải, mà không có lịnh của Nguyễn Nhạc (1786).

Khi vua Gia Long lên ngôi Nguyễn Huỳnh Đức được phong tước Công và Tiền Quân Đô Thống thay cho Nguyễn Văn Thành. Ông Nguyễn Huỳnh Đức có hai người con trai là rể của vua Gia Long:

- Nguyễn Huỳnh Toán cưới Công Chúa Thái Bình Ngọc Châu. Ông Nguyễn Huỳnh Toán thủ chức Phiêu Kỵ Vệ Uý.

- Nguyễn Huỳnh Thành cưới Công Chúa Định Hòa Ngọc Cơ. Nguyễn Huỳnh Thành thủ chức Khinh Kỵ Vệ Úy.

Vua Gia Long kết nghĩa thông gia với Thống Chế Hồ Văn Vui tức Hồ Văn Bôi gốc ở huyện Bình An, Biên Hòa. Thái tử Nguyễn Phúc Đảm (vua Minh Mạng sau này) cưới bà Hồ Thị Hoa, ái nữ của Thống Chế Hồ Văn Vui. Bà Hồ Thị Hoa sinh thái tử Nguyễn Phúc Miên Tôn (vua Thiệu Trị sau này) được 13 ngày thì mất (1807).

Vua Minh Mạng kết nghĩa thông gia với Quận Công Phạm Đăng Hưng (1764- 1825), Thượng Thơ Bộ Lễ, gốc ở Gò Công.

1. Ông Phạm Đăng Thuật (?- 1861), con của ông Phạm Đăng Hưng và bà vợ thứ tư là bà Trần Thị Hữu, kết hôn với Công Chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh (1824- 1892), ái nữ của vua Minh Mạng. Bà là nữ sĩ Nguyệt Đình.

2. Một ái nữ của Phạm Đăng Hưng và người vợ thứ nhất là bà Phạm Thị Du là Phạm Thị Hằng (1810- 1902) là dâu của vua Minh Mạng. Đó là hoàng hậu Từ Dũ, vợ của vua Thiệu Trị và mẹ của vua Tự Đức.

****
 
Như đã thấy vua Gia Long rất có cảm tình với dân chúng trên châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long.

Ba vua Minh Mạng (vua: 1820- 1840), Thiệu Trị (vua: 1840- 1848 tính theo dương lịch) và Bảo Đại (vua: 1925- 1945 thực sự cầm quyền năm 1932- 1945) đều có chánh thất gốc miền Nam.

Hôn nhân của vua Minh Mạng do vua Gia Long quyết định.

Hôn nhân của vua Thiệu Trị do vua Minh Mạng định đoạt.

Dư luận cho rằng người Pháp nhúng tay vào việc hôn nhân giữa vua Bảo Đại và Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào hay Nguyễn Hữu Thị Lan để vị vua trẻ tân học có một chánh sách cởi mở và có cái nhìn thân thiện với người Pháp và bao dung đạo Thiên Chúa hơn các tiền triều vào thế kỷ XIX.

Dư luận trên không hẳn là không đúng.

Từ năm 1884, khởi đầu từ vua Hàm Nghi trở về sau, người Pháp trực tiếp can dự vào việc phế lập các vua nhà Nguyễn. Vua Đồng Khánh lên ngôi thay thế em là vua Hàm Nghi bỏ kinh thành chạy ra Quảng Trị lãnh đạo Phong Trào Cần Vương chống Pháp (1885). Năm 1889 vua Đồng Khánh mất. Người được đưa lên ngôi là Bửu Lân (vua Thành Thái) chớ không phải hoàng tử Bửu Đảo, con của vua Đồng Khánh. Mãi đến khi vua Thành Thái rồi vua Duy Tân bị đầy sang đảo Réunion tuần tự vào các năm 1907 và 1916, Bửu Đảo mới được đưa lên ngôi tức là Vua Khải Định (1916- 1925). Người Pháp cần Việt Nam có vua trẻ, thụ động hơn là năng động. Vị vua ấy cần hiểu biết văn hóa Pháp hơn là nặng tinh thần Khổng Giáo.

Vua Đồng Khánh (1885- 1889) là vị vua Việt Nam đầu tiên học tiếng Pháp qua các ông Pétrus Trương Vĩnh Ký và Diệp Văn Cương.

Bảo Đại là vị vua Việt Nam đầu tiên học ở Pháp từ lúc 9 tuổi đến 19 tuổi (1922- 1932). Việc can dự của Pháp vào cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào có lợi cho họ và không có hại gì cho Việt Nam. Về tương quan giữa hai họ (hoàng triều: đàng trai và gia đình Nguyễn Hữu: đàng gái) ta có vài dữ kiện dưới đây:

- Gia sản của gia đình Nguyễn Hữu Hào lớn hơn gia sản hoàng triều.

- Cả hai người (Bảo Đại và Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào) đều thấu triệt văn hóa Tây Phương và cùng học ở Pháp về.

- Cả hai đều học và nói tiếng Pháp lúc ấu thời. Vua Bảo Đại học ở Pháp năm 09 tuổi; Hoàng Hậu Nam Phương học trường Pháp ở Sài Gòn rồi sang Pháp học năm 12 tuổi. Gia đình của bà có Pháp tịch. Tất cả đều có tên Pháp.

- Chị cả của Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào (Hoàng Hậu Nam Phương) là Marie Agnès Nguyễn Hữu Hào, gả cho con bá tước Georges Didelot là Pierre Jules François Didelot (1898- 1986) tức Bá Tước Didelot năm 1928.

- Hoàng gia Nguyễn Phúc chịu ảnh hưởng Khổng Giáo sâu đậm. Gia đình Pierre Nguyễn Hữu Hào và Philippe Lê Phát Đạt (ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) là những gia đình giàu có và sùng đạo Thiên Chúa. Ông Lê Phát Đạt (ông ngoại Nam Phương Hoàng Hậu) tức Huyện Sĩ xây nhà thờ Chợ Đũi tức nhà thờ Huyện Sĩ và nhà thờ Chí Hòa (Kỳ Hòa). Con ông là Lê Phát An xây nhà thờ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Gia Định. Ông Lê Phát An (cậu Nam Phương Hoàng Hậu) và Đốc Lý Đà Lạt (Thị trưởng) là Darles là người tạo sự gặp gỡ giữa Vua Bảo Đại và Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào trong một buổi tiếp tân Toàn Quyền Pierre Pasquier tại khách sạn Palace để tiến đến cuộc hôn nhân giữa hai người vào năm 1934.

Trong cuộc hôn nhân vương giả này vua Bảo Đại không nắm thế thượng phong khiến cho hoàng tộc ở Huế không hài lòng:

- Vua Bảo Đại không phải theo đạo Thiên Chúa khi cưới Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào (Nam Phương Hoàng Hậu sau này).

- Vua Bảo Đại phải phong hoàng hậu cho Marie Thérèse Nguyễn Hữu Hào theo lời yêu cầu của nhạc phụ của nhà vua như điều kiện tiên quyết để gả con.

- Các con của Vua Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương đều theo đạo Thiên Chúa.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

_________________

Chú Thích

(1) Điều đáng chú ý là nữ phái của đại gia đình họ Nguyễn và các đại gia tộc xưa đều mang chữ lót NGỌC. Nam phái từ Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) cho đến các vua nhà Nguyễn sau này đều mang chữ lót PHÚC.

(2) Có tài liệu ghi thiêng mộc Kraik là cây căm xe Xylia xylocarpa thuộc gia đình Mimosaceae (Xyla: gỗ cứng; xylocarpa: trái có vỏ cứng- Hy Lạp ngữ). Có tài liệu ghi thiêng mộc Kraik là cây vấp (như Gò Vấp, Gia Định) mang tên khoa học Mesua stylosa thuộc gia đình Clusiaceae. Cả hai loại cây này đều có gỗ cứng, gốc ở Nam Á và Đông Nam Á và có công dụng trị liệu cao. Tên gọi thường của căm xe và cây vấp (do đó có địa danh Gò Vấp) là:
Quốc Gia
Cây Căm Xe
Cây Vấp
Việt Nam
căm xe
Vấp
Khmer
Kram-sar
Bos neak
Ấn Độ
Irul
nag Champa, nagkesa
Mã Lai
Penaga (naga: con rắn)
Java
nagasari
Anh
Burma ironwood
Ceylon ironwood; cobra saffron

 
Trang Phạm Đình Lân
art2all.net
Người đăng: Ng duc Phan vào lúc 21:38 Không có nhận xét nào:

Political marriages in the Vietnam history -David Lan Pham

Political marriages in the Vietnam history
Cac ban than,
Than goi cac than huu bai viet hoi nhieu tuoi ve Viet Nam doc de on tri nho.
Van su lanh 
Than
phamdinhlan (david)

Ghi chu:
  1. so 9 phan Ngoc Khoa  xin chua His two Chain wives thanh CHAM
  2. footnote # 3: chu sua dung:  HEMOPTYSIS (chung ho ra mau)



From: David Pham <davidlanpham@me.com>
Sent: Monday, June 11, 2018 5:25 PM
To: David Pham
Subject: davidlanpham_politicalmarriages
 


http://www.caidinh.com/Archiefpagina/Cultuurmaatschappij/politicalmarriages.htm
davidlanpham_politicalmarriages - caidinh.com
www.caidinh.com
Political marriages in the Vietnam history . All the marriages have their own purposes. The most important purpose is to perpetuate the lineage.


davidlanpham_politicalmarriages

David Lan Pham

Political marriages in the Vietnam history
All the marriages have their own purposes. The most important purpose is to perpetuate the lineage. The other purposes are possibly social, economic and political. In the following pages I am going to talk about political marriages in the Vietnam history.
1.- My Chau – Chao Zhong-shui
My Chau and Chao Zhong-shui's marriage was not only a political marriage but also an international and inter-racial one. Chao Zhong-shui was Chao To's son. He was from Nan Hai, i.e. present Guangdong while My Chau was daughter of An Duong Vuong, king of Au Lac. This marriage was purely political for it came from Chao To's political scheme aiming at turning his son into a spy keeping his eyes on the magic arbalest which turned his invasion of Au Lac cloudy.
King An Duong Vuong hoped this alliance by marriage with the Chao re-­established peace between Au Lac and Nan Hai.
In the attempt to invade Au Lac, Chao To ordered his son to spy on the magic arbalest and military potential of Au Lac. In 207 B.C. he succeeded in defeating king An Duong Vuong. My Chau was killed by her father, king An Duong Vuong, for letting Chao Zhong-shui know the secret weapon of Au Lac. King An Duong Vuong killed himself by jumping into the sea. Chao Zhong-shui killed himself by jumping into a well after he found My Chau's body. The end of this political marriage was tragic.
2.- Cao Nuong – Nha Lang
Trieu Quang Phuc was a brilliant general serving king Ly Nam De born Ly Bon. Defeated by the Chinese troops under general Chen Pa-sien, king Ly Nam De gave the military command to Trieu Quang Phuc. As for the king, he had a hidden life at the Khuat Lieu cave where he died in 548. Learning of Ly Nam De's death, Trieu Quang Phuc proclaimed himself king Trieu Viet Vuong. He led the anti-Leang resistance in Da Trach, a swampy area in Hung Yen province. The resistance was difficult due to food shortage. The final victory belonged to Trieu Quang Phuc when he took control of Long Bien (1). At that time the Leang was busy with the revolt led by Hao Jin in China.
A dispute of power erupted between Trieu Quang Phuc and Ly Nam De's descendants. In remembrance of Ly Nam De, king Trieu Viet Vuong conceded some lands to Ly Phat Tu and married his daughter Cao Nuong to Nha Lang, Ly Phat Tu's son. Generals Truong Hat and Truong Hong protested the land concession and the union between Cao Nuong and Nha Lang. They realized that power and territory are indivisible. King Trieu Viet Vuong carried out his line in the hope of bringing peace to both sides by using the alliance by marriage with Ly Phat Tu. Lacking vigilance king Trieu Viet Vuong was defeated by Ly Phat Tu. He killed himself by jumping into the Dai Nha River, Nam Dinh province.
This story was similar to that of king An Duong Vuong, who was given a toe nail by Than Kim Qui (Gold Turtle God). It was said that Trieu Quang Phuc was invincible thanks to the toe nail given by Chu Dong Tu. Cao Nuong and Nha Lang remind us of My Chau and Chao Zhong-shui. King An Duong Vuong's death was similar to that of king Trieu Viet Vuong. The former jumped into the sea. The latter jumped into the river. These two political marriages teach us political vigilance for politics never respects any ethical rules. Sometimes it shows itself inhuman and heartless.
3.- Prince Sam – Beautiful Lady of the Tran
Prince Sam fled to Hai Ap, Luu Gia village (Luu Xa), Nam Dinh province, when Quach Boc took control of Thang Long in 1208. Tran Ly sheltered him. Tran Ly had a beautiful daughter. Prince Sam fell in love with her, and married her.
Tran Ly was a rich fisherman in Nam Dinh. He recruited militia to expel Quach Boc's troops from the capital. The royal army was incapable of containing Quach Boc's troops. King Ly Cao Ton fled to the North while prince Sam fled to the coastal area. In 1211 prince Sam was enthroned. It was king Ly Hue Ton. Tran Ly's daughter became queen.
Tran Ly was killed by the pirates before the enthronement of prince Sam. An uncle of queen Tran was granted the nobility title by the king. Tran Ly's son, Tran Tu Khanh, commanded the army. Another son of Tran Ly, Tan Thua, was chancellor. A cousin of queen Tran, Tran Thu Do, was Generalissimo.
Scared of the entourage of Tran in the capital the queen mother pressured king Ly Hue Ton to divorce queen Tran. The king refused without knowing that he was surrounded by the members of the Tran.The king was an alcoholic addict. He had mental health problems. He had no son but two daughters. Queen Tran committed adultery with her cousin Tran Thu Do. These were the signs of the collapse of the Ly dynasty.
4.- Princess Chieu Thanh – Tran Canh
Tran Canh was son of Tran Thua and grand son of Tran Ly. Princess Chieu Thanh born Phat Kim was daughter of king Ly Chieu Ton and queen Tran, who was daughter of Tran Ly.
In 1224 king Ly Hue Ton resigned. Chieu Thanh was enthroned at the age of 7. It was queen Ly Chieu Hoang (1224- 1225).
Tran Thu Do committed adultery with queen Tran. He let Tran Canh marry Ly Chieu Hoang when both of them were 7 years of age. It was a purely political marriage marking a bloodless and unarmed coup d' état aiming at a smooth transfer of kingship from the Ly to the Tran. The Tran dynasty had no founder. Tran Canh was the first king of the Tran at the age of 8 (1225). His reign title was Tran Thai Ton. Tran Thu Do manoeuvred usurpation. He was the true architect of the Tran dynasty. He strengthened it by using any cruel and immoral means. The strange thing was that he did not think of the throne. It was his strong point which was an exception in political life.
5.- Huyen Tran- Jaya Simhavarmann III
Princess Huyen Tran was daughter of king Tran Nhan Ton. After resignation Tran Nhan Ton became thai thuong hoang (king's father, who had real power to solve national affairs). During a visit to Champa Tran Nhan Ton promised to marry princess Huyen Tran to the Cham king, Jaya Simhavarman III (Che Man).
The king of Champa offered O and Ri districts (present Quang Tri and Thua Thien) as wedding gifts. From 1306 on these areas belonged to Dai Viet. Huyen Tran became queenParamecvari. The next year king Jaya Simhavarman III died and was cremated. According to the Cham custom, the queen must be burned at the stake. King Tran Anh Ton, Huyen Tran's brother, sent general Tran Khac Chung to Vijaya (Qui Nhon) to express his condolence to the Cham kingdom, and to saved Huyen Tran from the stake. Tran Khac Chung accomplished his mission perfectly. Huyen Tran was saved and returned safely to Thanh Long.
This international and inter-racial marriage led to the expansion of Dai Viet to the South. As for princess Huyen Tran, she was surrounded by whispers. The public opinions were divisive when learning of this Viet-Cham marriage. The following verses were spread:
What a pity! Poor M..., and poor M... climb 
The cinnamon tree in the heart of the forest.
The Thang Long Court spread the following verses to explain the importance of this political marriage:
The O and Ri districts are some thousand miles long. 
How much is Huyen Tran worth?
A rumor circulated that Huyen Tran's complexion was dark. In Sino-Vietnamese huyen means `black'. Was it the reason to justify the then political line of the Tran?
Saved by general Tran Khac Chung from the stake Huyen Tran faced another rumor summarized in the following verses:
What a pity! The grain of snow-white rice 
Is washed in muddy water and cooked with the straw flame.
6.- Alliance by Marriage between Le Quy Ly and Tran Nguyen Dan
Le Quy Ly had two aunts, who were concubines of king Tran Minh Ton. One of them was mother of king Tran Nghe Ton (1370- 1372). The other was mother of king Tran Due Ton (1372- 1377). One cousin of Le Quy Ly was queen under the reign of Tran Due Ton. These details showed why Le Quy Ly played an important role in the late 14 th century in Thang Long. When his position was well consolidated he thought of usurpation.
Le Quy Ly's abuse of power scared Tran Nguyen Dan, a courtier and member of the royal family. On the one side he resigned to show his passive hostility to Le Quy Ly. On the other side he made alliance by marriage with Le Quy Ly, who was going to change his name to Ho Qui Ly in 1400.
After Le Quy Ly ordered the killing of king Tran Thuan Ton, he could not hide his thirst for the throne. Tran Nguyen Hang and Tran Khat Chan staged a coup to get rid of him. The coup failed. Three hundred and seventy members of the Tran were executed except for those of Tran Nguyen Dan's family.
7.- Ngoc Bao – Trinh Kiem
Ngoc Bao was daughter of Nguyen Kim, marquis and general under the Later Le. In 1527 Mac Dang Dung came to the throne after forcing king Le Cung Hoang and the queen to take poison. Nguyen Kim fled to Thanh Hoa to recruit militias to fight the Mac to restore the Later Le.
Trinh Kiem was a needy orphan earning his living by tending horses. He joined Nguyen Kim to restore the Later Le. The Le supporters lived in Laos. It was said that, one night, Nguyen Kim saw two red spots in the darkness. Approaching near the red spots he found out the red light came from Trinh Kiem's eyes while he was sleeping. Nguyen Kim did know that Trinh Kiem was an extraordinary man.
Trinh Kiem was a gifted military commander. Nguyen Kim trusted him and married Ngoc Bao to him. It was a marriage between a lady from the nobility family and a needy orphan. We cannot compare this married couple to Chu Dong Tu and princess Tien Dung in their predestined union. I cannot say that the union between Ngoc Bao and Trinh Kiem was based on the concept of social equality in feudal society, either. Nguyen Kim used this marriage to buy Trinh Kiem's enthusiasm and loyalty. Later Lord Nguyen Phuc Anh followed Nguyen Kim's path when marrying his sister Ngoc Du to Vo Tanh. These marriages had the same political purpose.
In 1545 Nguyen Kim was poisoned by Duong Chap Nhat, a defected general of the Mac, after eating a poisoned water melon. Trinh Kiem replaced Nguyen Kim to command the pro-Le army. We do not know for sure who was the true conspirator of this poisoning.We do not have any information about the fate of Duong Chap Nhat, either. Historic documents told us about Trinh Kiem killing Nguyen Uong, Nguyen Kim's son. Nguyen Hoang was very scared. He asked his sister Ngoc Bao to tell Trinh Kiem to allow him to cross the Hoanh Son Ranges to exploit lands- and to pay taxes to the Le.
Trinh Kiem was the ancestor of Lords Trinh whose despotic regime lasted from the 16 th to the 18 th century. The lords were not kings but they were more powerful than the kings.They decided the enthronement, dethronement or killing of the kings of the Restored Le.
8.- Ngoc Tu – Trinh Trang
Ngoc Tu was daughter of Nguyen Hoang or Lord Tien.
Trinh Trang was son of Lord Trinh Tung.
Trinh Tung was the first Lord of the Trinh after the Mac were expelled from Dong Do (Thang Long - Ha Noi) in 1593. He was son of Trinh Kiem and Ngoc Bao. Nguyen Hoang was his uncle.
In order to dissipate Trinh Tung's suspicion on the fast growth and development of Dang Trong which became a new center of power in reality, Nguyen Hoang did not hesitate to marry his daughter Ngoc Tu to Trinh Trang, son of Trinh Tung. According to the family hierarchy, Ngoc Tu was Trinh Trang's aunt!
Nguyen Hoang developed Dang Trong socially, economically and militarily in showing his submission to the Le and the Trinh. His flexibility derived from the military inferiority of Dang Trong to Dang Ngoai. After his death Lord Sai Nguyen Phuc Nguyen (1613- 1635) did not recognize suzerainty of the Le and the Trinh by refusing to pay taxes to Dang Ngoai. The Trinh - Nguyen war broke out in 1627.
9.- Ngoc Van – Chey Chetta II 
Ngoc Khoa – Po Rome
a. Ngoc Van was daughter of Lord Sai Nguyen Phuc Nguyen, who was a lucid, firm, and capable leader whose popularity was undeniable. He placed Dao Duy Tu in an important position, contained the fierce attacks from the Trinh effectively, carried out territorial expansion to the South. Resort to political marriages was one of his plans of territorial expansion. Lord Sai married Ngoc Van to Chey Chetta II, king of Chenla (Cambodia) in 1620. Ngoc Van became queen Somdach Prea Peaccacyo - dey Preavoreac Ksattrey. Due to her influence the early Vietnamese settled in Mo Xoai, Ba Ria, in 1623.
b. Another daughter of Lord Sai, Ngoc Khoa, was married to Po-Rome (1627 - 1651), king of Champa. The latter was seduced by Ngoc Khoa's beauty and charms. His two Chain wives were jealous of Ngoc Khoa, who claimed to fall sick. All the royal physicians were reduced into inaction. Ngoc Khoa told king Po-Rome that she would get better if the king agreed to cut down the sacred tree (3). The king listened to her. On his orders, the sacred tree was cut down. Right after that Po-Rome was killed in the battlefield. Ngoc Khoa returned to Quang Tri.
King Po- Rome married Ngoc Khoa in 1631, i.e. 4 years after the eruption of the civil war.
10.- Tran Duc Hoa's Daughter – Dao Duy Tu
Dao Duy Tu was originally from Thanh Hoa. Son of an actor he could not participate in the triennial contests to get promotion like the other students. He left Dang Ngoai for Dang Trong. He tended water buffaloes in Tung Chau hamlet, Hoai Nhan prefecture, Qui Nhon province.
One day, coming home from the prairie with the water buffaloes, he heard his boss' friends speaking of politics. He stopped, listened to their arguments, and shared his opinions with them. Many of his boss' friends were displeased with his impoliteness for he was a needy herdsman. Some of them allowed him to express his opinions. His knowledge surprised his boss' friend. His boss Tran Duc Hoa was very proud of him. He married his daughter to him. On his recommendation Lord Sai offered Dao Duy Tu an important position. On Dao Duy Tu's initiative Lord Sai built the Dong Hoi and Truong Duc Ramparts. Dao Duy Tu died in 1634.
He was granted the highest posthumous nobility title by king Minh Mang.
Tran Duc Hoa was an intelligent man when choosing a good husband for his daughter. Lord Sai was lucid, democratic, effective and popular when placing the true talented man in the right place regardless of his social class.
11.- Souligna Vongsa – King Le Than Ton's Daughter 
Ong Lo – Lord Trinh Trang's Daughter
King Souligna Vongsa (1637 - 1694) of Laos married a Vietnamese princess, daughter of king Le Than Ton (1649 - 1662). Another Laotian king Ong Lo married the daughter of Lord Trinh Trang (1623 - 1657). These international and inter- racial marriages had their political earmarks.
The Nguyen implemented territorial expansion to the South. The Trinh lost some mountainous villages to the Chinese in the North. They sought to gain some lands in the West. The international and inter-racial marriages helped them distinguish Vietnamese soil from Laotian soil through the shape of houses. Laos recognizes Vietnamese suzerainty and paid tribute every three years.
In the 20 th century the leader of Pathet Lao, prince Souphanouvong, a half- brother of prince Phouma, leaned toward Ha Noi for his wife was a Nha Trang native.
12. Ngoc Han- Nguyen Hue
Ngoc Han was daughter of king Le Hien Ton (1740 - 1786).
In 1786 Nguyen Hue and the Tay Son troops crossed the Gianh River to put an end to the shogunal regime headed by the Trinh in Bac Ha in two centuries. The young and invincible hero had an audience with king Le Hien Ton, who was seriously ill. He told the king that the presence of the Tay Son troops in Bac Ha. aimed at getting rid of the Trinh. Nguyen Hue promised not to touch either an inch of land of the Le or their kingship. King Le Hien Ton was happy to hear that promise.
Nguyen Huu Chinh urged Nguyen Hue to marry princess Ngoc Han. The wedding ceremony took place in Thang Long. At that time Nguyen Hue was 34 years old. Princess Ngoc Han was only 16 years of age. The married couple reminds us of French emperor Napoleon I and Austrian princess Marie Louise. The beautiful princess got married to the young hero from the farming class in a remote hamlet of Qui Nhon province. It was a gift king Le Hien Ton gave to Nguyen Hue as a compensation for his military victory leading to the total collapse of the Trinh. This marriage seemed to be a political alliance between the Le and the Tay Son, who scared the supporters of the Trinh.
13.- Ngoc Du – Vo Tanh
Lord Nguyen Phuc Anh (future king Gia Long) followed the path of Nguyen Kim and Lord Sai Nguyen Phuc Nguyen when using political marriages to buy talented generals' loyalty.
Ngoc Du was Nguyen Phuc Anh's younger sister.
Vo Tanh was a peasant from Bien Hoa. He recruited militias to confront the Tay Son before he joined the Nguyen. Do Thanh Nha, Chau Van Tiep and Vo Tanh were Three Heroes of Gia Dinh (5) in the 18 th century. In 1780 Do Thanh Nhan was killed by Nguyen Phuc Anh, Vo Tanh's brother, Vo Nhan, left the Nguyen. Vo Tanh remained loyal to Nguyen Phuc Anh. He had many military exploits during the civil war between the Nguyen and the Tay Son. In 1801 the Tay Son under generals Tran Quang Dieu and Vo Van Dung re-captured the Qui Nhon citadel. Vo Tanh and Ngo Tung Chau killed themselves.
14.- Nguyen Nhac's Daughter – Vu Van Nham
Vu Van Nham was a general of the Nguyen captured by the Tay Son. Appreciating his military talents, Nguyen Nhac married his daughter to him to buy his loyalty. Vu Van Nham had no choice. Pleasing the leader of the Tay Son he had a beautiful wife, who became princess after Nguyen Nhac proclaimed himself king (Tay Son Vuong) in 1776. If he refused Nguyen Nhac's suggestions he would be imprisoned or executed. In 1778 Nguyen Nhac proclaimed himself emperor (emperor Thai Duc), Vu Van Nham became pho ma (son-in-law of the emperor).
Nguyen Nhac and Nguyen Hue disagreed with each other after Nguyen Hue launched attacks on the Trinh in Bac Ha without Nguyen Nhac's orders. The fall of the shogunal regime in Bac Ha consolidated Nguyen Hue's prestige and reputation. Nguyen Hue was a hero in the battefields. He was also a hero in the heart of princess Ngoc Han.
After the Tay Son troops left Bac Ha, the partisans of the Trinh re-appeared to re-establish the shogunal regime. King Le Hien Ton died. His successor was Le Chieu Thong, who was young and incapable. He asked Nguyen Huu Chinh to help the Le crush the partisans of the Trinh. Nguyen Huu Chinh was appointed governor of Nghe An by the Tay Son. King Le Hien Ton conceded Nghe An to the Tay Son as a compensation for their victory over the Trinh. Nguyen Huu Chinh defeated Trinh Bong. It was his turn to eclipse king Le Chieu Thong. He carried out his kingly dream. The Northerners hated him. His stern policies made him more unpopular in Bac Ha. Nguyen Hue sent general Vu Van Nham to Bac Ha to get rid of Nguyen Huu Chinh. This nomination aimed at knowing Vu Van Nham's political ambitions after defeating Nguyen Huu Chinh in Bac Ha. Would he be a vice-roy in Bac Ha like Nguyen Huu Chinh? Would he be loyal to Nguyen Nhac? Would he turn to the Nguyen in the South?
In fact, there was no difference between Nguyen Huu Chinh and Vu Van Nham, who tried to establish secret connections with the Nguyen. Nguyen Hue and his body guards left Phu Xuan for Bac Ha. Vu Van Nham was killed.
15.- Nguyen Nhac's Daughter – Prince Duong
In 1775 the Trinh captured Phu Xuan. Lord Dinh Vuong Nguyen Phuc Thuan fled to Quang Nam. Pressured by the Tay Son he fled to the Dong Nai River delta. Prince Duong (Nguyen Phuc Duong) was left in Quang Nam where he was detained by the Tay Son. Nguyen Nhac wished to use him as a political chess to clarify the good cause of his revolt aiming at overthrowing regent Truong Phuc Loan without touching the Nguyen. An intelligent man Nguyen Nhac realized that the people in Nam Ha paid gratitude and respect to the Nguyen. Nguyen Nhac turned prince Duong into his son-in-law to show that he sided prince Duong to fight cruel and corrupt regent Truong Phuc Loan, who changed Lord Vo Vuong Nguyen Phuc Khoat's testament by supporting Nguyen Phuc Thuan, 11, to take power.
I was no doubt that prince Duong was unhappy with the ‘political'spouse offered by Nguyen Nhac, who, in his eyes, had been a tax collector and a gambler. In 1776 prince Duong and Ly Tai, a Chinese playing an important role in the revolt of 1771, fled to Gia Dinh. The next year all the members of Lord Dinh Vuong's family were massacred in Long Xuyen except for Nguyen Phuc Anh. Prince Duong was killed (5).
16.- Thai Binh Ngoc Chau – Nguyen Huynh Toan 
Dinh Hoa Ngoc Co – Nguyen Huynh Thanh
Nguyen Huynh Duc born Huynh Tuong Duc was a famous general of the Nguyen during the civil war. He was loyal to Lord Nguyen Phuc Anh. Therefore he was trusted by the latter, who allowed him to change his last name to Nguyen. He used Huynh as his middle name to remind himself of his initial last name.
King Gia Long trusted Nguyen Huynh Duc, who received the highest nobility title, and held important positions. All of his four sons were important persons under the Nguyen. Two of them were pho ma (sons-in-law of king Gia Long).
Nguyen Huynh Toan married princess Thai Binh Ngoc Chau (7). Nguyen Huynh Thanh married princess Dinh Hoa Ngoc Co.
17.- Bao Dai – Marie Therese Nguyen Huu Hao
Bao Dai was the first king of the Nguyen educated by the French in France. He studied in France from 1922 to 1932. In 1922 he was 9 years of age. Returning to Hue by boat he met Marie Therese Nguyen Huu Hao, a beautiful, charming, virtuous and French-educated lady born into a Catholic, wealthy, and naturalise family. Her grand father was Philippe Le Phat Dat (huyen Si), one of the four wealthiest men in Cochinchina in the late 19 th century and the early 20th century.
The French wished Bao Dai to marry Marie Therese Nguyen Huu Hao. Such a marriage would help Bao Dai change his ancestors' political view towards France and the Catholic Church. His predecessors were Francophobe and anti-Catholic. Unlike them, Bao Dai did not hate either the French or the Catholic Church for he was educated in France under the guidance of Mr. Charles, a former official of the French colonial government in Indochina. Bao Dai went farther when he did not observe the tam bat lap principle (three non-creations principle) (8) promoted by king Gia Long.
From 1885 to 1945 all the Vietnamese kings were powerless. In the eyes of the French government, king Bao Dai was only a high ranking civil servant with generous pay and benefits. King Bao Dai was not baptized to marry Marie Therese Nguyen Huu Hao or Nguyen Huu Thi Lan. He was before his death in Paris in 1997.
Marie Therese Nguyen Huu Hao became Queen Nam Phuong.
In 1945 king Bao Dai appointed Tran Trong Kim prime minister. In 1949 Bao Dai returned to Vietnam to lead the national government as chief of state and prime minister. In the 1950s he appointed Nguyen Phan Long, Tran Van Huu, Nguyen Van Tam, Buu Loc, Ngo Dinh Diem prime ministers of the national government. In 1955 he was deposed by prime minister Ngo Dinh Diem in a referendum.
David Lan Pham (Pham Dinh Lan), F.A.B.I.
__________________
(1) In Bac Ninh province.
(2) "huyền" means ‘black'. People linked this word (huyền: black; ebony) to Huyền Trân's complexion. This argument was not solid. The king of Champa could not concede the O and Ri districts to Dai Viet to marry a black princess.
(3) The Vietnamese call this sacred tree ‘cây cǎm xe'. Its scientific name is Xylia dolabrigormis. The bark of this tree is used to prepare hemoprysis medicine.
(4) In the second half of the 17 th century Champa was present Southern Trung Bo. This region was called Panduranga consisting of Phan Rang, Phan Ri, Phan Thiet. The three 'Phan ' are the most arid area in Vietnam.
(5) Ly Tai was a Chinese, who had active contributions to the Tay Son. In 1776 Ly Tai and prince Nguyen Phuc Duong fled to Gia Dinh. Do Thanh Nhan disliked Ly Tai, who asked Lord Dinh Vuong Nguyen Phuc Thuan to resign to be replaced by prince Nguyen Phuc Duong. In 1777 Do Thanh Nhan killed Ly Tai in Tam Phu, Dinh Tuong province. Lord Dinh Vuong and all the members of his family were massacred by the Tay Son in Long Xuyen in 1777. Only Nguyen Phuc Anh survived. Would Do Thanh Nhan kill Ly Tai and prince Duong? Was it the reason why Nguyen Phuc Anh killed Do Thanh Nhan?
(6) Nguyen Huynh Toan, Nguyen Huynh Thanh, Nguyen Huynh Nhien, and Nguyen Huynh Thoa.
(7) Princesses of Lords and Kings Nguyen had ‘Ngoc' as their middle names.
(8) Tam Bat Lap (Three Non- Creations Principle): 1. No ‘trang nguyen ' (1 st - ranked laureate of the doctoral contest) 2. No queen 3. No chancellor.

Cái Đình - 2008 .   
Người đăng: Ng duc Phan vào lúc 06:05 Không có nhận xét nào:
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ►  2023 (1)
    • ►  tháng 9 (1)
  • ►  2019 (19)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 3 (3)
    • ►  tháng 2 (14)
    • ►  tháng 1 (1)
  • ▼  2018 (60)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (3)
    • ►  tháng 9 (1)
    • ►  tháng 8 (6)
    • ►  tháng 7 (5)
    • ▼  tháng 6 (4)
      • CHUYỆN THIẾU THỪA
      • HỌ NGUYỄN VÀ HÔN NHÂN CHÁNH TRỊ PHẠM ĐÌNH LÂN, ...
      • Political marriages in the Vietnam history -David...
      • BAN TIN THAN HUU SO 112- 2018 CHU TRUONG:...
    • ►  tháng 5 (6)
    • ►  tháng 4 (8)
    • ►  tháng 3 (9)
    • ►  tháng 2 (8)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2017 (81)
    • ►  tháng 12 (5)
    • ►  tháng 11 (7)
    • ►  tháng 10 (7)
    • ►  tháng 9 (5)
    • ►  tháng 8 (6)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (6)
    • ►  tháng 5 (8)
    • ►  tháng 4 (8)
    • ►  tháng 3 (8)
    • ►  tháng 2 (8)
    • ►  tháng 1 (10)
  • ►  2016 (104)
    • ►  tháng 12 (6)
    • ►  tháng 11 (8)
    • ►  tháng 10 (7)
    • ►  tháng 9 (7)
    • ►  tháng 8 (11)
    • ►  tháng 7 (5)
    • ►  tháng 6 (4)
    • ►  tháng 5 (10)
    • ►  tháng 4 (9)
    • ►  tháng 3 (11)
    • ►  tháng 2 (13)
    • ►  tháng 1 (13)
  • ►  2015 (79)
    • ►  tháng 12 (11)
    • ►  tháng 11 (16)
    • ►  tháng 10 (14)
    • ►  tháng 9 (13)
    • ►  tháng 8 (10)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (5)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ►  tháng 2 (1)
    • ►  tháng 1 (3)
  • ►  2014 (5)
    • ►  tháng 11 (2)
    • ►  tháng 6 (1)
    • ►  tháng 3 (2)
  • ►  2013 (9)
    • ►  tháng 8 (4)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 2 (3)
  • ►  2012 (9)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (5)
  • ►  2011 (3)
    • ►  tháng 3 (2)
    • ►  tháng 2 (1)
  • ►  2007 (2)
    • ►  tháng 8 (2)
  • ►  2000 (1)
    • ►  tháng 7 (1)
Chủ đề Cửa sổ hình ảnh. Được tạo bởi Blogger.

Lưu trữ Blog

  • ►  2023 (1)
    • ►  tháng 9 (1)
  • ►  2019 (19)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 3 (3)
    • ►  tháng 2 (14)
    • ►  tháng 1 (1)
  • ▼  2018 (60)
    • ►  tháng 12 (2)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (3)
    • ►  tháng 9 (1)
    • ►  tháng 8 (6)
    • ►  tháng 7 (5)
    • ▼  tháng 6 (4)
      • CHUYỆN THIẾU THỪA
      • HỌ NGUYỄN VÀ HÔN NHÂN CHÁNH TRỊ PHẠM ĐÌNH LÂN, ...
      • Political marriages in the Vietnam history -David...
      • BAN TIN THAN HUU SO 112- 2018 CHU TRUONG:...
    • ►  tháng 5 (6)
    • ►  tháng 4 (8)
    • ►  tháng 3 (9)
    • ►  tháng 2 (8)
    • ►  tháng 1 (4)
  • ►  2017 (81)
    • ►  tháng 12 (5)
    • ►  tháng 11 (7)
    • ►  tháng 10 (7)
    • ►  tháng 9 (5)
    • ►  tháng 8 (6)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (6)
    • ►  tháng 5 (8)
    • ►  tháng 4 (8)
    • ►  tháng 3 (8)
    • ►  tháng 2 (8)
    • ►  tháng 1 (10)
  • ►  2016 (104)
    • ►  tháng 12 (6)
    • ►  tháng 11 (8)
    • ►  tháng 10 (7)
    • ►  tháng 9 (7)
    • ►  tháng 8 (11)
    • ►  tháng 7 (5)
    • ►  tháng 6 (4)
    • ►  tháng 5 (10)
    • ►  tháng 4 (9)
    • ►  tháng 3 (11)
    • ►  tháng 2 (13)
    • ►  tháng 1 (13)
  • ►  2015 (79)
    • ►  tháng 12 (11)
    • ►  tháng 11 (16)
    • ►  tháng 10 (14)
    • ►  tháng 9 (13)
    • ►  tháng 8 (10)
    • ►  tháng 7 (3)
    • ►  tháng 6 (5)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ►  tháng 2 (1)
    • ►  tháng 1 (3)
  • ►  2014 (5)
    • ►  tháng 11 (2)
    • ►  tháng 6 (1)
    • ►  tháng 3 (2)
  • ►  2013 (9)
    • ►  tháng 8 (4)
    • ►  tháng 5 (1)
    • ►  tháng 4 (1)
    • ►  tháng 2 (3)
  • ►  2012 (9)
    • ►  tháng 11 (4)
    • ►  tháng 10 (5)
  • ►  2011 (3)
    • ►  tháng 3 (2)
    • ►  tháng 2 (1)
  • ►  2007 (2)
    • ►  tháng 8 (2)
  • ►  2000 (1)
    • ►  tháng 7 (1)